Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI VÀ QUYỀN TỰ DO BIỂU TÌNH: TRÒ LỐ ĐỊNH LẤY LẠI THANH DANH

Vừa qua, trên các trang mạng, đã xuất hiện cái gọi là bản tuyên bố về tự do lập hội và biểu tình của một số tổ chức dân sự cũng như của một số nhà rân chủ. Nghe hai từ tuyên bố tưởng rằng nó hùng hồn, đanh thép lắm nhưng nếu đọc thì lại thấy bản tuyên bố này lý luận cùn, cẩu thả trong nội dung và có vẻ như mang đậm tính hình thức, gây tiếng vang nhiều hơn. Chẳng vậy mà khi bản tuyên bố ra đời, ngay các trang phản động trong nước ít đả động tới thì các trang nước ngoài lại đăng lấy đăng để những nội dung ngắn ngủn vì chẳng biết đăng gì hơn.

Đầu tiên, có thể thấy sức lan tỏa của bản tuyên bố này không lớn do nó được núp dưới cái tên của các tổ chức dân sự không mấy tai tiếng hoặc đã từng tai tiếng nhưng giờ chỉ còn được cái tên. Tương tự như vậy, các cá nhân ủng hộ cũng không thật quá nổi bật, thật quá uy tín để thu hút được sự quan tâm của dư luận. Như vậy tính hấp dẫn của bản tuyên bố đã bị mất đi quá nửa.
 
Đài báo phản động bên ngoài thi nhau tung hê bản tuyên bố!
Về nội dung, chúng ta có thể thấy rằng, tuyên bố này là nhằm đòi quyền được quy định trong điều 25 Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, ngay từ tên tuyên bố cũng không trích đúng nội dung quy định điều 25 thì thử hỏi họ đòi thứ gì nữa. Theo đó, điều 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, chúng ta thấy rằng từ tự do được gắn cho ngôn luận và báo chí thể hiện quyền mỗi con người về sự nhận định của cá nhân với xã hội. Tuy nhiên, tiếp cận thông tin, hội họp, biểu tình được ghi nhận là quyền con người nhưng nó có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng, do vậy, những nội dung trên cần sự chi phối nhất định của cơ quan chức năng chứ không thể tự do một cách vô phép tắc được. Như vậy, tiêu đề bản tuyên bố đã dùng thủ thuật câu chữ để đánh lừa người khác.

Thứ hai, bản tuyên bố này tìm cách khẳng định vai trò của các tổ chức xã hội, yêu cầu nhà nước ta không được nghi ngờ và kỳ thị với các tổ chức xã hội dân sự. Phải nói rằng, từ trước đến nay nhà nước Việt Nam chúng ta luôn coi trọng và đánh giá cao các tổ chức xã hội dân sự, mong muốn thông qua các tổ chức dân sự sẽ có được sự phản biện xã hội đối với các vấn đề nóng, các vấn đề cấp bách của đất nước. Sự phản biện ở đây không phải là mỗi việc chỉ ra cái chưa được mà lớn hơn là góp ý giải pháp để khắc phục sơ hở thiếu sót, hoàn thiện hơn thể chế chính trị. Tuy nhiên, thử nhìn vào các tổ chức dân sự cho ra bản tuyên bố này như Diễn đàn dân sự, câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Ban vận động văn đoàn độc lập, diễn đặn Bauxite Việt Nam, câu lạc bộ Phan Tây Hồ, các cá nhân như Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Tuấn Khanh, Hoàng Dũng…đều ít nhiều dính dáng tới các tổ chức phản động ngoài nước, thậm chí là tổ chức khủng bố, đều có sự can thiệp từ các yếu tố bên ngoài. Và trong sự phản biện xã hội, một giải pháp luôn luôn được đưa ra đó là buộc Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ quyền lãnh đạo đất nước của mình, luôn tìm cách lật đổ chính quyền. Vậy thử hỏi, họ chưa vào tù là may rồi.

Thứ ba, bản tuyên bố này tìm cách đổ trách nhiệm cho việc luật biểu tình, luật lập hội ra đời chậm, yêu cầu Quốc hội phải làm rõ trách nhiệm của Chính phủ cho sự chậm trễ này. Lý giải việc này, chúng ta có thể thấy rằng, Hiến pháp mới được thực thi từ 2013, tuy nhiên cho đến nay, nhiều luật vẫn đang được Quốc hội tiếp tục xây mới hoặc bổ sung cho phù hợp với tình thần hiến pháp. Bên cạnh đó, các kỳ họp Quốc hội còn bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng khác chứ không phải họp chỉ để xây dựng luật. Hơn nữa, quy định của pháp luật là sự điều chỉnh của Nhà nước lên các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo an ninh trật tự của xã hội. Vì vậy, chúng ta cần tính toán, xem xét kỹ các nội dung điều luật tránh việc tạo sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng lập ra các hội, tiến hành các cuộc biểu tình chống Đảng, chống Nhà nước. Không phải Chính phủ, Quốc hội chậm trễ mà những hoạt động chống phá núp bóng phức tạp của một số tổ chức dân sự, đám rân chủ khiến các luật này chưa được ban hành.

Thứ tư, về tính chính danh khi đưa ra tuyên bố. Chỉ 5 tổ chức dân sự nhỏ nhoi, không tiếng nói thậm chí thực chất đây là các hội nhóm bất hợp pháp núp bóng tổ chức dân sự, dăm ba chục nhà rân chủ quy tập lại mà lớn tiếng ra bản tuyên bố hùng hồn đòi Chính phủ, Quốc hội phải chiều lòng theo chúng sao. Nhà nước này chỉ phục vụ cho lợi ích của nhân dân, của đất nước. Lẽ dĩ nhiên là chúng không có quyền gì để đại diện cho các tầng lớp nhân dân được. 

Cuối cùng có thể thấy, sau những hoạt động trấn áp mạnh tay của lực lượng công an với các hành vi xâm phạm ANQG của các nhà rân chủ, các nhà rân chủ còn lại thì nằm im nghe ngóng, nó khiến cho làng phản động trở nên nguội lạnh, nhiều tổ chức chúng dày công xây dựng không tuyên bố mà tự giải tán. Có thể nói, chẳng phải ngày gì, chẳng phải dịp nào mà tự dưng bản tuyên bố này ra đời. Bản tuyên bố chỉ như một cánh tay giơ lên của những đám rân chủ còn lại để lâu lâu gây tiếng vang, báo hiệu em còn sống với đám phản động nước ngoài mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét