Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Tuyên phạt Huỳnh Thục Vy 2 năm 9 tháng tù giam về tội ‘xúc phạm Quốc kỳ’

Chiều 30/11, Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985, trú tại tổ dân phố Hợp Thành 2, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ vì tội “xúc phạm Quốc kỳ” theo quy định tại Điều 276-Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Tại phiên tòa, Huỳnh Thục Vy xin phép ngồi nghe xử án vì lý do sức khỏe.
Vụ án được xét xử theo Điều 276 – Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 vì thời điểm Huỳnh Thục Vy vi phạm là thời điểm trước khi Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2015 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2018.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Buôn Hồ, do ý thức coi thường pháp luật của Nhà nước, vào lúc 11 giờ ngày 1/9/2017, tại Tổ dân phố Tân Hà 2, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, bị can Huỳnh Thục Vy điều khiển xe mô tô hiệu Suzuki Revo màu đen, biển số 59T1.226.00 lưu thông trên đường Hồ Chí Minh, đến trước số nhà 1222 đường Hùng Vương, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ.
Tại đây Vy một tay cầm lá cờ, một tay dùng bình sơn mi ni xịt sơn màu trắng lên chính giữa ngôi sao của 2 lá cờ Tổ quốc do UBND phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ cắm trước số nhà 1222 và 1224, đường Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9/2017.
Sau khi xịt sơn, Vy lấy điện thoại di động chụp hình Vy cùng hai lá cờ bị xịt sơn rồi điều khiển xe máy về nhà, trên đường đi về Vy đã vứt bỏ bình sơn vào thùng rác bên đường.
Đến 12 giờ 16 phút cùng ngày 1/9/2017, Vy đăng hình ảnh chụp với hai lá cờ Tổ quốc bị xịt sơn lên mạng xã hội Facebook và ghi nội dung “Phản đối lễ lạc bằng cờ đỏ sơn trắng”.
Ngày 3/9/2017, Công an phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ phát hiện 2 lá cờ Tổ quốc cắm trước số nhà 1222 và 1224, đường Hùng Vương, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ bị dính nhiều chất màu trắng ở phần ngôi sao đã lập biên bản tạm giữ và bàn giao cho Công an thị xã Buôn Hồ điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Kết luận giám định ngày 2/11/2017 và giải thích kết luận giám định ngày 7/6/2018 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk: Hai lá cờ hình chữ nhật, có nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh đều là cờ Tổ quốc (Quốc kỳ) theo quy định của pháp luật.
Kết luận giám định số 797/C54C (D4), ngày 12/12/2017 của Phân viện Khoa học hình sự tại thành phố Đà Nẵng, chất màu trắng bám dính trên hai lá cờ được niêm phong gửi giám định đều là sơn.
Ngày 15/6/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Buôn Hồ đã quyết định Khởi tố vụ án hình sự số 29; ngày 9/8/2018 đơn vị này cũng đã Quyết định khởi tố bị can đối với Huỳnh Thục Vy về tội “xúc phạm Quốc kỳ”, quy định tại Điều 276 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Buôn Hồ, Huỳnh Thục Vy từng có tiền sự bị UBND tỉnh Quảng Nam ngày 2/12/2011, xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền 85 triệu đồng về hành vi “Cung cấp, trao đổi, tuyên truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để chống Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”, bị can vẫn chưa chịu chấp hành hình phạt.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên án phạt Huỳnh Thục Vy với hình phạt 2 năm 9 tháng tù giam. Đồng thời, Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ cũng ra Lệnh Quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh đối với Huỳnh Thục Vy.
Tin, ảnh: Phạm Cường(TTXVN)

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

NHẬN DIỆN CÁC TỔ CHỨC CHỐNG CỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI

Hơn 40 năm sau ngày phải bỏ xứ ra đi, sống đời lưu vong vất vưởng ở nơi đất khách quê người, một số kẻ chống cộng cực đoan vốn là tàn dư của một chế độ bán nước hại dân vẫn không tỉnh ngộ để chấp nhận kết thúc bẽ bàng của số phận, vẫn nuôi ảo vọng về ngày “phục quốc”. Từ đó, một số tổ chức chống cộng nối nhau ra đời chỉ nhằm mục đích duy nhất là chống phá đất nước và dọa dẫm, lừa gạt, kiếm chác tiền bạc…

Chiến tranh ở Việt Nam kết thúc đã hơn 40 năm, song hình ảnh súng ống, phương tiện chiến tranh, quân phục, mũ sắt vứt đầy đường, đoàn quân bại trận áo quần tả tơi tháo chạy hỗn loạn và những chiếc máy bay lên thẳng bị hất từ tàu sân bay xuống biển,… vẫn lưu giữ trong rất nhiều tài liệu, phim ảnh và internet (in-tơ-nét). Ðó không chỉ là hình ảnh về một cuộc chiến tranh, quan trọng hơn là cho thấy thất bại thảm hại của một chế độ, một đội quân do nước ngoài dựng lên, mấy chục năm cam tâm bán nước, hại dân. Và sau ngày bỏ nước ra đi, phần lớn nhân viên, binh lính thuộc chế độ Sài Gòn trước đây đã chấp nhận đời tha hương, trở thành công dân của quốc gia khác, chuyên chú mưu sinh. Tuy nhiên, một số người không chịu thừa nhận thất bại, vẫn luyến tiếc cuộc sống được nước ngoài bao bọc, vẫn cay cú, vẫn cố tìm mọi cách thực hiện giấc mơ hão huyền về ngày “phục quốc”.

Ðể đạt mục đích xấu xa, họ tiến hành rất nhiều thủ đoạn, từ sử dụng lá phiếu cử tri buộc một số vị dân biểu nơi họ cư trú lên tiếng vu cáo, gây sức ép với Việt Nam, lập vô số hội đoàn chống cộng,… tới tổ chức chống phá, dọa nạt, ngăn trở sinh nhai của người gốc Việt có cảm tình với đất nước, thậm chí ám sát người đã dũng cảm vạch trần bản chất của họ; kích động, cổ vũ, cung cấp tiền bạc, bênh vực, o bế một số người vi phạm pháp luật ở Việt Nam; lập ra nhiều trang mạng, facebook, diễn đàn trên internet chỉ để chửi bới, xuyên tạc, phao tin đồn nhảm, bóp méo sự thật, kiện tụng vô bổ, gieo rắc luận điệu sai trái đi ngược xu hướng phát triển văn hóa, văn minh…

Như tổng kết trong video clip có nhan đề “Những cương thi VNCH (Việt Nam cộng hòa) sau 43 năm chưa được gỡ bùa hóa giải” công bố trên YouTube thì “các tổ chức chống cộng ngày càng mọc lên như nấm” và dù “không tổ quốc, không tổ chức, không danh dự, không súng ống, không công nhận, không quân đội, không lương tâm, không trách nhiệm, không liêm sỉ, không hề biết xấu hổ biết nhục là gì” thì họ vẫn “chưa buông bỏ những cái lợi cá nhân. Hơn 40 năm, họ chưa bao giờ sống có tổ chức hay có cá nhân nào đàng hoàng, mà nhốn nha nhốn nháo như cái chợ. Họ lập ra nhiều chính phủ, ai cũng muốn làm tổng thống đệ tam, ai cũng muốn làm tướng làm tá chẳng có ai muốn làm dân đen”.

Tổng kết này là có cơ sở, bởi những năm qua, chí ít trên đất Mỹ đã xuất hiện nhiều loại “chính phủ”, nhiều thứ tổ chức kỳ quái như “triều đại Việt”, “lực lượng dân tộc cứu nguy tổ quốc”, “tập hợp dân chủ đa nguyên”, “mặt trận dân tộc cứu nguy Việt Nam”… Ðiểm chung của mấy tổ chức này là đều nấp dưới “cờ vàng”, đều giơ khẩu hiệu “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”, và do luôn cạnh tranh sống mái cho nên họ không ngần ngại công khai nói xấu, mạt sát, miệt thị lẫn nhau. Vì thế, ngay cả kẻ cùng hội cùng thuyền với họ cũng phải than thở não nề về một tương lai vô vọng, như Xuân Khuê viết trong bài “Thế hệ già hải ngoại nên nhìn lại” đã đăng trên trang “khóa 8B+C/72 trường bộ binh Thủ Ðức” rằng: “Rõ ràng có một trở ngại rất lớn cho cộng đồng người Việt hải ngoại là sự đánh phá nhau càng lúc càng ác liệt hơn… Chúng ta càng làm chuyện chính trị càng mất đoàn kết. Chuyện cá nhân và địa phương càng lúc càng lớn, càng tốn nhiều thì giờ và mối nguy nhất là lòng tin của đồng hương càng ngày càng giảm, sự chán nản của mọi người càng lúc càng tăng… Không ai nghe ai, không ai phục ai. Hội chứng lạm phát hội đoàn càng lúc càng nhiều; mà càng nhiều hội đoàn thì sự kết hợp đồng tâm càng lúc càng phai nhạt dần theo ngày tháng. Từ đó đi đến một sự thực là đánh phá lẫn nhau – chia năm xẻ bảy,… Thêm một hội chứng là làm vua, thực tài lãnh đạo chưa có và chưa đủ khả dĩ để mọc thêm hội đoàn tổ chức – đưa đến tình trạng tham quyền cố vị, tham danh cố vấn càng lúc càng nhiều”.

Người gốc Việt ở nước ngoài giữ vai trò nòng cốt trong các tổ chức, hoạt động chống cộng chủ yếu là thành viên của cái gọi “quân lực VNCH” trước đây. Theo thời gian, số người này ngày càng già nua nhưng sự hung hăng thì sau mấy chục năm vẫn không hề thuyên giảm. Qua internet, hằng ngày họ ra rả kêu gào “phục quốc”, tự huyễn hoặc về “quân lực VNCH oai hùng”, tự tô vẽ thứ phẩm chất mà nếu có, họ đã không phải bỏ chạy tháo thân, không phải sống ngày tàn ở nơi xứ người. Tới “kỷ niệm” nào đó của “mồ ma VNCH”, họ lại khoác quần áo rằn ri của đội quân thất trận, vung vẩy “cờ vàng” của một chính quyền đã biến mất trên bản đồ chính trị thế giới gần nửa thế kỷ, tụ tập ôn “chiến tích”, vừa kêu gào về ngày “quốc hận” vừa chĩa súng gỗ về cố quốc dậm dọa, phát động các loại trò vè chống phá Việt Nam.

Nhiều năm qua, màn diễn bi hài của họ đã trở thành đề tài đàm tiếu của người Việt Nam ở nước ngoài, vì bà con gọi đó là “đội quân của các ông già hơn 70 tuổi”, “đội quân chỉ giảm, không tăng”, “đội quân của các cụ khí đá” vì mỗi khi ra đường họ phải mang theo bình khí thở. Tuy nhiên, sự hung hăng của số người này lại là chỗ dựa cho một số kẻ đeo bám ăn theo, lập ra đủ thứ tổ chức nhằm lừa gạt, ép buộc người gốc Việt đóng góp tiền bạc để giúp họ “cứu quốc”, nhân danh “dân chủ, nhân quyền” để một mặt chống phá Việt Nam, một mặt kiếm chác tài trợ. Nổi lên trong số này có Ðỗ Hoàng Ðiềm, Hoàng Cơ Ðịnh, Lý Thái Hùng, Trịnh Hội, Ðỗ Phủ, Trúc Hồ, Nguyễn Ðình Thắng, Võ Văn Ái, Nguyễn Hữu Chánh, Ðào Minh Quân… Cho nên, mỗi khi tổ chức khủng bố “Việt tân”, “chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” hoặc băng đảng chống cộng nào đó có hoạt động cộng đồng đều có mặt những “ông già khí đá” mặc các sắc áo “không quân, hải quân, thủy quân lục chiến, biệt động, lính dù…” cũ kỹ, già nua song vẫn cố lên gân, sát khí đằng đằng, từ năm này đến năm khác vừa vung nắm đấm vừa thều thào hô “next year Viet Nam” (năm tới trở về Việt Nam). Nhằm thỏa mãn đòi hỏi của mấy kẻ chống cộng thâm căn cố đế, đồng thời kiếm thêm cơ hội để trục lợi, thi thoảng các tổ chức chống cộng do số người nêu trên cầm đầu lại có mấy việc làm vô bổ và bất nhẫn, như: tổ chức điều trần, công bố “lời kêu gọi”, “kháng thư”, “thỉnh nguyện thư”, đòi coi dân chủ, nhân quyền là tiêu chí của quan hệ kinh tế, đòi tẩy chay hàng hóa và cấm vận Việt Nam, đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo…

Đề cập tới hoạt động chống cộng của một số người Việt ở nước ngoài, cần nhắc đến sự phụ họa, đồng lõa của một số dân biểu ở nước sở tại. Mẫu số chung của các dân biểu này là họ được bầu ra ở các khu vực bầu cử có nhiều người gốc Việt sinh sống. Vì quyền lợi ích kỷ của mình, họ thường nương theo ý muốn của cử tri, cử tri giương khẩu hiệu “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”, họ cũng “đấu tranh” theo. Nấp sau chiêu bài dân chủ, nhân quyền, họ sử dụng danh nghĩa dân biểu để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, và chiều ý cử tri, vài tháng họ lại nghĩ ra dự luật gì đó trình nghị viện bất luận khả năng được thông qua hay không, hay khi có cơ hội đến Việt Nam, họ phải cố gặp bằng được mấy “nhà đấu tranh nhân quyền”…

Song thật oái oăm, sau khi trở thành cựu dân biểu, “tinh thần đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” của các vị này cũng dần kết thúc, mà các cựu dân biểu Cao Quang Ánh, L.Sanchez (L.Xan-chét),… ở Mỹ có thể coi là trường hợp điển hình. Như L.Sanchez, gần 20 năm là dân biểu, vị này được coi là “đồng minh trên chiến tuyến chống cộng đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam”, và bản thân cũng tự nhận là “con gái của cộng đồng Việt Nam”. Nhưng sau khi thất bại trong bầu cử Thượng nghị sĩ Liên bang năm 2016 thì “tinh thần đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” của L.Sanchez cũng suy giảm, không còn lên tiếng yêu cầu hoặc ký tên vào các loại đơn từ phản đối Việt Nam. Nhiều người hiểu rõ chuyện đã không khỏi cười thương hại khi chứng kiến cảnh nhóm người chống cộng hả hê hoặc làm rùm beng việc “tiếng nói” của mình được lắng nghe và tôn trọng mà không hề biết chính mình mới là kẻ bị lợi dụng. Thực tế, số người nêu trên chẳng qua vì lợi ích chính trị của chính bản thân mà đã hùa theo ý muốn tiêu cực của họ.

Bất chấp hoàn cảnh lịch sử và thời cuộc đã thay đổi, những kẻ chống cộng vẫn cố tình tảng lờ sự phát triển vượt bậc của quê hương, không có liêm sỉ để thừa nhận vị thế của đất nước nơi họ sinh ra nay đã ở một tầm cao mới. Vì thế, trong bối cảnh Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ chủ quyền đất nước, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, phải khẳng định rằng trên thế giới này, không tổ chức, cá nhân nào có tư cách đòi hỏi Việt Nam phải theo ý muốn của họ. Về vấn đề có tính nguyên tắc đó, ông Peter Nguyễn (Pi-tơ Nguyễn), người từng là thành viên lực lượng tình báo thuộc chế độ Sài Gòn trước đây nay định cư tại Mỹ, đã phát biểu: “Không có đóng góp thì không có quyền đòi hỏi, người Mỹ gốc Việt còn tình cảm với quê hương song không có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì ở Việt Nam, vì họ không dính líu với Việt Nam, không có đóng góp gì cho Việt Nam… Tất cả thời gian, năng lực, tình cảm đều dồn trên đất nước mình sinh sống, vui ở đây, buồn cũng ở đây, đói ở đây, khỏe cũng ở đây, yếu ở đây, sống cũng ở đây, chết cũng chôn ở đây, nên phần dành cho Việt Nam không nhiều. Nếu nghĩ đến Việt Nam hãy nghĩ bằng tình thương, nếu nói đến Việt Nam hãy nói bằng lời kính trọng, nếu muốn làm cho Việt Nam, hãy làm bằng hành động tử tế”.

TG

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Bộ Công an công bố dự thảo nghị định luật An ninh mạng

Dự thảo nghị định yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đặt văn phòng đại diện, lưu danh sách bạn bè, số thẻ tín dụng… người dùng tại Việt Nam.
Bên trong một trung tâm dữ liệu của Facebook. Ảnh: Tuấn Hưng
Bộ Công an vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng để lấy ý kiến đóng góp từ ngày 2/11 đến 2/12.
Dự thảo đề xuất, các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu khi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Cụ thể, đối tượng phải lưu trữ dữ liệu khi mở chi nhánh tại Việt Nam là những doanh nghiệp có hoạt động cung cấp một trong các dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng sau: dịch vụ viễn thông; dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán; dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; mạng xã hội và truyền thông xã hội; trò chơi điện tử trên mạng; thư điện tử.
Thông tin phải lưu trữ tại Việt Nam
Điều 24 của dự thảo quy định dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, gồm 20 nội dung như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số hộ chiếu, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, sinh trắc học.
Bên cạnh đó là các dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra, gồm: thông tin chọn tải lên, đồng bộ hoặc nhập từ thiết bị; dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, gồm: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác…
Theo dự thảo, nếu doanh nghiệp không chấp hành quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thời gian lưu trữ tối thiểu một năm
Dự thảo quy định hơn 20 thông tin trên được lưu trữ theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp hoặc đến khi không còn cung cấp dịch vụ, song tối thiểu phải 12 tháng.
Thời gian lưu trữ với những dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra, gồm: thông tin chọn tải lên, đồng bộ hoặc nhập từ thiết bị hay dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, gồm: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác phải tối thiểu 36 tháng.
Trong 12 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Công an yêu cầu, các doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Dự thảo Nghị định nếu được thông qua sẽ có hiệu lực từ 1/1/2019.
Bá Đô/VNE