Huawei từng là siêu tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc, chiếm lĩnh thị trường viễn thông toàn cầu, nhưng sự tín nhiệm đối với thương hiệu Huawei ngày càng tụt dốc vì những hiểm họa an ninh mà hãng gây ra. Nắm bắt được tình hình, Chính phủ Trung Quốc lập tức tung ra “vũ khí” gián điệp mới mang thương hiệu OPPO. Thế nhưng, với chiến lược quảng cáo “smartphone an toàn nhất”, vũ khí mới này được tình báo Trung Quốc bảo bọc kỹ lưỡng, giúp OPPO né những vết xe đổ mà Huawei dính phải.
Đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng, một phiên bản smartphone có tên rất Tây – OPPO được tung ra thị trường, không như phiên bản Hoa Vi (Huawei) sặc mùi Trung Quốc trước đó. Mặc dù là một tập đoàn của Trung Quốc, OPPO lại được “tâng bốc” là có trụ sở tại Mỹnhằm đánh lừa người dùng về chất lượng và tính bảo mật của dòng điện thoại này. Thực tế, các sản phẩm của OPPO chỉ bán chạy tại các thị trường Châu Á, chuộng sản phẩm có mẫu mã đẹp, giá rẻ như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Trước kia, phiên bản cũ Huawei cũng từng được tình báo Trung Quốc giữ kín về xuất xứ, hạn chế tiếp xúc với báo chí. Mãi đến tháng 10.2012, khi Ủy ban tình báo Nghị viện Mỹ công bố điều tra về 2 nhà cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc là Huawei và ZTE đang đe dọa an ninh của Mỹ, cả thế giới mới té ngửa.
Tiếp bước di sản từ Huawei, OPPO cũng áp dụng chiêu bài chi mạnh cho các hoạt động quảng cáo thương hiệu. Không thể phủ nhận chiêu trò quảng cáo của Huawei khá tinh vi, xảo quyệt khi đánh trúng tâm lý và thị hiếu của người dùng địa phương. Huawei đã chọn ca sĩ Mỹ Tâm, với số lượng fan đông đảo, làm đại sứ thương hiệu tại Việt Nam. Bước tiếp thành công từ Huawei, OPPO cũng chiêu dụ những cái tên hàng đầu của showbit Việt cho chiến dịch quảng cáo như: Sơn Tùng, ChiPu, Noo Phước Thịnh, Tóc Tiên… Các nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật vô tình tiếp tay cho tình báo Trung Quốc giám sát tình báo chính những khán giả yêu mến của họ.
Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của OPPO trên thị trường Việt Nam không thể không kể tới sự tiếp tay của tập đoàn viễn thông Quân đội Nhân dân – Viettel, nhà nhập khẩu và phân phối OPPO lớn nhất Việt Nam. Tương tự Huawei, OPPO đã chen chân vào thị trường Việt Nam thông qua những dự án “quà tặng thử nghiệm” và “ưu đãi, dịch vụ đặc biệt” dành riêng cho Viettel. Với sự chống lưng của một thương hiệu mang danh nhà nước, lại là thuộc cơ quan quân đội, có bề dày kinh nghiệm về kỹ thuật công nghệ như Viettel, OPPO đang ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam, bấp chấp những rủi ro về bảo mật. Sự tin dùng của người dùng Việt Nam bị chính đơn vị này bán rẻ cho “láng giềng” mà họ không hề hay biết.
Với trình độ công nghệ thông tin ngày càng phát triển của Trung Quốc như hiện nay, việc tạo ra một backdoor cài cắm vào các thiết bị di động vượt qua được Tường lửa, tránh sự phát hiện của các phần mềm chống virus là điều hết sức dễ dàng. Bên cạnh đó, với sự bảo bọc của tình báo Trung Quốc, hiện nay các chuyên gia an ninh vẫn chưa thể phát hiện backdoor trong các thiết bị của OPPO. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, với một sản phẩm chất lượng kém, tình báo Trung Quốc không cần phải sử dụng backdoor mới có thể hack các thiết bị này. Chưa kể đến, các nhà sản xuất smartphone của Trung Quốc cũng tuân theo lệnh của chính phủ, cố tình thiết kế các sản phẩm chứa nhiều lỗ hổng, trải đường cho các hoạt động tình báo.
Một bằng chứng rõ ràng chứng minh OPPO là công cụ tình báo Trung Quốc đó là mối quan hệ hợp tác giữa OPPO với Công ty Công nghệ AdUps (Trung Quốc). Ngoài Huawei, AdUps cũng là nhà cung cấp phần mềm cài sẵn “secret backdoor” cho OPPO để công ty này bán sản phẩm trên nhiều quốc gia. Backdoor này sẽ có tác dụng tự động gửi nội dung tin nhắn SMS, danh bạ, nhật ký cuộc gọi, dữ liệu vị trí và thông tin cá nhân người dùng đến AdUps mà người dùng không hay biết. Chính AdUps cũng xác nhận hãng này thiết kế phần mềm được để giúp các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc theo dõi hành vi người dùng.
Rõ ràng chiến lược gián điệp của tình báo Trung Quốc đã được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng, từ quy trình tiếp cận thị trường, quảng cáo thương hiệu, mua chuộc “lực lượng bảo kê”, đến bí mật do thám gián điệp,… thậm chí là cả phát hành bản nâng cấp cho “vũ khí gián điệp”. Một thực tế đáng buồn là người dùng Việt Nam đang phải yếu đuối chống chọi trước các hiểm họa, vì đằng sau các thương hiệu này, là cả một lực lượng “bảo kê” có thế, có lực bao che cho chúng lộng hành.
Minh Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét