Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Oppo và Huawei, 2 cơ quan gián điệp mạng của Trung Quốc

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, thị trường điện thoại di động Việt Nam trở nên cực kì sôi động khi có nhiều hãng điện thoại cùng hiện diện. Với Apple và Samsung là 2 hãng điện thoại đã quen thuộc, thì thời gian gần đây các dòng điện thoại Trung Quốc đang có những bước xâm nhập cực kì sâu rộng, điển hình là 2 hãng Oppo và Huawei. Tuy nhiên, như truyền thống thường thấy của các sản phẩm điện tử có xuất xứ từ Trung Quốc, Oppo và Huawei bị tình nghi tới việc thu thập thông tin cá nhân của người dùng nhằm phục vụ cho các hoạt động gián điệp. Và người đứng đằng sau không ai khác, chính là chính phủ Trung Quốc.
Mặc dù đã có rất nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo về điều này, nhưng dưới sự “chống lưng”, làm ngơ của nhà quản lí và các nhà mạng Việt Nam, 2 hãng điện thoại này vẫn đang lên nhanh như diều gặp gió.
Oppo, Huawei, 2 cơ quan gián điệp mạng của Trung Quốc.
Đầu tiên, đánh giá về quy mô của 2 hãng điện thoại này, có thể khẳng định rằng cả 2 đều có những bước phát triển nhanh chưa từng thấy, đặc biệt là Huawei. Bước ra thị trường thuộc dạng sinh sau đẻ muộn, song hiện nay, Huawei đã phủ sóng hết 140 quốc gia trên 197 nước, chiếm trên 40% thị phần toàn cầu. Theo thống kê, hơn 1/3 dân số trên thế giới đang sử dụng công nghệ của Huawei, trở thành 1 mối lo ngại hiện diện tại nhiều quốc gia.

Ca sĩ Sơn Tùng MTP quảng cáo cho 1 sản phẩm của oppo
Còn Oppo, chỉ mới vào thị trường Việt Nam từ năm 2013. Tuy nhiên, với 1 chiến lược maketting cực kì khôn khéo, khi sử dụng hàng loạt các ngôi sao có tiếng tăm ở Việt Nam để quảng cáo sản phẩm, Oppo đã nhanh chóng chiếm được một thị phần tương đối cao ở thị trường Việt Nam.
Theo thông tin trên trang web chính thức của Oppo Việt Nam, Oppo là thương hiệu đến từ Trung Quốc đã được đăng ký toàn cầu (trên 140 quốc gia), với một lịch sử lâu dài phục vụ các khách hàng ở Bắc Mỹ (chủ yếu Mỹ, Canada và một phần Mexico), châu Âu và châu Á.
Tuy nhiên khi tìm hiểu về xuất xứ của Oppo, người dùng sẽ gặp phải những công đoạn khá là ngoằn ngoèo, và khi tìm đến tận cùng vấn đề, thì phát hiện ra rằng, không có một trang thông tin thực sự chính xác và đầy đủ nào cho sản phẩm điện thoại Oppo trên bình diện thế giới. Nghĩa là Oppo không thuộc 1 tổ chức nào mang tầm quốc tế như hãng này giới thiệu tại Việt Nam cả. Hoặc là có, nhưng lại đang ẩn mình, nhưng tại sao lại phải ẩn mình khi tự nhận là mình đã có mặt từ lâu trên thị trường quốc tế. Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng tựu chung lại tất cả đều xoay quanh việc, liệu có thực sự tồn tại một OPPO Mobile đúng nghĩa là một hãng di động, hay cũng chỉ là một sản phẩm gia công ở Trung Quốc, lợi dụng những lỗ hổng trong vấn đề pháp lí bản quyền (trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, chưa có công ty nào đăng kí kinh doanh mang thương hiệu, thì các công ty được phép đăng kí các thương hiệu đó với quốc gia đó), dựng lên câu chuyện về 1 thương hiệu có truyền thống và uy tín quốc tế, để tiến hành các chiến lược Maketting khôn khéo, từ đó xâm nhập vào Việt Nam, nhằm 1 mục đích nào khác, không phải chỉ là kinh doanh.
Về sự phát triển nhanh chóng của cả 2 hãng điện thoại này, thì đã được lí giải bằng việc cả 2 đã nhận được sự hậu thuẫn đắc lực từ chính phủ Trung Quốc, nhằm phục vụ cho những động cơ chính trị.
Động cơ chính trị ở đây chính là thu thập thông tin cá nhân của người dùng nhằm vào mục đích tình báo gián điệp.
Vấn đề thu thập thông tin tình báo từ các sản phẩm điện tử Trung Quốc không phải là một vấn đề mới, mà thực chất nó đã được cảnh báo rất nhiều lần. Trước đây, Lenovo, HK Phone là 2 dòng điện thoại bị phát hiện lén cài phần mềm theo dõi, cũng như thu thập thông tin cuộc gọi của người dùng và chuyển về Trung Quốc. Sau sự phản đối quyết liệt của người dùng, hai dòng điện thoại này hiện nay đã ngậm ngùi lùi vào dĩ vãng.
Trước đó 1 hãng điện thoại khác của Trung Quốc là Xiami, với mẫu điện thoại Xiaomi Redmi Note bị phát hiện là cài phần mềm tự động kích hoạt chế độ gửi dữ liệu về máy chủ đặt tại Trung Quốc. Trong khi đó, Xiaomi lại là một nhà sản xuất có uy tín trên thị trường quốc tế chứ không đơn thuần là các mẫu điện thoại nhái không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Trở lại với Huawei và Oppo. Thì cách đây không lâu, một cựu nhân viên Huawei tiết lộ, công việc vận hành nội bộ của hãng này là hoạt động gián điệp, kinh doanh thương mại, điều phối nhân viên theo sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đồng thời cung cấp thông tin cho lực lượng tác chiến mạng tinh nhuệ – quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã không tiếc tiền để cho các dòng điện thoại nước này mở rộng thị phần ra trên thế giới. Bởi vì càng chiếm nhiều thị phần, càng được nhiều người sử dụng, thì kế hoạch của chính phủ Trung Quốc càng dễ đạt kết quả cao. Việc Huawei chiếm tới 40% thị phần thế giới thì xem như kế hoạch hoạt động “gián điệp” của Trung Quốc đã vô cùng thành công.

