Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Đấu tranh bất bạo động hiện đại, cách thức chống phá mới của tổ chức phản động Việt tân

Chiến thuật đấu tranh bất bạo động” hay còn gọi “chiến thuật mềm” là cụm từ quen thuộc được nhắc nhiều trong các phiên tòa xét xử đối tượng tham gia tổ chức phản động Việt tân thời gian qua. Mục tiêu cuối cùng là chống phá đất nước, hòng lật đổ chế độ một đảng do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo. Tuy nhiên, việc một loạt các con bài chiến thuật, các ngọn cờ đầu mà chúng gây dựng tại Việt Nam bấy lâu nay lần lượt kẻ bị bắt, kẻ truy nã, trục xuất… khiến Việt tân phải cay đắng thừa nhận “con đường đấu tranh bất bạo động đang trở nên khó khăn và sẽ khai tử nếu không thay đổi”.

Thuật ngữ “đấu tranh bất bạo động hiện đại” được Việt tân cho ra đời trong bối cảnh tổ chức phản động này thể hiện mối quan tâm và dựa dẫm triệt để vào một số linh mục, giáo sỹ cực đoan trong đạo Công giáo. Trong đó, cụm từ “hiện đại” được chúng chắp nối dựa trên việc đẩy mạnh cung cấp kinh phí, tài chính vào những “ngọn cờ Công giáo” trong nước tạo dựng các hội, nhóm độc lập với mục tiêu từng bước cách tân tư duy của người dân (khởi điểm từ giáo dân), lấy trọng tâm tổ chức các cuộc tập huấn, khoét sâu vào những mặt tiêu cực trong xã hội hiện nay như: lạm thuế, tham nhũng, mâu thuẫn tôn giáo… nhằm hạ thấp uy tín, giảm sức chiến đấu trong các tổ chức, cơ quan nhà nước; tiến tới hình thành điểm n óng, tranh chấp, đối trọng với chính quyền; tập dượt, rút kinh nghiệm bằng các cuộc bạo loạn quy mô nhỏ nhằm tạo sức lan tỏa cộng đồng; phát triển xã hội dân sự, công khai tổ chức đối lập, lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Tổ chức khủng bố Việt tân đang hẫu thuẫn cho các Linh mục cục đoan 
chống đối với chính quyền và chế độ.
 
Tại Nghệ An, chiến thuật “đấu tranh bất bạo động hiện đại” thể hiện rõ nét qua việc ngày càng có nhiều linh mục cực đoan dưới sự hậu thuẫn của giáo hội công khai hoạt động chống đối quyết liệt với chính quyền, phát sinh ngày càng nhiều điểm n óng phức tạp về ANTT do mâu thuẫn trong cộng đồng Lương giáo, đặc biệt việc GP Vinh cho ra đời cái gọi là Tiểu Ban Công lý và Hòa bình (với mục đích tập huấn kỹ năng đấu tranh mềm cho giáo dân) ngay sau khi người đứng đầu Nguyễn Thái Hợp kết thúc chuyến thị phạm trời Âu với một loạt thành viên trong băng đảng Việt tân là lời giải xác đáng cho những ai còn nghi hoặc, phân vân.
 
Từ Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục (Quỳnh Lưu) đến mới nhất là Nguyễn Ngọc Ngữ (Diễn Châu), họ là những vị Linh mục đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng các điểm n óng Sơn Hải, An Hòa, Quỳnh Ngọc, Diễn Mỹ thời gian qua. Dư luận bất bình, nhân dân phẫn nộ, trong khi đó ít ai biết, cái kết mà những vị Lm phản động này đạt được đó là những đồng tiền bẩn được trích ra từ nguồn kinh phí giải ngân theo kiểu “hoàn thành nhiệm vụ” đổ về từ Việt tân còn hậu quả để lại hầu hết các Lm đều im hơi lặng tiếng, để mặc giáo dân phải nặng nề gánh chịu. Từ những vùng vốn dĩ ôn hòa, đoàn kết giờ đây nhanh chóng trở thành chảo lửa, xung đột ranh giới mong manh, có nơi giáo dân hoàn toàn bị cô lập bởi vạ miệng loạn ngôn của cha xứ, có nơi giáo dân quay cuồng trong hoảng sợ vì các phong trào yêu nước tự phát của nhân dân. Để rồi người ta đôi lúc tự hỏi: Lương hay Giáo đều là dân Việt, nồi da xáo thịt vì ai?
Như vậy, từ những gì đã và đang xảy ra tại Gp Vinh, chúng ta một lần nữa phải nhận ra được “bất bạo động hiện đại” là một phương thức hoạt động đặc biệt nguy hiểm và “mềm dẻo” hơn so với những gì Việt tân đã làm trước đây. Với bản chất này, chúng sẽ tiếp tục dung dưỡng, khích lệ những Lm mang màu sắc và khuynh hướng phản động chống đối bằng các chuyến mời mọc du hí, tham quan trời Tây, từ đó làm nòng cốt để khơi mào mâu thuẫn trong cộng đồng lương giáo, làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng ta cần cảnh giác cao độ với phương thức mới này của Việt tân trong giai đoạn hiện nay.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét