Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ – MỘT KẺ VONG ƠN BỘI NGHĨA

Nhận thức về tôn giáo hầu như ai cũng hiểu nôm na đến với tôn giáo là đến với “Chân – Thiện – Mỹ”, hướng con người đến với những điều tốt đẹp để tìm đến một cuộc sống vĩnh cửu. Thế nhưng, một số người là tín đồ, thậm chí là chức sắc của một số tôn giáo lại không làm được điều như trên, trong đó phải kể đến một số chức sắc cực đoan của Công giáo, có thể kể đến như giám mục Nguyễn Thái Hợp, linh mục Trần Đình Lại, linh mục Đặng Hữu Nam, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, linh mục Phan Văn Lợi và cũng không thể thiếu một nhân vật rất nỏi tiếng vì “TAI TIẾNG” đó là linh mục Nguyễn Văn Lý, và bài viết này tác giả xin chia sẻ một số vấn đề liên quan đến vị linh mục mà nửa già cuộc đời của ông ta làm việc đạo thì ít bị chịu phạt tù thì nhiều.
13260101_10206572994348380_4968218981559202787_n
Linh mục Nguyễn Văn Lý và Phan Văn Lợi
Về tiểu sử của minh mục Nguyễn văn Lý thì không cần bàn cãi ở đây, điều đáng nói đó là sau khi mãn hạn từ và được đưa về nghỉ hữu dưỡng tại nhà hưu dưỡng của Tòa giám mục Huế, lm Lý lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của mình. Vẫn chứng nào tật đấy, dường như ý thức chống phá đã ăn sâu vào máu thịt của lm Lý thì phải. Ngay sau khi ra tù, có rất nhiều đối tượng xấu trong một số hội nhóm bất hợp pháp như “hội anh em dân chủ”, “hội đồng liên tôn”, “hội cựu tù nhân lương tâm”, kể cả thành viên của tổ chức khủng bố “Việt Tân” thường xuyên qua lại phòng ở của Lý để tụ họp, bàn bạc chính trị, tìm cách để chống phá cách mạng Việt Nam, phục vụ cho mưu đồ của chủ nghĩa tư bản với Việt Nam.
Chính vì thể mà gần đây, trong thời gian từ ngày 2/1/2017 đến 08/01/2017, lm Nguyễn Văn Lý lại dùng đầu óc hoang tưởng, thần kinh chính trị của mình để tuyên truyền những lời lẽ nhằm kích động, kêu gọi người dân biểu tình, gây rối an ninh trật tự, chống đảng, chống nhà nước, đặc biệt nhằm phá hoại chuyên đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao sang Trung Quốc, đồng thời dùng những luyện điệu hết sức mơ hồ, xen lẫn tính xuyên tạc để chia rẽ quan hệ ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc.
Những năm qua, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cũng như những chính sách phù hợp của Nhà nước toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực hết mình, tiếp tục đổi mới về tư duy, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và đã đạt được nhiều thành tựu to lơn về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao, nâng tầm quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến đại đa số hàng ngũ chức sắc tôn giáo Việt Nam, khiến họ ngày càng tin tưởng và là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Những điều này chắc chắn lm Nguyễn Văn Lý – một người có học thức đầy đủ, hơn người chắc chắn phải nhìn nhận thấy rõ ràng. Nhưng có lẽ, tư tưởng cực đoan đã ăn sâu vào máu thịt của lm Lý nên dường như những thành quả to lớn mà đất nước ta có được cho đến nay đều như “nước chảy bèo trôi”… Do vậy, mà nhiều năm trước cho đến bây giờ lm lý vẫn nặn ra nhiều bệnh phẩm để chống Đảng, chống Nhà nước Việt Nam. Không những vậy, lm Lý còn là người ăn cháo đái bát, vong ơn bội nghĩa. Nếu không có những con người của chế độ xã hội chủ nghĩa giàu lòng thương người thì có lẽ lm Lý giờ đã không còn khỏe mạnh như bây giờ. Nhất là trong thời gian Lý mang bệnh nặng, được sự chăm lo của các giám thị trại giam Nam Hà và được các y bác sĩ viện 198 hết lòng cứu chữa nên linh mục Lý mới lành lặn như ngày hôm nay. Thế nhưng, bản chất lật lọng của vị linh mục ở cái tuổi thất thập cổ la hi này lại được tái diễn một lần nữa dù biết bao nhiêu lần trong tù lm Lý đã viết tâm thư cám ơn, ca ngợi Đảng, Nhà nước và hứa sẽ làm một người công dân lương thiện, “kính chúa, yêu nước” và la một vị linh mục chuyên tâm vì sự đạo, phụng sự Thiên Chúa, rời xa những lỗi lầm và những kẻ xấu đã gián tiếp đưa đẩy lm Lý vào nơi tù tội.
Nam Hưng
https://vitoquocvietnam.wordpress.com/2017/01/18/linh-muc-nguyen-van-ly-mot-ke-vong-on-boi-nghia/

MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG

Lâu lâu mấy ông cực đoan trong công giáo ở Nghệ An lại tạo cớ gây tiếng. Họ lợi dụng các vấn đề bức xức trong nhân dân, trong điều hành của CQ để hoạt động tụ tập đông người phản đối. 

Chỉ vì mấy cái áo mà kéo giáo dân gây áp lực với chính quyền 


Trong ngày lễ thì rao giảng xuyên tạc nói xấu Đảng, chính quyền một cách trắng trợn. Ai đời người theo đạo như ông Nam, ông Thục thay vì rao giảng kinh thánh lại luôn mồm chửi Đảng chính quyền này nọ, họ làm như chính quyền này là một thế lực đang bách hại họ không có chốn dung thân.

Trong khi đó họ có đầy đủ mọi quyền tự do theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bản thân 2 ông này ngày càng thân vinh phì gia. Quan chức hay ông chủ doanh nghiệp có xe sang thì 2 vị linh mục này cũng đâu có thua kém! 

