Kể từ đầu năm đến nay, các tỉnh thành trên khắp cả nước ghi nhận có sự xuất hiện khá dày đặc của những thương vụ chuyển nhượng hoặc lên kế hoạch thâu tóm các dự án bất động sản từ phía nhà đầu tư Trung Quốc. Lạ ở chỗ, các dự án mà TQ thâu tóm hoặc là nằm ở những vị trí đắc địa, hoặc là đang đứng bên bờ phá sản, không thể cứu vớt. Người dân Việt Nam đã từng lãnh không ít quả đắng từ việc làm ăn kinh doanh với TQ, vậy đằng sau các vụ thâu tóm bất động sản Việt, ngoài mục tiêu kinh tế, các doanh nghiệp TQ còn có những âm mưu, thủ đoạn thâm độc nào?
“Kền Kền” nhặt “xác chết” bất động sản, doanh nghiệp Việt thua ngay tại sân nhà
Hiện nay dòng vốn đầu tư dày đặc của Trung Quốc ồ ạt tiến vào Việt Nam có thể được ví như những con “kền kền” lợi dụng lúc bất động sản đi xuống, hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước đang rơi vào cảnh túng quẫn, kẹt tiền vội vã bán lại các dự án “xác chết” để thâu tóm với cái giá rẻ bèo, như đồ “đồng nát”.
Chưa hết, do quy định pháp luật Việt Nam vẫn chưa rõ ràng, nên các nhà đầu tư TQ khi vào nước ta chỉ mang theo mấy chục triệu, trăm triệu USD trong khi dự án là hàng tỷ USD, sau đó vay vốn tại nước ta, làm dự án bất động sản. Tức là TQ dùng chính vốn của VN, kiếm lời từ chính dân VN. Trường hợp không có lãi nước này sẽ tìm cách bỏ chạy, họ không mất gì còn VN thì ốm một đống tài sản bỏ dở dang.
Trường hợp mới nhất là vụ quỹ đầu tư VinaLand Limited và VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited VOF (thuộc VinaCapital) công bố đã thoái toàn bộ vốn nắm giữ tại dự án Đại Phước Lotus (tại Đồng Nai) cho một tập đoàn đến từ Trung Quốc là China Fortune Land Development Co., Ltd. (CFLD) vào tháng 4 vừa qua. Do đuối sức, không thể tiếp tục triển khai các dự án, VinaCapital đã quyết định “trao tay” các dự án do Tập đoàn TQ với cái giá thấp hơn mong đợi rất nhiều.
Nhìn ở tầng vĩ mô, các doanh nghiệp ngoại sau những vụ thâu tóm, từ người đứng ngoài cuộc trở thành người dẫn dắt thị trường cũng như các hoạt động kinh tế của Việt Nam. Lúc này TQ trở thành một trong những nhân tố có thể làm thay đổi tính chất hay cấu trúc nền kinh tế theo ý đồ mà nước này muốn. Tức kinh tế Việt Nam nằm gọn trong tay Trung Quốc, muốn bóp chết lúc nào cũng được, nhất là khi TQ muốn dành lợi thế trên mặt trận chủ quyền.
Đáng lo ngại hơn, dưới sự điều hành, quản lý của những ông chủ mới giàu có về mọi mặt, các thương hiệu Việt sau khi bị TQ thâu tóm, cũng dần bị thay đổi về cách thức kinh doanh theo chiến lược mới, từ đó thay tên đổi họ, thậm chí tên tuổi vốn có cũng dần bị khai tử. Thực tế cho thấy, hàng loạt những thương hiệu Việt từng được người tiêu dùng ưa chuộng trước đây như Dạ Lan (kem đánh răng), Mỹ Hảo và X-Men (hóa mỹ phẩm), rồi đến Tribeco (nước uống), Bibica (bánh kẹo), Phở 24 và Highlands Coffee,… đã lần lượt vào tay các thương hiệu ngoại như Unilever, Uni-President (Đài Loan), Lotte (Hàn Quốc) và Jollibee (Philippines)… rồi từ từ mất hút trên thị trường.
Không chỉ là kinh tế, “kền kền” còn có âm mưu “rỉa” cả chủ quyền lãnh thổ
Một điểm cần lưu ý trước các vụ thâu tóm này đó là các “kền kền” Trung Quốc “ăn” tất cả, bất chấp doanh nghiệp đang ở bên bờ vực phá sản hay đang ăn nên làm ra. Điều này khiến người ta nghi ngại các thương vụ mua lại của TQ chỉ nhằm phục vụ cho các mục đích phi kinh tế. Cũng cần lưu ý rằng, một khi đã mua đứt các dự án bất động sản và các khu đất vàng, đến khi Việt Nam muốn đòi lại để phục vụ cho lợi ích quốc gia, một quốc gia tham lam, ích kỷ như Trung Quốc liệu có sẵn sàng trả lại?
Quan trọng hơn, các dự án bất động sản chính là con đường giúp TQ đưa người dân sang cư trú bất hợp pháp tại Việt Nam, mà cộng đồng người Hoa lại được xem là một trong những vũ khí giúp TQ tuyên truyền chủ quyền phi pháp của mình. Họ chính là những người từng mang theo visa có in hình “Đường lưỡi bò” đi khắp các nước, cũng là những cộng đồng đã lập nên “phố Trung Quốc” ăn dầm ở dề tại Việt Nam, lợi dụng du lịch để làm việc chui, xuyên tạc chủ quyền và lịch sử nước ta, mở rộng kinh doanh để phổ biến tiền Nhân Dân Tệ,… Mục đích sau cùng của loạt hành động này là gì, là để tẩy não dân tộc ta và khách du lịch khắp nơi trên thế giới, biến không thành có chủ quyền, biến nước ta thành lãnh thổ của chúng?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng bày tỏ sự lo ngại về số lượng người TQ tại Hà Tĩnh rằng: “Mức độ có mặt của người TQ nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm đôi”. Việc mất đất vào tay Trung Quốc, cộng với số lượng lớn người TQ ồ ạt định cư tại Việt Nam, đặc biệt là ở những vị trí địa lý quan trọng, khiến người ta không thể không hoài nghi về một kế hoạch lập căn cứ quân sự, đóng quân để tấn công Việt Nam bất cứ khi nào của Trung Quốc.
Thật vậy, trên khắp dải đất hình chữ S, Trung Quốc từng lập nhiều âm mưu tinh vi phục vụ cho mục tiêu xâm chiếm lãnh thổ nước ta và may mắn được báo chí phanh phui kịp thời, như: Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (bị TQ thâu tóm từ năm 2011) có ý định thuê 96ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển, gần cảng Cửa Việt nhằm mục đích “lập căn cứ quân sự”, phục vụ cho việc chia cắt VN bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra; Cty TNHH MTV Bãi Chuối (chủ là người Hoa) xin chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp 100ha đất ở khu vực Bãi Chuối thuộc khu vực đèo Hải Vân, một khu vực đặc biệt trọng yếu về an ninh quốc phòng;…
Gần đây nhất, tập đoàn Trung Quốc China Fortune Land Development Co., Ltd. (CFLD) vừa hợp tác với Tổng Công ty Tín Nghĩa để phát triển Khu Đô thị Đông Sài Gòn và Khu Công nghiệp Ông Kèo tại tỉnh Đồng Nai – hai dự án có vị trí liền kề với Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ hình thành trong tương lai. Tức là, khi có biến, đội quân TQ nằm vùng ở đây có thể nhanh chóng tấn công vào sân bay Long Thành gây ách tắc giao thông và làm trì trệ đường vận chuyển vũ khí của quân đội ta.
Việt Nam từng có nhiều bài học cay đắng về những thứ có liên quan đến “yếu tố TQ”, thế nhưng hiện nay các chính sách, các ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài, cùng tầm nhìn hạn hẹp của các doanh nghiệp Việt đang đẩy sự sống còn của nền kinh tế cho quốc gia láng giềng. Chưa kể, sau kinh tế, còn biết bao nhiêu hệ lụy đính kèm có thể xảy đến như mất đất, mất nước, gây bất ổn xã hội,… Và với lòng tham luôn hăm he xâm lược Việt Nam, thì đúng như một người Nhật từng nói: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian”.
Duy Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét