Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

BTC Hoa hậu Đại dương lại bị ‘tố’ bắt thí sinh tiếp rượu, cởi trang phục trước mặt bác sĩ nam

Chia sẻ của “ông bầu” Hà Quốc Đại về sự thiếu chuyên nghiệp, vô trách nhiệm trong khâu tổ chức Hoa hậu Đại Dương 2017 khiến nhiều khán giả không khỏi “giật mình”.
Sau những lùm xùm liên quan việc tân Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh bị tố phẫu thuật thẩm mỹ, nghi vấn tiêm môi, cựu Hoa hậu không xuất hiện trong màn trao giải…, mới đây, BTC Hoa hậu Đại Dương 2017 tiếp tục bị tố làm việc vô trách nhiệm, thiếu chuyên nghiệp, thậm chí có nhiều dấu hiệu “khuất tất” trong khâu tổ chức như mua giải, bắt thí sinh cởi đồ trước bác sĩ nam, đưa thí sinh đi “tiếp rượu”…
Cụ thể, theo chia sẻ của “ông bầu” Hà Quốc Đại, ngay từ những ngày đầu tổ chức sơ khảo đến bán kết, Hoa hậu Đại Dương 2017 đã không có bất kỳ hoạt động nào cho thí sinh. Trước đêm Bán kết và Chung kết vài ngày, các người đẹp mới được thông báo lịch trình để tập luyện, tổng duyệt.

“Ông bầu” Hà Quốc Đại.
Ngoài ra, về khâu quản lý, BTC cũng thể hiện sự lỏng lẻo, thiếu chuyên nghiệp khi không nắm được số lượng thí sinh trong các buổi tập. Hà Quốc Đại cũng “tố” BTC không chăm sóc thí sinh về chuyện đi lại, ăn ở như đã hứa.
“Bán kết 2 ngày mới tập trung thí sinh để tập sân khấu, mà chỗ tập thì không có phòng đàng hoàng, phải tập ở sảnh đi qua đi lại, không có ghế để thí sinh ngồi nghỉ. Ăn trưa là 1 hộp xôi gà.
Trước ngày chung kết do không còn thời gian tập nhiều thì bắt thí sinh ở lại sân khấu, phát thí sinh 1 hộp cơm và không có chỗ đàng hoàng để ăn, lịch tập lộn xộn làm thí sinh không có thời gian nghỉ ngơi cũng như không được ăn uống đúng giờ làm ít nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ và tinh thần thí sinh” – anh chia sẻ.
Không dừng lại ở đó, Hà Quốc Đại “gây sốc” khi tiết lộ trong vòng nhân trắc học, các thí sinh phải… cởi đồ trước mặt bác sĩ nam để đo các chỉ số. Về việc thẩm mỹ, bác sĩ chỉ hỏi: “Em có phẫu thuật không?” và không có khâu kiểm tra chi tiết nào thêm.

Tân Hoa hậu Đại dương 2017 – Lê Âu Ngân Anh.
Thậm chí, các thí sinh còn được đưa đi… tiếp rượu trong một hoạt động “phỏng vấn kiểu thân mật”. Theo đó, dàn người đẹp dự thi Hoa hậu Đại dương 2017 sẽ được hỏi những câu nhạy cảm như “Em có bạn trai chưa”, “Em thích đi karaoke không?”…
“Trước đêm chung kết có buổi họp báo sau khi báo chí về hết thì Võ Việt Chung đã tuyên bố với thí sinh như sau: ‘Anh không dạy các em cách tiếp rượu. Anh cần các em có tâm và lòng nhân ái một cách tự nhiên nhất’.
Ối thế mà tân hoa hậu có nét đẹp ‘tự nhiên dễ sợ’. Anh không dạy thí sinh cách tiếp rượu khách mà đưa khách tới bắt các em tiếp thế à? Anh tự nói và tự vả vào mặt anh đi anh Chung ạ” – Hà Quốc Đại bức xúc.
Cuối cùng, ông bầu bộc bạch muốn Cục NTBD nhanh chóng và cuộc, tịch thu giấy phép Hoa hậu Đại dương để “các cô gái trẻ sau này còn có niềm tin tham gia vào các đấu trường nhan sắc khác”.
Bài đăng “gây sốt” của Hà Quốc Đại.
Trước thông tin này, Saostar.vn đã liên hệ với BTC Hoa hậu Đại Dương 2017 để làm rõ. Tuy nhiên, điện thoại NTK Võ Việt Chung – trưởng BTC luôn báo thuê bao không thể liên lạc. Về phần ông Trần Quang Vinh – phó BTC, khi được hỏi về những lùm xùm mới nhất của Hoa hậu Đại Dương,ông lập tức từ chối trả lời phỏng vấn và cho biết đang bận họp.

BTC Hoa hậu Đại Dương bị tố làm việc thiếu chuyên nghiệp, nhiều khuất tất.
Nguồn: Webtretho

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

LINH MỤC TRẦN XUÂN MẠNH: NGƯỜI CÔNG GIÁO LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC

Người công giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, dân tộc Việt Nam anh hùng. Hãy nêu câu hỏi 'Tôi đã làm gì cho Tổ quốc?', 'Tôi đã làm gì cho quê hương đất mẹ Nghệ An yêu quý của tôi đây?'
Đó là chia sẻ của Linh mục Trần Xuân Mạnh - Quyền Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam tại Đại hội đại biểu người công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tỉnh Nghệ An lần thứ VII, nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Ảnh: Chu Thanh
Linh mục Trần Xuân Mạnh - Quyền Chủ tịch Ủy ban ĐKCG Việt Nam phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Chu Thanh
"Có lẽ ai trong chúng ta cũng nhận thức một cách rõ ràng, trước khi là người công giáo, tôi là người Việt Nam. Là người Việt Nam, là công dân của đất nước mà tổ tiên cha ông chúng ta hơn 4.000 năm đã đổ ra biết bao mồ hôi, công sức và cả máu xương để có được như bây giờ, cho nên chúng ta có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mình. Là người công giáo, tôi và anh chị xem quyết tâm sống đạo theo đường hướng Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề ra từ 37 năm nay cho gần 7 triệu người công giáo trên đất Việt Nam này. Đó là sống phúc âm giữa lòng dân tộc.
Như vậy, chúng ta cần cố gắng không ngừng sống đức tin theo lời răn dạy của Đức giáo Hoàng: Người công giáo tốt đồng thời là người công dân tốt. Là người công giáo tốt thì không ngừng làm gương sáng, gương tốt cho mọi người theo lời nhắn nhủ của Chúa Giê-su. Người muốn chúng ta trở nên men, nên muối cho đời, trở nên ánh sáng cho trần gian để mọi người nhìn thấy công việc tốt đẹp của anh chị em làm mà tôn vinh Cha của chúng ta - đấng ngự trên trời. 
Tôi muốn nói tới lời của Đức giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Con người là con đường của giáo hội. Như thế, con người là đối tượng phục vụ của chúng ta, phục vụ với tinh thần khiêm tốn, không có lợi lộc, không có tình danh lợi tư riêng, không vô tâm, vô cảm, vô tình. Phục vụ là cho công, phục vụ là quên mình, phục vụ không đòi đền đáp, phục vụ ân nghĩa không chờ, phục vụ vì chúa Kito”.
Ảnh: Chu Thanh
Linh mục Trần Xuân Mạnh - Quyền Chủ tịch Ủy ban ĐKCG Việt Nam trao đổi cùng lãnh đạo và người dân công giáo tỉnh Nghệ An. Ảnh: Chu Thanh
Phục vụ theo phương châm mà Uỷ ban Đoàn kết công giáo Việt Nam luôn khuyến khích mong chờ gồm 6 chữ: “Đồng hành, hợp tác, chia sẻ”. Tôi còn muốn nhấn mạnh đến 2 từ hài hòa, hài hòa đạo đời, hài hòa giữa giáo hội và xã hội.
Chúng ta hãy theo sự chỉ đạo: “Đối thoại không nên đối đầu, không nên tạo ra điểm n óng, điểm bất ngờ”. Đạo đời có việc gì khúc mắc, chúng ta nên đối thoại, nghĩa là gặp nhau để bàn bạc, tìm giải pháp hòa bình, ổn thỏa cho mọi công việc, có lý, có tình, có lợi cho đạo, cho đời cho sự bằng yên của đất nước, của quê hương Nghệ An đáng mến, đáng yêu này.
Vì vậy, người công giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, dân tộc Việt Nam anh hùng. Nước loạn mới biết tôi trung, nhà nghèo mới biết con hiếu. Mỗi người chúng ta đây phải là người con hiếu thảo với ông bà tổ tiên và là người dân trung thành với Tổ quốc. Không nên đặt câu hỏi “Tổ quốc đã làm gì cho tôi?” mà nên nêu câu hỏi ngược lại “Tôi đã làm gì cho Tổ quốc?” và cụ thể hơn là “Tôi đã làm gì cho quê hương đất mẹ Nghệ An yêu quý của tôi đây?”.
Mỗi người chúng ta hãy luôn vui khi Tổ quốc gọi tên mình. Nếu kẻ thù tìm mọi cách tìm chống phá chúng ta 24/24h thì chúng ta quyết tâm kết đoàn cảnh giác 365/365 ngày để phá tan mọi âm mưu đen tối, quỷ quyệt của kẻ thù dân tộc ta.
Tôi hy vọng, khi trở về nhà, các đại biểu ngồi tại đây hãy mau chóng đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm như lời Kinh hòa bình đầu khai mạc đại hội chúng ta xướng lên. Để rồi, cùng với toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo".
(Trích bài phát biểu của Linh mục Trần Xuân Mạnh tại Đại hội) 

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 “Chia lửa” cho bệnh viện chính

SKĐS - Sau một năm thành lập, Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2 (tiếp nhận từ BVĐK tỉnh Thừa Thiên Huế) đã từng bước phát triển vững chắc và có những đột phá ngoạn mục với việc thực hiện những dịch vụ kỹ thuật cao,
từng bước hoàn thiện công tác chăm sóc và điều trị cũng như tạo một môi trường tiện nghi cho người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân địa bàn phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh... Phóng viên (PV) báo SK&ĐS đã phỏng vấn PGS.TS. Phạm Như Hiệp - Giám đốc BVTW Huế về hoạt động của cơ sở 2 này.
PV: Thưa ông, đã 1 năm sau khi tiếp nhận BVĐK tỉnh Thừa Thiên về là cơ sở 2 của BVTW Huế, nhìn lại 1 năm qua, quả thực cơ sở 2 của bệnh viện đã có bước phát triển rất dài?
PGS.TS. Phạm Như Hiệp: Trước tháng 10/2016, mặc dù với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại của Hàn Quốc trang bị cho 500 giường bệnh nhưng BVĐK (cũ) chưa thu hút được nhân lực, đặc biệt là nhân lực kỹ thuật cao, nên bệnh viện chỉ hoạt động như một bệnh viện khu vực thuộc tỉnh, công suất sử dụng giường bệnh đạt 74,3%.
Sau khi tiếp nhận, với quyết tâm của Ban giám đốc BVTW Huế cùng sự đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân viên chức của BVTW Huế, một đội ngũ gồm 329 cán bộ, nhiều chuyên gia giỏi của BVTW Huế đã về hỗ trợ cho cơ sở 2 của bệnh viện. Ngoài ra bệnh viện còn được Bộ Y tế và Chính phủ Hàn Quốc trang bị thêm các máy móc hiện đại như máy phẫu thuật nội soi 3D, máy siêu âm màu 4D, thận nhân tạo, các máy phục hồi chức năng hiện đại...
Các kỹ thuật cao và mới được thực hiện thường quy tại cơ sở như nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản bằng laser, phẫu thuật nội soi cắt túi mật, cắt đại trực tràng, dạ dày, tuyến giáp..., nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi mật, tái tạo dây chằng khớp gối qua nội soi, tán sỏi thận, niệu quản ngoài cơ thể, mổ mắt bằng phương pháp Phaco, cắt thùy dưới phổi kèm khối u, kết hợp xương dưới màng tăng sáng, phẫu thuật kết hợp xương cột sống, phẫu thuật sọ não, phẫu thuật thay khớp háng, điều trị bệnh nhân ung thư đa mô thức,... Nhờ vậy, đến nay BV Trung ương Huế cơ sở 2 tuy chỉ tiêu 500 giường bệnh kế hoạch, nhưng số lượng bệnh nhân nội trú trên 500 bệnh/ngày, công suất sử dụng giường bệnh có khi lên tới 120% và số lượng bệnh nhân ngoại trú trên 400 lượt/ngày.PGS.TS Phạm Như Hiệp.
PGS.TS Phạm Như Hiệp.
PV: Nguồn lực của BVTW Huế hỗ trợ cho cơ sở 2 của bệnh viện cũng không phải là ít mà nhờ vậy đã thu hút được bệnh nhân đến điều trị cho dù cách khá xa trung tâm TP. Huế?
PGS.TS. Phạm Như Hiệp: Phải nói rõ rằng, BVĐK tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) được đầu tư rất khang trang và hiện đại. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng dành nhiều sự quan tâm cho bệnh viện về con người, vật chất... nhưng theo chúng tôi đánh giá là để bệnh viện thu hút được bệnh nhân thì cần phải có một thương hiệu mạnh và việc chuyển giao BVĐK tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) giao cho BV Trung ương Huế trở thành cơ sở 2 là chủ trương hoàn toàn đúng đắn để phục vụ nhân dân khu vực phía Bắc của tỉnh đang rất thiếu thốn nhu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao. Ngoài việc huy động cán bộ chuyên môn giỏi, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Y tế, tỉnh Thừa Thiên Huế và các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc. Mới đây nhất, Bệnh viện Ohyama - Nhật Bản đã trao tặng máy Phaco hiện đại cho Khoa Mắt - BVTW Huế cơ sở 2. Bệnh viện đang xúc tiến dự án thành lập các trung tâm: Trung tâm Công nghệ Sinh học; Trung tâm Cấp cứu và phòng chống thảm họa; Trung tâm ghép tạng... Bệnh viện sẽ còn tiếp tục đầu tư các máy móc hiện đại khác như MRI, DSA... để phục vụ công tác chuyên môn. Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ thêm cơ chế, hạ tầng... để mở rộng quy mô.
Nhờ nguồn lực đầu tư mạnh mẽ như đã nói, cơ sở 2 của BVTW Huế đã từng bước đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao của người dân trong khu vực phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế và một phần các tỉnh lân cận.
PV: Và cũng từ khi tiếp nhận cơ sở 2 đã giảm áp lực lên cơ sở chính của bệnh viện trong trung tâm thành phố, thưa ông?
PGS.TS. Phạm Như Hiệp: Đúng là như vậy, từ khi tiếp nhận cơ sở 2, BVTW Huế ở trong trung tâm TP Huế đã được giảm áp lực người bệnh đổ dồn về. Người dân khu vực phía Bắc của tỉnh và các tỉnh phía Bắc miền Trung cũng không phải vào TP Huế mới được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao.
Một số bệnh nhân đông, thường xuyên quá tải ở khoa hồi sức cấp cứu, các khoa hệ ngoại, sau khi xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị qua giai đoạn nặng sẽ chuyển đến điều trị tại BVTW Huế cơ sở 2.
PV (thực hiện)

Mở rộng khai quật khảo cổ khu vực nghi lăng mộ vua Quang Trung

Việc mở rộng khai quật khảo cổ khu vực nghi lăng mộ vua Quang Trung tại gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế) dự kiến được thực hiện vào quý II/2018.
Trả lời báo chí ngày 26/10, ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các thủ tục liên quan để mở rộng khai quật gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế) nơi một số nhà nghiên cứu nghi vấn, cho rằng có sự tồn tại của cung điện Đan Dương và lăng mộ vua Quang Trung.
Việc mở rộng khai quật khảo cổ khu vực nghi lăng mộ vua Quang Trung dự kiến được thực hiện vào quý II/2018 trong thời gian 90 ngày, trên diện tích 300m2, trong đó điểm khai quật chính là mở rộng hố thăm dò số 5 với diện tích 200m2.
Từ hố khai quật này sẽ tiếp tục mở rộng theo hướng chùa Thiền Lâm với khoảng cách 50m. Ngoài ra, đoàn sẽ khai quật thêm 4 khu vực khác, gồm: cồn Bông Sứ (25m²), giếng loạn (25m²), khu vực mộ trước chùa Vạn Phước (25m²) và hồ bán nguyệt (25m²). 
Mở rộng khai quật khảo cổ khu vực nghi lăng mộ vua Quang Trung - Ảnh 1
Hố số 5 nơi có dấu tích một kiến trúc đá nghi là chân móng của một tường thành rộng lớn có niên đại từ đời chúa Nguyễn đến Tây Sơn-vua Nguyễn. Ảnh: Dân Trí
Trước đó, vào tháng 10/2016, Viện Khảo cổ học phối hợp vưới Bảo tàng lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện thăm dò khảo cổ tại khu vực gò Dương Xuân theo quyết định của Bộ VH, TT&DL.
Việc thám sát khảo cổ được thực hiện với 5 hố trên diện tích 22 m2 diễn ra 13 ngày (7/10 đến 20/10/2016). Địa điểm thăm dò ở 2 chùa Thuyền Lâm, Vạn Phước và một số nhà dân ở gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế).
Kết quả, tại hố thăm dò số 1, số 2, số 3, số 4 chưa phát hiện dấu vết kiến trúc. Riếng hố khảo cổ thứ 5 (số nhà 13/120 Điện Biên Phủ, TP Huế), đoàn tìm ra dấu vết rất quan trọng nghi là nền móng tường thành xưa. Khi đào đến độ sâu 0,2 m, các nhà khảo cổ học phát hiện dấu vết gồm nhiều tảng đá nằm vuông góc với nhau. Riêng đoạn cuối lớp đá có một lớp vôi tiếp nối, cùng với lớp đất lạ giống như cát vàng và sỏi.
Từ những kết quả thu được, đoàn thăm dò bước đầu nhận định, lớp đá hố 5a và 5b có thể liên quan đến cấu trúc lớn, rất có thể là móng tường, móng thành phần trên đã bị các hoạt động của cư dân hiện đại xâm lấn. Các nhà khảo cổ cho rằng những dấu vết này có liên quan tới kiến trúc của điện Đan Dương.
Hoàng Yên (T/h)

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

SỰ BIẾN TƯỚNG CỦA TÔN GIÁO TRONG ĐẤU TRANH DÂN CHỦ

          Trong những năm qua, được sự hậu thuẫn tích cực của số đối tượng phản động trong và ngoài nước, với sự kích động, ủng hộ của các nước Tây cổ súy cho phong trào đấu tranh tự do, dân chủ, nhân quyền và kêu gọi hình thành các tổ chức xã hội dân sự, nhằm tạo dựng ngọn cờ đấu tranh đòi giải thể thể chế chính trị tại Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì kết quả tỉ lệ thuận với sự hậu thuẫn tích cực cả về tiền và tinh thần, thì những ngọn cờ mà chúng xây dựng nên lại không được như ý muốn, ngoài việc vì tiền, số còn lại chỉ tập trung nghĩ ra những hành động mang tính cầm chừng, hô hào là chủ yếu mà hiệu quả thì không cao.

           Từ cuối năm 2015 cho đến năm 2017, phong trào dân chủ bước vào giai đoạn “chết lâm sàn”, sống lay lắt như đèn treo trước gió, đặc biệt là khi một loạt các “nhà đấu tranh dân chủ” lần lượt nhập khám vì chống đối chính quyền như: Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Blogger mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), Cấn Thị Thêu, Dũng Phi Hổ, Lê Dũng Vova..... thì số “dân chủ” ăn theo còn lại như rắn mất đầu. Việc chính quyền Việt Nam khởi tố, xét xử với các mức án khác nhau đối với các đối tượng “dân chủ” giả cầy này thể hiện sự nghiêm minh của Pháp luật và suy cho cùng đó là cái giá phải trả của những kẻ lợi dụng tự do dân chủ để làm phương tiện kiếm sống cho bản thân mình.

           Trở lại với phong trào dân chủ, trong khi sự xuống dốc không phanh của các phong trào dân chủ trong nước, thì một số linh mục lại bắt đầu đánh hơi được mùi tiền trong việc tham gia các phong trào này. Đặc biệt là sau sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhân dân và một số vi phạm trong công tác quản lý của chính quyền để biến thành cơ hội cho một số linh mục Công giáo để thay thế và dẫn dắt cho phong trào đấu tranh dân chủ, ngang nhiên chống đối chính quyền và chuyển hướng sang đấu tranh mang màu sắc chính trị. Một số đối tượng cấu kết với tổ chức khủng bố Việt Tân để nhận sự tài trợ về tiền, tham gia các khóa huấn luyện đào tạo cho các thành viên ở trong và ngoài nước, sử dụng chiến thuật “đấu tranh bất bạo động hiện đại”, với nòng cốt là những linh mục, giáo sỹ cực đoan trong đạo Công giáo để Việt Tân cung cấp kinh phí, tài chính vào những “ngọn cờ Công giáo”, lợi dụng vào lòng tin kính Chúa của giáo dân, cùng với sự áp đặt tuân phục của bề trên để dễ dàng kích động, kêu gọi biểu tình gây rối làm mất an ninh trật tự và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, lao động, sản xuất của giáo dân tại các họ đạo này.

           Những linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Trần Đình Lai, Nguyễn Ngọc Ngữ ... thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc hành động với các đối tượng được Việt Tân cử về để thống nhất trong hoạt động chống đối và ngay cả Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng không ngần ngại đi nước ngoài để tiếp thu học tập những phương pháp đấu tranh của Việt Tân, tiếp nhận tài trợ từ Việt Tân và cũng không ngại ngùng rêu rao trước các phương tiện thông tin đại chúng, thay vì tuyên truyền giáo lý, kêu gọi đức tin thì lại kêu gọi giáo dân bỏ công ăn việc làm để tham gia biểu tình hết tuần này đến tuần khác. Và cũng vì tiền mà các linh mục này tranh dành “miếng ăn” của các đối tượng đấu tranh dân chủ để dần dần thay thế vai trò của các đối tượng này trong việc định hướng và chỉ đạo đấu tranh dân chủ.

Nhận tiền từ Emily Le

             Thật nực cười hơn là tại Thừa Thiên Huế, linh mục Nguyễn Văn Lý cũng tham gia “tranh phần” một cách tích cực, thậm chí nhiều người đặt câu hỏi: “Thần kinh ông này có vấn đề gì không? Mà cứ suốt ngày “cào bàn phím” để ra các lời “Kêu gọi biểu tình” (Đến nay đã được 34 tuần kêu gọi)”, suốt ngày đầu đeo tai nghe, tay cầm điện thoại, trả lời phỏng vấn hết diễn đàn này, đến phong trào khác ở hải ngoại mà không biết mệt, kiểu như “gió thổi bụi tre”, hay “đàn gãy tai trâu” mà phóng đại đến mức hoang tưởng là đấu tranh diễn ra trên 53/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, làm cho các tổ chức, cá nhân ở hải ngoại nhảy dựng lên như “đĩa phải vôi” và công cuộc đấu tranh của các linh mục Công giáo vì dân chủ đã thành công viên mãn. Sự thật của công cuộc đấu tranh này như thế nào? Hiệu quả ra sao? Có hay không? Thì cứ hỏi linh mục Phan Văn Lợi nhé, cũng là một linh mục ở Huế, cũng là người cùng chung chí hướng mà còn không dám nhận thì cũng hiểu được kết quả như thế nào rồi.

           Những hoạt động của các linh mục Công giáo ngày càng manh động, ngang nhiên chống đối chính quyền, chẳng qua là những hoạt động lợi dụng tôn giáo để mưu đồ chính trị. Để vực dậy phong trào dân chủ trong buổi chiều tàn thì những tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đã hướng tới những linh mục Công giáo và đó chính là những con người được tổ chức Việt Tân thuê, trả bằng tiền với yêu cầu phải có đấu tranh để tạo nên tiếng vang. Ở đâu xuất hiện những linh mục này, ở đó xuất hiện những đối tượng được Việt Tân cử về để theo dõi, cung cấp tài chính, đạo diễn kịch bản, quay phim, chụp ảnh, livestream trên các trang mạng xã hội và thậm chí sử dụng “vốn tự có” để mà ưỡn ẹo, tham gia ăn nhậu, bàn bạc với các linh mục. Những yêu cầu các giáo dân bỏ bê việc đồng áng, bỏ bê lao động, sản xuất, học sinh nghỉ học, cầm biễu ngữ phản đối chính quyền...tham gia cùng các linh mục “tìm công lý” thì chỉ có những hành động của những kẻ lừa đảo đội lốt linh mục. Đằng sau những đồng tiền mà giáo dân nhận được hàng ngày khi tham gia biểu tình liệu có đủ giúp họ thoát nghèo hay không? Có giúp họ có thêm được kiến thức trong học tập hay không? Điều này nên hỏi những linh mục như: Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Trần Đình Lai, Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Thái Hợp nhé. Trong thời buổi mà sự tha hóa vì tiền thì những linh mục trên cũng không phải ngoại lệ, khi những đồng USD cứ tăng dần trong tài khoản của các linh mục, còn các giáo dân ư? Chẳng qua là công cụ để kiếm tiền cho các linh mục mà thôi.


 Ăn nhậu hoành tráng để lấy sức chiến đấu


Không hiểu những đứa trẻ trên có hiểu hết những câu khẩu hiệu của linh mục Thục


Cứ như Emily-Cave của Việt Tân thế này thì kiểu gì chẳng khuất phục được

Những cái nắm tay thật chặt của Lm Phương


 Trao đổi kinh nghiệm đấu tranh “bất bạo động hiện đại” với linh mục Tân và linh mục Nam, Thục
Trao đổi kinh nghiệm đấu tranh trên bàn nhậu và sau đó là gì nữa?

         Đáng buồn là trong thời gian qua, các linh mục Công giáo ngày càng tham gia nhiều hơn, thể hiện vai trò nhiều hơn trong các hoạt động đấu tranh dân chủ mang màu sắc chính trị. Với vai trò của mình, những linh mục Công giáo này không giúp truyền bá giáo lý, rao giảng đạo pháp, hướng tới việc thiện như tôn chỉ của tôn giáo hướng tới, các linh mục này chỉ hướng đến mục tiêu chính trị và tiền. Chính sự tha hóa bởi những đồng tiền đã thao túng và biến chất những linh mục Công giáo để gạt sang bên những nhiệm vụ cao cả mà Thiên Chúa đã giao cho họ.
           Với những gì đang xảy ra, người ta nói rằng đúng là thời buổi của Giáo nạn./.
Xuân Nguyễn

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Phẫn nộ việc linh mục Phan Văn Đồng biến hàng trăm trẻ em thành công cụ chống Nhà nước






003-6-768x432
Sáng nay, ngày 21/10, sau khi đồng bọn Trần Thị Xuân bị cơ quan công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ, linh mục phản động Phan Văn Đồng, quản xứ Cửa Sót, Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh đã kích động hàng trăm giáo dân biểu tình đòi thả tự do cho Trần Thị Xuân. Sự việc này diễn ra chỉ vài ngày sau khi buổi lễ “Hiệp thông cầu nguyện, kêu gọi lên tiếng đòi thả tự do cho Trần Thị Xuân” do linh mục Phan Văn Đồng tổ chức tại chuẩn giáo xứ Cửa Sót. Phẫn nộ hơn, hàng trăm trẻ em giáo dân Cửa Sót đã bị Phan Văn Đồng lợi dụng để tham gia biểu tình, giương biểu ngữ đòi trả tự do cho đối tượng phản động.
Nhìn các bức ảnh được đưa lên mạng, nhiều bậc làm cha, làm mẹ không khỏi xót xa, bởi lẽ các em còn nhỏ quá, nhiều em còn chưa đến 10 tuổi, nhiều em còn chưa biết hết mặt chữ, cầm tờ giấy biểu ngữ còn bị ngược. Vậy mà chúng đã bị đám linh mục, cha mẹ vô lương tâm bắt tham gia cầm băng rôn, khẩu hiệu phục vụ mưu đồ chính trị của một số đối tượng xấu. Chỉ mới 10 tuổi, liệu chúng có biết Trần Thị Xuân là ai, biết “Hội anh em dân chủ” là gì, biết thế nào là yêu nước và phản động hay không? Đau lòng lắm chứ khi mà các em chỉ 10 tuổi vùng quê khác mới chỉ quen đánh chắt, đánh chuyền, nhảy dây, bóng đá,… mà tại Lộc Hà, Hà Tĩnh, các em đã bị thần quyền, giáo lý lừa gạt, bị đẩy thành công cụ chống Đảng, Nhà nước.
Càng thương các em bao nhiêu, chúng ta càng căm phẫn đám linh mục xấu ở giáo phận Vinh bấy nhiêu. Những kẻ vốn được giao chức trách là những truyền đạo, giảng dạy lời Chúa răn cho giáo dân của mình lại bị mua chuộc bởi tiền bạc, quyền lực; chịu sự điều khiển của các tổ chức phản động bên ngoài để cố tình gây rối an ninh trật tự trên địa bàn. Đã từ lâu, những Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Phan Văn Đồng đã cố tình buộc giáo dân phải đưa cả gia đình của mình, trong đó có cả các em nhỏ phải bỏ học, người lớn bỏ công việc để tham gia biểu tình chống chính quyền, biến những người này thành lá chắn bảo vệ chúng trước pháp luật.
Việc linh mục kích động giáo dân của mình vi phạm pháp luật đã là điều xấu, tuy nhiên, biến trẻ em làm công cụ cho mưu đồ của mình phải bị coi là tội ác. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền trẻ em ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm lý bình thường của trẻ. Hơn lúc nào hết, cha mẹ của các em, các giáo dân Cửa Sót cần tỉnh táo lại, đừng bị mê hoặc bởi thần quyền giáo lý để đám linh mục xấu lừa gạt, hãy bảo vệ con cái mình trước những mưu đồ xấu.

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Lều báo hồn nhiên

Khi ông Mẫn TTCP có những phát ngôn mạnh mẽ, nhấn mạnh là mạnh mẽ chứ không hề xúc phạm, đến báo chí, ngay lập tức cả làng báo lên đồng, quy kết và tấn công ông ấy bằng được, tội đã "xem thường, và lăng nhục" nhà báo.

Và chả phải mỗi ông Mẫn, mà trong xã hội đầy tình huống tương tự. Ví dụ như có ông quan gì đó lìu tìu, cáu quá dọa vả gẫy răng nhà báo, cũng sớm sủa trở thành nạn nhân tương tự.

Nhà báo là cái mẹ gì mà bất khả xâm phạm và tùy ý tấn công người ta kinh hoàng thế?!

***

Vụ việc tay bác sĩ ở Huế "bị phạt 5tr vì tội nói xấu BT Bộ Y tế", thực ra đã xảy ra khá lâu, mấu chốt vấn đề là tại sao báo chí lại xới lại ngay lúc này, trước thềm họp Quốc hội?!

Và ko ngoài dự đoán, Dương Trung Quốc - một dạng chim cảnh của Quốc hội, đã ngay lập tức ngoi lên mặt báo, như kế hoạch có sẵn.

***

Nói xấu thì không vấn đề gì to tát lắm, và kêu gọi từ chức này nọ cũng là chuyện bình thường. Anh không ưng ý, anh có thể phản biện thoải mái, miễn đừng vượt quá phạm vi phản biện, mạt sát cá nhân người ta.

Mấu chốt ở đây nằm ở chỗ, tay bác sĩ Hoàng Công Truyện, vừa mới ngồi ghế phó khoa, lại là cán bộ đảng viên, say rượu và bức xúc vì bị bệnh nhân chửi, người nhà bệnh nhân chửi, không biết đổ đâu nên hồn nhiên lên mạng xúc phạm Bộ trưởng Bộ Y tế. Lưu ý là lăng mạ và xúc phạm, chứ không phải là phản biện xã hội, và xét ở góc độ cá nhân, công dân Nguyễn Thị Kim Tiến hoàn toàn đã đủ cơ sở khởi kiện vả chết mẹ, chứ đừng nói rằng đây là vị lãnh đạo Ngành.

Báo chí, hồn nhiên bênh vực cho sự xúc phạm này, quên béng rằng mình đã nhảy dựng lên trước đó đối với trường hợp ông Mẫn thanh tra, hay thậm chí biết bao nhiêu trường hợp khác tương tự.

Ngày mai ngày kia, bản tường trình của tay này lên báo thì sẽ rõ.

Cá nhân cậu cho rằng, xử thế là còn nhẹ. Loại cán bộ đảng viên, vừa ngồi ghế lãnh đạo, đã có hành vi trên mạng xã hội như thế, loại này làm bác sĩ đã khó, chứ đừng nói làm cán bộ. Sở Y tế Huế nên cân nhắc cư xử với gã này cho ra tấm ra món, làm gương cho kẻ khác!

Ở đâu ra quyền tự do xúc phạm nhân phẩm người ta như thế?!

***

Và, xử lý với hành vi lạm dụng mạng xã hội là thuộc thẩm quyền của Sở 4T Huế, xa hơn nữa là bộ 4T, bà Tiến chưa đủ tuổi để có thể can thiệp hay xin xỏ vụ này, kể cả khi bà có ý định.

Đó là vấn đề của anh Tuấn, Bộ trưởng 4T - các nhà báo ạ.

Cậu thách các anh nhà báo đủ gan chửi sập cầu chì Bộ trưởng 4T đấy?!
FB: Mai Duong

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Thực hư chuyện linh mục Đặng Hữu Nam có con riêng

Xung quanh nghi vấn Linh mục Đặng Hữu Nam có con riêng đã được rất nhiều trang tin đăng tài:
– Trang Nghệ Tĩnh 365: http://www.nghetinh365.com/2017/05/linh-muc-ang-huu-nam-co-con-rieng.html
– Trang Viet24h: http://viet24h.org/ton-giao/nghi-vn-linh-muc-dang-huu-nam-co-con-rieng.
Việt Nam mới cũng có một bài tổng luận xung quanh nghi vấn này: http://www.vnnew.net/2017/05/nghi-van-lm-ang-huu-nam-co-con-rieng.html.
Chuyện là thế, những bằng chứng đưa ra cũng rất đỗi xác đáng nhưng có vẻ như Giáo hội và cả những chủ thể liên quan chưa thực sự quan tâm tới câu chuyện có thể xem là hiếm gặp và rúng động này!
Với quyết tâm đưa câu chuyện ra ánh sáng, vạch mặt vị Linh mục ngoa ngôn, chống đối và phạm giới răn của Thiên chúa này. Blog Việt Nam mới đã cố công tìm hiểu và xin được cung cấp thêm những bằng chứng sau đây:
Hình ảnh đứa trẻ được cho là đứa con của Linh mục Nam với một người phụ nữ dấu mặt (vào thời điểm thích hợp sẽ cung cấp hình ảnh, địa chỉ và lai lịch của người phụ nữ dấu mặt này):


Trong hình là một cuộc sinh nhật của cậu bé được cho là con của Linh mục Đặng Hữu Nam.
Quan trọng hơn, trong một bức ảnh dưới đây cho thấy dù giữ đời sống của một tu sỹ với độc thân, nghèo khó nhưng Linh mục này vẫn không dấu diếm chuyện mình có gia đình. Chiếc nhẫn được Linh mục này đeo ở ngón áp út trong bức hình sau đây cho thấy rất rõ điều đó.

Xin được để mọi người cùng phán xét và định đoạt chuyện thực hư Linh mục này có gia đình và phá bỏ giới luật đạo Công giáo. Chỉ xin nhắc lại Giáo lý Công Giáo số 1579 viết về điều này như sau: “Trong Giáo Hội Latinh, trừ các phó tế vĩnh viễn, mọi thừa tác viên có chức thánh thường được tuyển chọn từ những người nam sống độc thân và có ý giữ độc thân “vì Nước Trời” (Mt 19,12). Ðược mời gọi tận hiến cho Chúa để “lo việc của Người” (x. 1Cor 7, 32), các ngài hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa và con người. Ðời sống độc thân là dấu chỉ của sự sống mới mà các thừa tác viên của Hội Thánh được thánh hiến để phục vụ. Nếu hân hoan đón nhận đời sống độc thân này, các ngài sẽ loan báo Nước Trời hữu hiệu hơn (x. PO 16)” để cùng đối chiếu và so sánh.
 
An Chiến

Bản chất “Hội Anh em dân chủ” và “mắt xích” Trần Thị Xuân

Ngày 17-10-2017, sau khi cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Tĩnh thi hành lệnh bắt đối tượng Trần Thị Xuân (41 tuổi, ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự, một số trang mạng trong và ngoài nước đã “lên tiếng” cho “nhà hoạt động tích cực” Trần Thị Xuân trong “Hội Anh em dân chủ”.
Vậy, Trần Thị Xuân đã hoạt động thế nào?
“Hội Anh em dân chủ” núp dưới cái bóng gọi là “dân chủ” nhưng bản chất của hội là một tổ chức phản động có mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Trần Thị Xuân là một thành viên tích cực trong tổ chức phản động ấy.
Sinh ra và lớn lên tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng thời gian gần đây, Trần Thị Xuân đã có nhiều hoạt động xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh, trật tự trên địa bàn Hà Tĩnh. Cụ thể, tháng 5-2016, thông qua một số người quen và mạng xã hội, Trần Thị Xuân đã làm quen với đối tượng Nguyễn Trung Trực, trú tại Thạch Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, Trưởng ban điều hành Chi hội Anh em dân chủ miền Trung (đối tượng đã bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình bắt về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vào ngày 4-8-2017).
Sau khi được kết nạp vào hội, đầu tháng 7-2016, Xuân được bầu làm Phó Ban điều hành Chi hội Anh em dân chủ miền Trung. Xuân hoạt động hội với vai trò móc nối, tuyển lựa các đối tượng khác vào tổ chức, chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân các cấp, tập trung và phát triển lực lượng tại địa bàn Hà Tĩnh.
Thông qua mạng xã hội, Trần Thị Xuân đã chia sẻ các bài viết, hình ảnh của các tổ chức, cá nhân phản động, cực đoan có nội dung chống Đảng, chống Nhà nước, kêu gọi, kích động biểu tình, tổ chức hoạt động tình nguyện trong giới trẻ.

Trần Thị Xuân cầm micro kích động người dân tụ tập chống chính quyền.
Hơn nữa, với vai trò là Phó Ban điều hành Chi hội Anh em dân chủ miền Trung, dưới sự chỉ đạo của đối tượng “cộm cán” trong hội, được sự tài trợ, hậu thuẫn của các tổ chức phản động trong và ngoài nước, Xuân ngày càng hoạt động tích cực cho hội, thực hiện mục tiêu chung của hội là chống phá và lật đổ chính quyền. Trần Thị Xuân đã nhận tiền của tổ chức khủng bố, phản động lưu vong ở nước ngoài và các đối tượng cực đoan trong nước.
Để khuyếch trương cho cái gọi là “dân chủ” ấy, Xuân đã tham gia các hoạt động dưới danh nghĩa “vì cộng đồng”, “từ thiện”, nhưng thực chất là dùng tiền, vật chất của các tổ chức phản động lôi kéo, móc nối các đối tượng khác trên địa bàn cùng tham gia các hội, nhóm chống đối.
Trần Thị Xuân đã câu kết cùng một số đối tượng trong các tổ chức phản động như Bạch Hồng Quyền (28 tuổi, quê thôn Cói, xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), hiện đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh truy nã toàn quốc về tội gây rối trật tự công cộng); Hoàng Đức Bình (34 tuổi, tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An khởi tố về tội “Chống người thi hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, quy định tại Điều 257, 258 – Bộ luật Hình sự), tham gia tụ tập, gây rối tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Tổ chức “Hội Anh em dân chủ” nhằm tập hợp các phần tử chống Nhà nước để tiến hành hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, tham gia nhiều cuộc kích động và biểu tình gây rối ở nhiều địa phương, được điều hành, chỉ đạo bởi tổ chức phản động, khủng bố ở nước ngoài. Trần Thị Xuân là một mắt xích trong đường dây “Hội Anh em dân chủ” bị cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Tĩnh bắt giữ, chặn đứng âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Việc bắt giữ Trần Thị Xuân được dư luận đồng tình, ủng hộ.
Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra, Phó Giám đốc Công an Hà Tĩnh cho biết: Với phương châm “thượng tôn pháp luật”, những vụ án xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh, lực lượng Công an tập trung điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là những vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia.
(Theo Công An Nhân Dân)

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

‘Khuyên’ Bộ trưởng Y tế nghỉ, bác sĩ bị khiển trách, phạt tiền

Ngoài bị khiển trách, một bác sĩ ở Thừa Thiên – Huế còn bị xử phạt hành chính 5 triệu đồng vì “bôi nhọ” Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trên Facebook .
Ngày 19/10, ông Nguyễn Đức Lợi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết trung tâm vừa có quyết định thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách đối với bác sĩ Hoàng Công Truyện, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, vì vi phạm các quy định lliên quan đến viên chức.
Theo hồ sơ vụ việc, vào ngày 15/7, Bộ Y tế có công văn do ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Bộ Y tế, thừa lệnh Bộ trưởng ký gửi Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế kèm với bản nội dung in từ Facebook có tên Hoàng Công Truyện. 

Công văn này cho biết vào tối 14/7, trên trang cá nhân Hoàng Công Truyện có đưa một nội dung “khuyên” bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, nên nghỉ, chê bộ trưởng không về cơ sở nên không biết nỗi khổ của y, bác sĩ tuyến dưới và yếu kém trong công tác tham mưu vấn đề an ninh ở bệnh viện… Kèm với đó là hình ảnh chụp bà Tiến cận cảnh.
Công văn của Bộ Y tế cho rằng nội dung trên là bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người đứng đầu ngành y. Trong khi toàn ngành đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân thì những thông tin như vậy đã ảnh hưởng uy tín ngành nói chung và tạo dư luận xấu, gây hoang mang, giảm sút niềm tin của người dân với cá nhân bộ trưởng nói riêng.
Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với công an tỉnh khẩn trương kiểm tra và xác minh thông tin của tài khoản Facebook này. Trong trường hợp tài khoản này của cán bộ công tác trong ngành y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế, đề nghị Sở Y tế tỉnh có biện pháp kiểm điểm và xử lý theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo nguồn tin của Người Lao Động, sau khi có công văn của Bộ Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế đã vào cuộc, làm rõ chủ tài khoản Facebook trên là của bác sĩ Hoàng Công Truyện, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng đối với bác sĩ Truyện.
Vị bác sĩ đã làm bản kiểm điểm, giải trình sự việc. Sau khi xem xét và được sự nhất trí của lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền đã có quyết định về việc thi hành kỷ luật bác sĩ này vào ngày 15/8.
Theo Zing

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Đấu tranh bất bạo động hiện đại, cách thức chống phá mới của tổ chức phản động Việt tân

Chiến thuật đấu tranh bất bạo động” hay còn gọi “chiến thuật mềm” là cụm từ quen thuộc được nhắc nhiều trong các phiên tòa xét xử đối tượng tham gia tổ chức phản động Việt tân thời gian qua. Mục tiêu cuối cùng là chống phá đất nước, hòng lật đổ chế độ một đảng do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo. Tuy nhiên, việc một loạt các con bài chiến thuật, các ngọn cờ đầu mà chúng gây dựng tại Việt Nam bấy lâu nay lần lượt kẻ bị bắt, kẻ truy nã, trục xuất… khiến Việt tân phải cay đắng thừa nhận “con đường đấu tranh bất bạo động đang trở nên khó khăn và sẽ khai tử nếu không thay đổi”.

Thuật ngữ “đấu tranh bất bạo động hiện đại” được Việt tân cho ra đời trong bối cảnh tổ chức phản động này thể hiện mối quan tâm và dựa dẫm triệt để vào một số linh mục, giáo sỹ cực đoan trong đạo Công giáo. Trong đó, cụm từ “hiện đại” được chúng chắp nối dựa trên việc đẩy mạnh cung cấp kinh phí, tài chính vào những “ngọn cờ Công giáo” trong nước tạo dựng các hội, nhóm độc lập với mục tiêu từng bước cách tân tư duy của người dân (khởi điểm từ giáo dân), lấy trọng tâm tổ chức các cuộc tập huấn, khoét sâu vào những mặt tiêu cực trong xã hội hiện nay như: lạm thuế, tham nhũng, mâu thuẫn tôn giáo… nhằm hạ thấp uy tín, giảm sức chiến đấu trong các tổ chức, cơ quan nhà nước; tiến tới hình thành điểm n óng, tranh chấp, đối trọng với chính quyền; tập dượt, rút kinh nghiệm bằng các cuộc bạo loạn quy mô nhỏ nhằm tạo sức lan tỏa cộng đồng; phát triển xã hội dân sự, công khai tổ chức đối lập, lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Tổ chức khủng bố Việt tân đang hẫu thuẫn cho các Linh mục cục đoan 
chống đối với chính quyền và chế độ.
 
Tại Nghệ An, chiến thuật “đấu tranh bất bạo động hiện đại” thể hiện rõ nét qua việc ngày càng có nhiều linh mục cực đoan dưới sự hậu thuẫn của giáo hội công khai hoạt động chống đối quyết liệt với chính quyền, phát sinh ngày càng nhiều điểm n óng phức tạp về ANTT do mâu thuẫn trong cộng đồng Lương giáo, đặc biệt việc GP Vinh cho ra đời cái gọi là Tiểu Ban Công lý và Hòa bình (với mục đích tập huấn kỹ năng đấu tranh mềm cho giáo dân) ngay sau khi người đứng đầu Nguyễn Thái Hợp kết thúc chuyến thị phạm trời Âu với một loạt thành viên trong băng đảng Việt tân là lời giải xác đáng cho những ai còn nghi hoặc, phân vân.
 
Từ Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục (Quỳnh Lưu) đến mới nhất là Nguyễn Ngọc Ngữ (Diễn Châu), họ là những vị Linh mục đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng các điểm n óng Sơn Hải, An Hòa, Quỳnh Ngọc, Diễn Mỹ thời gian qua. Dư luận bất bình, nhân dân phẫn nộ, trong khi đó ít ai biết, cái kết mà những vị Lm phản động này đạt được đó là những đồng tiền bẩn được trích ra từ nguồn kinh phí giải ngân theo kiểu “hoàn thành nhiệm vụ” đổ về từ Việt tân còn hậu quả để lại hầu hết các Lm đều im hơi lặng tiếng, để mặc giáo dân phải nặng nề gánh chịu. Từ những vùng vốn dĩ ôn hòa, đoàn kết giờ đây nhanh chóng trở thành chảo lửa, xung đột ranh giới mong manh, có nơi giáo dân hoàn toàn bị cô lập bởi vạ miệng loạn ngôn của cha xứ, có nơi giáo dân quay cuồng trong hoảng sợ vì các phong trào yêu nước tự phát của nhân dân. Để rồi người ta đôi lúc tự hỏi: Lương hay Giáo đều là dân Việt, nồi da xáo thịt vì ai?
Như vậy, từ những gì đã và đang xảy ra tại Gp Vinh, chúng ta một lần nữa phải nhận ra được “bất bạo động hiện đại” là một phương thức hoạt động đặc biệt nguy hiểm và “mềm dẻo” hơn so với những gì Việt tân đã làm trước đây. Với bản chất này, chúng sẽ tiếp tục dung dưỡng, khích lệ những Lm mang màu sắc và khuynh hướng phản động chống đối bằng các chuyến mời mọc du hí, tham quan trời Tây, từ đó làm nòng cốt để khơi mào mâu thuẫn trong cộng đồng lương giáo, làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng ta cần cảnh giác cao độ với phương thức mới này của Việt tân trong giai đoạn hiện nay.