Chỉ tội cho lực lượng AN biết mấy vị này hoạt động với mưu đồ chống đối mà chẳng làm gì được vì những thành phần chống đối này đâu phải như bọn trộm cắp. Bọn người này phải ví như bọn tham nhũng ấy, luôn ti vi smart. Chúng nó hoạt động chống mà như không chống hơn nữa nó còn được bôi một lớp mỡ với lại đắp thêm chiếc áo choàng nâu, hễ động vào là chúng mở bài ăn vạ ngay. 

Nếu có làm thì bọn họ cũng chỉ là kẻ đắp chăn hô khẩu hiệu, xúi trẻ đi vào bụi rậm mà thôi. Ví dụ như ngày hôm nay là một việc điển hình, mấy cái áo phông ấy chẳng qua là một cái cớ để tập trung đông người thể hiện cái tôi rằng của chúa thì đừng có động vào! Còn một người đàng hoàng thì không đời nào phải xử sự bằng cách rung chuông tập trung giáo dân để đi đòi áo như thế. 

Với vị trí, thiện chí vì công lý và ôn hòa của mình thì chỉ một cái a lô là có thể giải quyết xong cần gì phải mượn gió bẻ măng. Đao to búa lớn.

Minh Anh 

CÔNG VĂN CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN GỬI GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP NGÀY 26/4/2017

LâmTrực@ 

Ngày 26/4/2017, UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 2829/UBND-NC gửi Giám mục Giáo phận Vinh và một số chức sắc về việc trao đổi một số nội dung liên quan đến đảm bảo an ninh trật tự. Trong Công văn có nêu đề nghị Tòa Giám mục Giáo phận Vinh chỉ đạo các linh mục trên địa bàn vận động giáo dân hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm 30/4 và 01/5; vận động nhân dân chăm lo sản xuất, không tham gia các hoạt động tụ tập đông người, tuần hành biểu tình gây mất ANTT. Công văn số 2829 của UBND tỉnh Nghệ An gửi Giám mục Nguyễn Thái Hợp Ngoài ra, Công văn của UBND tỉnh Nghệ An có đề cập đến việc linh mục Nguyễn Duy Tân, quản xứ Thọ Hòa, Giáo phận Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến tại giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu đã rao giảng một số nội dung xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, vi phạm khoản 2, Điều 8, Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 và Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2015 của Chính phủ về hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để tuyên truyền trái pháp luật, chính sách của Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tụ tập đông người, tuần hành gây rối ANTT. Được biết, trước đó linh mục Nguyễn Duy Tân đã bị UBND sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai xử phạt vi phạm hành chính vì có hành vi “Thiết lập, sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân thông qua dịch vụ mạng xã hội facebook để cung cấp, lưu trữ, truyền đưa những thông tin tuyên truyền, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Những tưởng sau khi bị xử phạt, linh mục này biết phải trái, chăm lo hoạt động tôn giáo thuần túy, tuân thủ quy định pháp luật. Thế nhưng, tối ngày 25/4/2017, Nguyễn Duy Tân lại tiếp tục các giọng điệu xuyên tạc, đả kích chế độ và kêu gọi, bắt ép giáo dân ngay tại Nhà thờ giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa “từ bỏ nhà nước độc tài và đi biểu tình”.  30/4 là ngày lễ lớn của dân tộc khi cả đất nước ta hân hoan kỷ niệm 42 năm ngày giảy phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, ngày mà hai miền Nam – Bắc sum họp một nhà. Trong dịp này, trên khắp cả nước nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí được tổ chức đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây cũng là ngày nghỉ lễ trong năm, do đó lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông sẽ tăng đột biến dễ xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông. Tại các khu du lịch, các điểm vui chơi công cộng sẽ có đông người dân tham gia, là điều kiện cho các loại tội phạm như trộm cắp, cướp tài sản hoạt động. Việc UBND tỉnh Nghệ An gửi Công văn đến Giám mục Nguyễn Thái Hợp và một số chức sắc trong Giáo phận Vinh đề nghị chỉ đạo các linh mục vận động giáo dân hưởng ứng các hoạt động kỉ niệm ngày 30/4 và không tổ chức các hoạt động tụ tập đông người, tuần hành biểu tình trên địa bàn là việc làm cần thiết nhằm tạo sự phối hợp giữa giáo hội và chính quyền trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân được tham gia các hoạt động giải trí trong dịp nghỉ lễ.  Thiết nghĩ, Chính quyền tỉnh Nghệ An đã có công văn thể hiện tinh thần chủ động, cầu thị, với mục tiêu huy động toàn lực lượng cùng chung tay đảm bảo ANTT trên địa bàn, phục vụ điều kiện tốt nhất cho nhân dân tham gia các hoạt động ý nghĩa trong dịp lễ. Hi vọng rằng Tòa Giám mục Giáo phận Vinh sẽ có những chỉ đạo hợp lý, vận động bà con chấp hành tốt quy định pháp luật, chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng giáo hội và xã hội ngày càng phát triển! *** 


P/s: Tư liệu do Nguoihoangmai.com cung cấp


Những vụ cướp ngân hàng gây chấn động dư luận

Vụ cướp chi nhánh Ngân hàng Vietcombank ở Trà Vinh mới đây khiến dư luận xôn xao. Trước đó cũng đã có khá nhiều vụ táo tợn cướp ngân hàng xảy ra...
Vác súng cướp ngân hàng ở Trà Vinh
Như Dân Việt đã đưa tin: Vụ cướp ngân hàng gần đây nhất xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, chi nhánh tại phường 1, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh).
Ảnh cắt từ clip.
Cụ thể, vào lúc 16h20 chiều 26.4, một tên cướp đã xông vào Ngân hàng Vietcombank chi nhánh thị xã Duyên Hải rồi cầm súng đe doạ các nhân viên. Do quá hoảng sợ, nhân viên đã lấy tiền bỏ vào túi xách cho tên cướp. Sau đó, tên cướp nhanh chóng bỏ trốn.
Qua hình ảnh camera an ninh của ngân hàng trên quay được cho thấy, kẻ cướp là nam giới, mặc áo khoác trùm kín đầu và đeo khẩu trang kín mặt. Theo Cơ quan điều tra, tổng số tiền bị cướp qua kiểm đếm và thống kê chính thức từ phía ngân hàng là 1,580 tỷ đồng và 35.900USD.
Theo cơ quan công an, thủ phạm có thể đến từ địa phương khác, đã theo dõi ngân hàng từ lâu, nắm rõ quy luật hoạt động tại đây. Sau đó, chờ thời điểm nhân viên đang tất toán tiền trong ngày, không có khách hàng giao dịch thì gây ra vụ cướp.
Clip vụ cướp ngân hàng tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh thị xã Duyên Hải.
Hiện cơ quan chức năng đang tích cực điều tra, truy bắt hung thủ.
Cướp ngân hàng ở Đà Nẵng
Khoảng 15h30 ngày 2.3, Phan Văn Hoàng (SN 1992, trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) thủ sẵn dao inox cán gỗ dài 20cm, rồi đến chi nhánh ngân hàng trên đường Ngô Quyền (Đà Nẵng) để quan sát.
Hoàng tại cơ quan công an. Ảnh: Zing
Phát hiện trong phòng giao dịch có 3 nhân viên nữ và một bảo vệ ở phía ngoài, Hoàng ngang nhiên tiến vào.
Anh ta tiến lại chỗ nhân viên, đặt con dao lên bàn rồi yêu cầu cô gái đưa 50 triệu đồng. Hoàng bình tĩnh đếm đủ 50 triệu đồng rồi rời khỏi hiện trường. Sau đó, nhân viên ngân hàng cùng bảo vệ hô hoán. Cảnh sát và người dân gần đó đã bắt giữ Hoàng.
Theo nhà chức trách, sau khi Hoàng gây án, gia đình bị can trình ra một số giấy tờ cho thấy thanh niên này từng điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, ra viện ngày 9.1.
Trên giấy tờ ghi cậu ta bị rối loạn tâm thần do sử dụng nhiều loại ma túy. Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra khi bị bắt Hoàng không có biểu hiện bị ngáo đá.
Clip lời khai của tên cướp ngân hàng tại Đà Nẵng. Nguồn: VTV
Với hành vi đe dọa nhân viên, lấy 50 triệu đồng tại chi nhánh Ngân hàng Vietinbank ở Đà Nẵng, Phan Văn Hoàng (25 tuổi) bị khởi tố về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Cướp ngân hàng ở Thừa Thiên - Huế
khoảng 17h ngày 6.12.2016, tại Phòng giao dịch Thành Nội của Ngân hàng BIDV chi nhánh Thừa Thiên- Huế xảy ra vụ cướp ngân hàng táo tợn. Vào thời điểm trên, khi các nhân viên ngân hàng đang kiểm đếm tiền, một đối tượng bịt khẩu trang đã mang súng bắn bi xông vào khống chế nhân viên rồi cướp đi 725 triệu đồng tiền mặt. Sau khi gây án, đối tượng đã lên xe máy rồ ga tẩu thoát.
  

Tâm lấy tiền ở trên bàn bỏ vào túi xách trước khi tẩu thoát. Ảnh: CQĐT
Sau nhiều ngày điều tra, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định nghi phạm thực hiện vụ cướp chấn động trên là Nguyễn Hoàng Tâm (SN 1987, tạm trú phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, đăng ký thường trú ở thôn  Hà Úc, xã Vinh An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Vào lúc 10h30 ngày 18.12.2016, cơ quan điều tra đã bắt giữ Tâm khi đối tượng này đang cùng vợ khai trương cửa hàng bán thực phẩm chức năng ở quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Mức lương cơ sở tăng lên mức 1,3 triệu đồng từ 1/7/2017

Từ ngày 1/7/2017, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng (thay cho mức cũ là 1.210.000 đồng/tháng).
Theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 1/7/2017 mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng.
Ảnh minh họa
Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Người hưởng lương, phụ cấp nêu trên gồm:  Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng nêu trên; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/7/2017.
Theo VOV

THÔNG BẠCH CỦA KẺ TIẾM DANH

THÔNG BẠCH CỦA KẺ TIẾM DANH


Đọc qua Thông tư Phật đản PL.2561 của Hoà thượng (HT) Thích Chí Thắng - Trưởng ban điều hành Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tỉnh TT-Huế (TĐGHPGVNTN) và thực tế trong hoạt động tu hành mới thấy rõ bộ mặt tiếm danh mưu cầu lợi ích cá nhân của HT Thích Chí Thắng.
Mở đầu thông tư Phật đản - Trưởng ban điều hành Tăng đoàn GHPGVNTN đưa ra lời cảnh báo với tầm nhìn xa qua một mùa Khánh đản, đó là chúng ta đã trải qua nhiều biến cố dữ dội như thiên tại, bệnh dịch xảy ra khắp nơi… đã làm liệm chết hàng trăm nghìn người dân vô tội, chiến tranh hận thù và khủng bố tàn phá, chết chóc làm băng hoại nhiều mặt cuộc sống dân lành để lại thương tật, di chứng nặng gắng cho xã hội; thêm vào đó tâm lý hoài nghi, đố kỵ là biến tướng của sự đố kỵ, tham lam, ích kỷ đã cản ngăn lối nhìn bao dung, vị tha. Đó chính là một thảm hoạ vô cùng lớn lao đã làm phân hoá xã hội kéo dài sự khổ đau của từng bộ phận, cũng như toàn thể nhân loại. Những điều đó mọi người điều đã biết qua các phương tiện thông tin trong và ngoài nước, chỉ có HT Trưởng ban điều hành Tăng đoàn chuyên đi cúng, bận hoằng hoá phái yếu dẫn đến hạn chế kiến thức xã hội mới lu loa để khẳng định mình.
Kính thưa quý vị, có lẽ quý vị không lạ gì đối với cái bản mặt của Tỳ kheo Thích Chí Thắng, nhất là đời sống tu tập…Thích Chí Thắng quan hệ bất chính hoặc ấu dâm đã bị tố cáo đối với nhiều Phật tử như: Lê Thị Đào ở Quảng Trị từng là Dì vãi ở chùa Phước Thành; Phan Thị Bê hiện ở và nuôi con của Thích Chí Thắng tại 34 Hàn Mặc Tử - Tp Huế, Nguyễn Thị Hằng Ly hiện ở và nuôi con của Thích Chí Thắng tại 18 Trần Thanh Mại - Tp Huế…rất nhiều và rất nhiều nhưng chúng tôi chỉ liệt kê 03 trường hợp điển hình để quý vị tiện tìm hiểu cũng như để tạm gọi là tam nhơn thành chứng. Một số Anh huynh trưởng hiện đang sinh hoạt với GHPGVNTN có lần đi thỉnh giới tại chùa Long Quang còn cho Tôi biết Cô Nguyễn Thị Hằng Ly khi cho ra sản phẩm của HT Trưởng ban còn chưa đủ tuổi vị thành niên, cho nên HT Thích Chí Thắng phải toạ rập với một số dâm Tăng tích cực bảo vệ cho HT Thích Chánh Lạc khi Sư hổ mang này bị toà án Hoa kỳ kết án về tội ấu dâm. Phải nói rằng việc tẩn xuất HT Thích Chánh Lạc là việc làm sáng suốt của HT Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ…, sợ đến lượt mình một loạt tu sỹ từ chức rồi thành lập Tăng đoàn GHPGVNTN. Đã có Giáo hội, nay trở về thành lập Tăng đoàn có khác nào nôn ra rồi ăn vào lại. Một thời gian dài sau khi tách ra khỏi GHPGVNTN bị Tăng, ni tín đồ Phật tử tẩy chay, đặc biệt là huynh trưởng Gia đình Phật tử…Họ cho rằng những buổi tu bát quan trai… chính HT Thích Thiện Hạnh (Thượng thủ), HT Thích Chí Thắng đã từng dạy “…Con thuyền của Giáo hội hiện nay rất chông chênh, ai chèo được thì chèo không thì ngồi yên đừng che trước, đậy sau, Gió chiều nào ngã chiều đó mà ảnh hưởng đến việc phục hoạt Giáo hội…” dạy như vậy thì hà cớ gì Quý vị tách ra thành lập Tăng đoàn rồi tiếm danh đánh phá Giáo hội và đó cũng là lý do mãi cho đến 03 năm nay tăng đoàn GHPGVNTN tỉnh TT-Huế không thành lập được Ban hướng dẫn Gia đình phật tử. Tướng thì hùng - quân thì không có, Cổ nhân có câu Binh hùng Tướng mạnh…(Mạnh quân chứ mạnh chi Tướng). Tướng mạnh ở đây là mạnh mồm nói ẩu.
Với vai trò là Trưởng Ban điều hành trong những năm qua, HT Thích Chí Thắng không làm nổi một việc gì cho tổ chức, Đạo Pháp. Hệ thống đào tạo Tăng tài ngày một thui chột, tăng sinh của Tăng đoàn nay sang học các Trường đào tạo Tăng tài của GHPGVN (Giáo hội Quốc doanh) đây là dấu hiệu mà tín đồ phật tử nghi ngờ: Phải chăng Tăng đoàn đi đêm với Giáo hội Quốc doanh…Hoạt động của Tăng đoàn ngoài việc đi cúng lấy tiền bỏ túi và  duy trì được Bố tát hàng tháng tại chùa Linh Quang, song số tu sỹ và phật tử tham gia không mấy, bữa đực, bữa cái không nề nếp quy cũ như trước.
Hoạt động đáng tán dương của HT Trưởng ban điều hành trong những năm qua chủ yếu là hoạt động cứu trợ từ thiện đối với Anh Em Thương Phế Binh (AETPB) Việt Nam Cộng Hoà, mới nghe qua ai cũng cứ ngỡ HT Thích Chí Thắng là tu sỹ có tâm bao dung, độ lượng…quảng đại, quần sanh. Song sự thật cho thấy cứ mỗi lần cứu trợ cho AETPB, HT Thích Chí Thắng đều “ăn kín” để quý vị tiện nhận diện bộ mặt thật của HT Thích Chí Thắng trong hoạt động cứu trợ. Tôi xin đưa ra một vài ví dụ để dễ bề phán xét: Mỗi lần HT Thích Không Tánh ra Huế cùng Chí Thắng phát quà tổ chức tại chùa Phước Thành, dù phát sớm hay muộn gì HT Chí Thắng cũng buộc AE ăn cơm để qua đây HT Thích Chí Thắng ăn kín (ăn kín tiền cơm). Sau khi bị chính quyền ngăn cản không cho phát tại chùa cũng như không chịu sự giám sát của HT Thích Không Tánh - Tổng uỷ viên từ thiện xã hội, HT Thích Chí Thắng lại ăn kín số tiền càng lớn hơn, cụ thể HT Thích Chí Thắng trực tiếp đi về các địa phương phát cho AE mới nghe qua có vẽ rất đạo đức, nhân văn… không để AE đường sá xa xôi, đi lại khó khăn do tật nguyền nghe mà rũ lòng thương… nhưng thực chất về tận nhà HT Thích Chí Thắng chỉ phát hơn một nửa số tiền mà AE được hưởng… gần đây nhất khi mỗi suất được phát chính thức là 100 Đô la Úc thì Thích Chí Thắng chỉ phát mỗi suất 1 Triệu đồng Việt Nam (thời điểm đó mệnh giá 100 Đô la Úc đổi thành Việt Nam đồng là 1.850.000 đồng Việt Nam) thế số tiền còn lại rơi vào túi ai và đây có phải là từ thiện Ba la mật của Phật giáo không hay là từ thiện Ba láp của Đạo tặc, Đạo chích...
Xem cái lối hành văn của HT Thích Chí Thắng khi viết Thông bạch trong tư thế bất an, sân hận, cẩu thả, tâm động, đáng lẽ nhân ngày Khánh đản phải vui mừng, hạnh phúc, kêu gọi Tăng tín đồ phật tử noi gương Đấng tự phụ… làm từ thiện giúp đỡ những gia đình khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa và những việc làm thiết thực nhất để cúng dường Đản sanh, đằng này Chí Thắng lại nhem nhẻm tiên đoán về việc chiến tranh, sắc tộc, dịch bệnh…miệng lưỡi của một vị Hoà thượng chuyên trau dồi kinh sử để hoằng hoá chúng sanh mà không khác gì kẻ tâm thần chính trị than ôi hàng hậu lại của đức Phật… Vậy nên, nội dung Thông tư Phật đản kêu gọi khuyến khích Tăng Ni Phật tử cái thì “tự mình”, cái thì “tuỳ theo hoàn cảnh…” , cái thì “trong khả năng của mình…”. Đó là những điều mà những người con Phật, với tất cả ý thức, đều có thể nhận thức được trong đời sống tu học mỗi ngày, đâu cần đợi chờ sự răn dạy qua cái Thông bạch Phật đản của HT “Trưởng ban điều hành”. Có chăng là cái tuỳ hoàn cảnh mà xưng loại tiếm danh không ai muốn học này.
Phật đản là thời gian những người con Phật có cơ hội ôn lại lịch sử của Đức bổn sư để chiêm nghiệm và hành trì, để sống theo lời Ngài chỉ dạy, đi theo con đường Ngài đã đi. Đó là con đường Bát Chánh Đạo, con đường Giới - Định - Tuệ. Mỗi chúng ta phải nổ lực làm cho đạo Phật xương minh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại an lạc, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, phú cường, thịnh vượng cho đất nước và hoà bình cho nhân loại.
          Một mùa Phật đản nửa lại về thay mặt Lực lượng cư sỹ chấn hưng Phật giáo Quốc nội (LLCSCHPGQN). Xin cúi đầu đảnh lễ, kính chúc toàn thể chư Tăng, ni  và quý vị đồng bào phật tử các giới một mùa Khánh Đản - An Lạc - Hạnh Phúc, Phật sự hanh thông.
                                              Nam mô thường hoan hỷ bồ tát ma ha tát.
                                                         Thay mặt LLCSCHPGQN
                                                                  Nguyên Tâm.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nửa kỳ nghỉ trời đẹp, sau nắng nóng

Trung tâm khí tượng và thủy văn Trung ương vừa có thông báo cụ thể về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.

Hôm qua, các tỉnh miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường mới. Từ chiều và đêm nay các tỉnh miền Bắc trời chuyển lạnh, vùng núi chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng phổ biến 20-22oC, vùng núi 17-20oC. 
Tại thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông; trong cơn dông có khả năng xảy ra gió giật mạnh. Từ chiều và đêm nay trời chuyển lạnh với nhiệt độ thấp nhất 20-22oC. Ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông khả năng cao xảy ra tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ở TP. HCM nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung khá thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nửa kỳ nghỉ trời đẹp, sau nắng nóng - 1
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 khá thuận lợi cho các hoạt động vui chơi (Ảnh minh họa)
Cụ thể, ở khu vực Bắc Bộ vào ngày 29-30/4 trưa chiều trời nắng, chiều tối có mưa rào vài nơi. Nhiệt độ nằm trong khoảng 22-32oC.
Sang ngày 1-2/5 ban ngày trời nắng, phía tây có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ nằm trong khoảng 23-33oC, phía tây có nơi trên 35oC.
Tại các tỉnh Trung Bộ, trong 2 ngày 29-30/4 ban ngày trời nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế nhiệt độ phổ biến tư f22 -32oC; từ Đà Nẵng đến Bình Thuận 24 - 33oC.
Ngày 1-2/5: Ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế 22 -35oC; từ Đà Nẵng đến Bình Thuận 24 - 33oC.
Các tỉnh Nam Bộ từ ngày 27-29/4 chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ: 24-35oC.
Ngày 30/4-02/5 ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ: 25-35oC, có nơi cao hơn.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nửa kỳ nghỉ trời đẹp, sau nắng nóng - 2
Thông tin thời tiết cụ thể tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nửa kỳ nghỉ trời đẹp, sau nắng nóng - 3
Thông tin thời tiết cụ thể tại TP.HCM trong dịp nghỉ lễ
Hà Anh

Thực hư việc Trấn Thành bị “cấm sóng” sau phát ngôn về diễn hài nhảm

Lần đầu tiên Trấn Thành bị "cấm cửa" trên Đài Truyền hình Vĩnh Long. Ảnh: FBNV
Trao đổi với Lao Động, ông Lê Quang Nguyên - Giám đốc Đài truyền hình Vĩnh Long - cho biết, Đài vừa từ chối Trấn Thành ngồi ghế nóng một chương trình dành cho thiếu nhi do đài sản xuất, vì thấy nam danh hài không phù hợp với vị trí này.
“Từ sau lùm xùm liên quan đến vở Tô Ánh Nguyệt ở nước ngoài, đến những dư luận không tốt về việc hài tục, hài nhảm; hay việc khuyên khán giả nên tắt tivi nếu thấy các chương trình của mình nhảm nhí, dung tục của Trấn Thành thời gian qua đã khiến Đài phải cân nhắc trong việc sử dụng hình ảnh của nam diễn viên này. Vì chương trình mới của chúng tôi dành cho thiếu nhi, lúc đầu, định mời Cẩm Ly và Trấn Thành làm giám khảo, nhưng với cách đào tạo, cách phát ngôn của Trấn Thành, Đài thấy anh không phù hợp với vị trí này” - Giám đốc Đài Truyền hình Vĩnh Long nói thêm.
Ông Lê Quang Nguyên cũng giải thích là không có chuyện “cấm sóng” với Trần Thành, mà chỉ là thấy chương trình lần này - Tuyệt đỉnh song ca nhí - không phù hợp với anh nên đã mời nghệ sĩ khác thay thế, cụ thể là nghệ sĩ Thanh Bạch.
Thực hư việc Trấn Thành bị “cấm sóng” sau phát ngôn về diễn hài nhảm ảnh 1
Trấn Thành trong một tiểu phẩm trên trên truyền hình Vĩnh Long 1 phát sóng năm 2015. Ảnh: BTC
Khi được phóng viên hỏi, “với các chương trình sau này, liệu Đài Truyền hình Vĩnh Long có tiếp tục mời Trấn Thành cộng tác hay không?”, ông Nguyên cho biết, hiện Đài chưa có kế hoạch làm các chương trình mới, nên chưa trả lời được.
Ông Nguyên cũng cho biết thêm, Đài Truyền hình Vĩnh Long đang siết chặt lại nội dung các chương trình giải trí, không để hài tục và hài nhảm lên sóng. Dù biết không có sự xuất hiện của Trấn Thành sẽ ảnh hưởng đến rating của chương trình nhưng Đài Truyền hình Vĩnh Long muốn hướng đến sản xuất những chương trình nhân văn, tạo ra những tác phẩm “sạch”, có giá trị.
Trước đó, Trấn Thành xuất hiện khá nhiều trên sóng truyền hình Vĩnh Long, với các chương trình Cười xuyên Việt, Cùng nhau tỏa sáng, Thử thách người nổi tiếng, Làng hài mở hội… Ngoài ra, nam diễn viên cũng đảm nhận nhiều vị trí, từ khách mời đến MC, giám khảo của các chương trình trên HTV, VTV.
Cách đây hơn 1 tháng, khi chương Thách thức danh hài kết thúc, Trấn Thành đã bị dư luận chỉ trích gay gắt về chuyện cười dễ dãi, cổ xúy diễn hài dung tục, giúp thí sinh Lê Tấn Lợi nói tục vẫn giành chiến thắng. Trong một cuộc trao đổi với báo giới, trước nhiều thắc mắc được đưa ra xoay quanh thực trạng game show hiện nay, diễn viên hài cho biết, anh không đồng tình với những người nói game show hài ngày một rẻ tiền. "Chúng ta đang vơ đũa cả nắm. Game show hài dạo này xuống cấp, tôi đồng ý. Nhưng bản chất chúng không rẻ tiền và nhảm nhí" - Trấn Thành nói.
"Bây giờ, ai cũng có tivi, vậy chúng ta nên chọn lọc mà xem. Nếu quý vị cảm thấy chương trình nào nhảm nhí, hãy tắt tivi. Còn các chương trình nào đầu tư về kịch mục, hãy đón nhận", nam diễn viên nói thêm. Phát ngôn này của Trấn Thành đã làm rộ lên những tranh cãi trong suốt thời gian qua.
                                                                                                                         BÍCH HÀ

Festival Nghề truyền thống Huế 2017: Tôn vinh tinh hoa nghề Việt

Làng Thanh Tiên, Phú Vang chuẩn bị sản phẩm cho Festival làng nghề 2017. Ảnh: NĐT
Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 7 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” sẽ diễn ra từ ngày 28.4 đến 2.5.2017 tại thành phố Huế. Đây là sự kiện văn hóa và kinh tế có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định, nâng cao vị thế của Cố đô Huế - thành phố Festival của Việt Nam - thành phố Văn hóa ASEAN và là nơi tôn vinh các làng nghề truyền thống.
Làng nghề khởi sắc từ Festival
Nghề và làng nghề truyền thống ra đời, tồn tại và phát triển luôn gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa Huế, có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với chủ trương khôi phục và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch, kể từ năm 2005, Festival chuyên đề về nghề truyền thống được UBND thành phố Huế tổ chức vào các năm lẻ, đã trở thành nơi hội tụ của các nghệ nhân và làng nghề tiêu biểu của Thừa Thiên - Huế cùng nhiều địa phương trên cả nước.
Trải qua 6 kỳ tổ chức, Festival Nghề truyền thống Huế đã tôn vinh nhiều nghề truyền thống ở Huế cũng như nhiều địa phương trên cả nước. Các nghệ nhân và thợ truyền thống ở khắp nơi ngày càng hào hứng tham gia Festival. Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề kim hoàn Tịnh Tâm Kim Cổ tại thành phố Huế đã ra đời, được triển khai xây dựng bắt nguồn từ Festival Nghề truyền thống Huế, khi nghề kim hoàn được tôn vinh. Làng hoa giấy Thanh Tiên của Phú Mậu (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) cũng được nhiều người biết đến nhiều hơn từ Festival Nghề truyền thống, rồi trở thành điểm đến hấp dẫn và được Hiệp hội Du lịch Việt Nam công nhận là “Làng nghề được yêu thích nhất Việt Nam năm 2015”...
Tại Festival Nghề truyền thống Huế năm nay, người dân và du khách đến Huế tiếp tục được chiêm ngưỡng nhiều sản phẩm nghề truyền thống nổi tiếng của vùng đất cố đô và của nhiều làng nghề trong nước gồm: Thêu, dệt, pháp lam, kim hoàn, chạm khảm, mỹ nghệ đồng, trúc chỉ, gốm, hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, tranh Đông Hồ... và các loại bánh, đặc sản ẩm thực Huế. Các hoạt động văn hóa như trưng bày bộ sưu tập “Gấm vóc vàng son thời Nguyễn” của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn và nhà sưu tập Hoàng Văn Kim gồm tranh, trướng thêu bằng chỉ màu trên gấm vóc và các vật phẩm bằng gỗ chạm sơn son thếp vàng thời Nguyễn; Liên hoan diều nghệ thuật “Những cánh bay Việt Nam” cũng được đưa vào tại Festival lần này.
Làng nghề trong nước và quốc tế hội tụ
Đã có trên 34 cơ sở nghề, làng nghề truyền thống ở Huế và 20 cơ sở nghề, làng nghề tiêu biểu, đặc sắc trong cả nước đăng ký tham dự Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 7 này. Trong đó có những làng nghề và cơ sở nghề ở xa, lần đầu tiên tham dự Festival, như dệt lanh thổ cẩm Mai Châu (Hòa Bình); làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh); dệt lụa Nam Cao (Thái Bình); làng gốm Mỹ Thiện 200 năm tuổi; dệt làng Teng (Quảng Ngãi); làng nghề sản xuất gốm, thảm lục bình xã Bình Ninh (Vĩnh Long); mộc mỹ nghệ Chuyên Mỹ (Hà Nội)... Dọc con đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và một số khu vực công viên phía nam sông Hương là nơi trưng bày của các làng nghề Việt Nam, nhằm thuận tiện trong việc quảng bá sản phẩm.
Festival làng nghề Huế không những là nơi tôn vinh tinh hoa nghề Việt, mà từ năm 2013 đến nay, còn là nơi gặp gỡ các làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của các thành phố quốc tế. Festival năm nay có sự tham gia của 5 thành phố và doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, góp phần tạo nên sự phong phú, mới lạ, nâng tầm Festival. Không gian trưng bày của các thành phố quốc tế sẽ là Bảo tàng Văn hóa Huế .
Lễ tế Tổ bách nghệ và lễ rước tôn vinh nghề cũng được tiếp tục chú trọng. Lễ hội áo dài, lễ hội ẩm thực, chương trình biểu diễn thời trang Hội tụ bản sắc Châu Á được duy trì, nâng cao về chất lượng sẽ mang đến cho du khách những điều thú vị nhất.
ĐẮC THÀNH

Thừa Thiên - Huế: Ba trưởng, phó phòng lãnh đạo… 1 nhân viên

TP - Tình trạng này xảy ra sau khi Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế tiến hành sáp nhập nhiều phòng, ban. Phòng Kế hoạch-Tài chính của sở này có 8 biên chế, thì có tới 5 trưởng, phó phòng.
Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế.Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế.
Thời gian gần đây, tại Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế xuất hiện tình trạng trong một phòng, ban chức năng có số lượng lãnh đạo phòng nhiều hơn nhân viên. Cụ thể, tại Phòng Kế hoạch-Tài chính, trong tổng số 8 biên chế làm việc ở đây, có đến 5 người giữ chức trưởng, phó phòng; 3 người còn lại là chuyên viên.
Ngoài ông Phan Bền, Trưởng phòng, còn có 4 vị trí Phó trưởng phòng là các ông, bà Nguyễn Phước Thọ, Nguyễn Thị Cảnh, Trần Quang Phước, Hồ Ngọc Huy. Tương tự, tại Phòng Tổ chức Cán bộ của Sở này, biên chế của phòng là 4 thì có đến 3 người giữ vị trí lãnh đạo, gồm Trưởng phòng Nguyễn Hồng Thắng và 2 Phó trưởng phòng Mai Ngọc Thành, Nguyễn Xuân Trường. Tại Phòng Quản lý & Xây dựng Công trình, số lượng lãnh đạo và nhân viên của phòng là ngang bằng nhau (1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 3 chuyên viên).
Liên quan vấn đề này, ngày 26/4, phóng viên liên lạc qua điện thoại với ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế, và nhận được giải thích: Do thời gian gần đây, Sở thực hiện sáp nhập phòng nên các chức vụ lãnh đạo của phòng mới tăng lên. “Việc sáp nhập phòng kèm theo con người, thì các lãnh đạo phòng cũ vẫn làm lãnh đạo chứ không thể xuống chức được. Không có lý do gì để đẩy họ xuống làm chuyên viên. Việc làm này thực hiện theo đúng quy trình, quy định của nhà nước”, ông Nguyên cho biết. Với lý do bận họp, ông Nguyên chưa thể “thống kê” ngay tại Sở hiện có bao nhiêu trưởng, phó các phòng ban trực thuộc.
Ông Bạch Chơn Đông, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TT-Huế thì cho hay: “Việc 1 phòng có 4 người, nhưng 3 người là lãnh đạo thì đến nay vẫn chưa có quy định rõ ràng. Do đó, không ai nói đó là sai cả. Tuy nhiên, trong 1 phòng mà lãnh đạo nhiều hơn nhân viên thì cũng không hay. Cái này khi bổ nhiệm tiếp thì cũng nên thận trọng”. Ông Đông cho biết thêm, sắp tới Sở Nội vụ sẽ ban hành quy định về quy trình, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, chính trị, các chứng chỉ liên quan, số lượng phó trưởng phòng của cấp sở, ngành và UBND huyện để trình UBND tỉnh xem xét, ban hành thực hiện.
Liên quan thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016, kiểm tra công tác này tại tỉnh TT-Huế mới đây, Phó trưởng Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội Trần Văn Túy đã lưu ý, việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp phó tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện cần cân nhắc thận trọng, toàn diện, bảo đảm tỷ lệ hợp lý về số lượng giữa công chức là lãnh đạo, quản lý với công chức chuyên viên và người lao động tại một số cơ quan.
                                                                                                                                                   Văn Ngọc

Di tích Hải Vân Quan: 20 năm cho sự đồng thuận

Ngày 24/4 vừa qua, ngành văn hóa của hai địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế đã có một cuộc gặp gỡ đặc biệt nhất trong lịch sử tại Hải Vân Quan để cùng lên phương án bảo tồn di tích này.

Mười ngày trước đó, Hải Vân Quan vừa được Bộ VH,TT&DL công nhận là Di tích Lịch sử và Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, sau hàng chục năm hoang phế.
Cuộc gặp gỡ "lịch sử"
Ít người biết, năm 1997, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận di tích cho Hải Vân Quan nhưng chưa được xem xét.
Để rồi, sau rất nhiều nỗ lực, hồ sơ này đã chuẩn bị lại vào cuối năm 2016, với sự góp sức của Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Sự chung sức ấy là một câu chuyện đặc biệt - khi họ tuy là láng giềng nhưng lại có quá nhiều sự khác biệt, từ phong thổ đến giọng nói, tập quán.
Và, cái ranh giới thuộc cả hai địa phương ấy, Hải Vân Quan, cũng từng là một vấn đề "tế nhị" trong mối quan hệ của hai bên. "Hải Vân Quan là điểm chung và quả thật đôi khi tạo ra sự xích mích, thiếu thống nhất cao trong lịch sử của Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng" – ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH-TT Đà Nẵng, thẳng thắn cho biết. "Nhưng, cũng vì điểm chung, cả hai bên lại có thể cùng ngồi lại với nhau và cùng nỗ lực hướng tới cái đích là danh hiệu cấp Quốc gia".

Hải Vân Quan hiện tại đã xuống cấp khá nặng.
Theo lời ông Hùng, hai địa phương Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng cũng đã có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia, tuy nhiên di tích Hải Vân Quan là địa điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cả hai bên. Do vậy, khi nhận danh hiệu, cán bộ  ngành văn hóa hai  địa phương đều vô cùng phấn khởi.
"Lãnh đạo Bộ VH,TT&DL cũng như Cục Di sản văn hoá cũng đều cho rằng sự phối hợp này là một cách làm rất tốt và tạo ra tiền đề để những địa phương đang sở hữu chung di sản trên cả nước học tập theo" – ông nói thêm. "Bây giờ, sau khi nhận danh hiệu, chúng tôi lại có cuộc gặp đặc biệt để bàn cách cùng quản lý và phát huy giá trị của di tích".
Hải Vân Quan sẽ ra sao?
Do quá trình bỏ hoang đã diễn ra hàng chục năm, Hải Vân Quan hiện đang rơi vào cảnh hoang phế và có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng du khách leo trèo lên di tích chụp hình, ăn uống và xả rác diễn ra thường xuyên, khiến một số lô cốt gãy đổ và sạt lở.

Hải Vân Quan được công nhận Di tích cấp quốc gia

Hải Vân Quan được công nhận Di tích cấp quốc gia

Chiều 17/4, ông Huỳnh Hùng, GĐ Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng cho biết, Sở đang chuẩn bị cho cuộc họp cùng với Sở Văn hóa – Thể thao Thừa Thiên - Huế để bàn về cách thức bảo tồn và quản lý Di tích Hải Vân Quan
Đặc biệt, một số công trình xây dựng mới được triển khai trong phạm vi di tích đã khiến Hải Vân Quan phần nào biến dạng. Lối đi bộ lên di tích này cũng bị xói mòn, không có thành bảo vệ, cỏ dại chen lấp đường đi.
Trong cuộc trao đổi ngày 24/4, trên cơ sở khảo sát cùng một số đơn vị có chức năng liên quan, ngành văn hóa của Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng đã thống nhất: trước mắt đề xuất cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích theo hồ sơ khoa học; dựng biển giới thiệu về di tích và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích; ban hành quyết định phân cấp quản lý di tích.
Theo ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế, cơ quan này sẽ khẩn trương xin ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu để di dời, loại bỏ các bộ phận hạng mục công trình không liên quan đến các yếu tố gốc của Hải Vân Quan như: chòi gác trên cổng di tích, các lô cốt cũ, một số nền móng công trình xây dựng dân sinh còn để lại. Trước mắt, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ chi khoảng 500 triệu đồng để thực hiện trùng tu một số hạng mục khẩn cấp nhằm bảo vệ di tích Hải Vân Quan.

Nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao gần 500 mét so với mực nước biển, Hải Vân Quan là kiến trúc quân sự có tính chất như một cửa ải quan trọng trấn giữ đường thiên lý Bắc Nam. Tương truyền kiến trúc này có từ thời Lê và được trùng tu lớn vào năm 1826, thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn.
Ngoài ra, ngành quản lý hai địa phương cũng sẽ sớm triển khai công tác nghiên cứu thăm dò và khai quật khảo cổ tất cả các hạng mục công trình, xác định nền móng, kiến trúc, mẫu thức trang trí… để tạo cơ sở khoa học và đảm bảo tính chân xác trong việc tu bổ, tôn tạo các yếu tố gốc.
Ở góc độ khai thác du lịch, theo ông Huỳnh Văn Hùng, hai địa phương sẽ sớm tiến hành xây dựng bộ quy chế quản lý, thiết kế hệ thống thuyết minh, tổ chức các điểm dừng chân cho du khách qua đèo Hải Vân có cơ hội nghỉ ngơi và chụp hình lưu niệm. Trong tương lai, khi trở thành điểm du lịch có sức hút, ngành quản sẽ tính đến chuyện bán vé tham quan. Tuy nhiên, tiền bán vé sẽ được sử dụng cho công tác quản lý, bảo vệ và trùng tu di tích.
"Việc khai thác phục vụ du lịch là tốt, nhưng chúng ta cần tuyệt đối tôn trọng luật di sản"- ông Hùng nói. "Đây là một di tích văn hóa lâu đời, nên những giá trị lịch sử, kiến trúc của Hải Vân Quan cần được bảo tồn theo hướng tối ưu nhất, thay vì chỉ chạy theo kinh doanh".
Thực tế, theo ước tính, hiện Hải Vân Quan thu hút khoảng 20-30 vạn du khách đến tham quan hàng năm, trong đó du khách nước ngoài chiếm 30-35%.
Hoàng Yến
Thể thao & Văn hóa