huawei gr5 một dòng điện thoại bị cáo buộc cài phần mềm gián điệp thu thập thông tin người dùng
Oppo thì không khá khẩm hơn, khi trong danh sách các hãng điện thoại Trung Quốc có cài sẵn mã độc do các công ty bảo mật công bố, Oppo chỉ đứng sau Huawei và Xiaomi. Một số dòng điện thoại như Oppo Neo 3 của hãng này bị cảnh báo rằng cài mã độc thu thập thông tin về các cuộc gọi, tin nhắn và các thông tin người dùng khác. Truy nguyên sâu hơn nữa, người ta thấy rằng, có 1 nét tương đồng nào đó, giữa Oppo và HK Phone, 1 hãng điện thoại từng gây ồn ào tại Việt Nam vì thiết kế giống Iphone, nhưng sau đó lặng lẽ biến mất khỏi thị trường vì những nghi vấn hoạt động gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.
Để ngăn chặn mối hiểm họa này, các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc cũng như các nước G8 đã quyết định loại bỏ dần các thiết bị có xuất xứ từ Trung Quốc. Thậm chí Úc còn cấm tất cả giao dịch có liên quan đến Huawei, Anh thì đã bắt tay vào điều tra vụ Bristish Telecom và Huawei có hoạt động trao đổi thông tin với nhau.
Trong những lần thẩm định gần đây nhất, các cơ quan an ninh Mỹ và Đức đều phát hiện có nhiều thứ “thừa” ở trong các thiết bị viễn thông của Trung Quốc, thậm chí cáp quang cũng không ngoại lệ. Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cũng cho biết, Huawei và ZTE là mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Mỹ. Các quốc gia khác như Anh, Úc, Canada cũng cảnh giác đối với Huawei.
Còn như đã phân tích ở trên, Cho đến khi xuất hiện OPPO Mobile thì ở Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia (những nơi OPPO Mobile hoạt động chính thức) chưa hề có thương hiệu OPPO được đăng kí trước đó. Nghĩa là nguồn gốc xuất xứ của dòng điện thoại này vẫn còn được đặt ra một dấu hỏi? Là một hãng điện thoại thật, hay cũng chỉ là 1 cơ quan hoạt động theo sự chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc như các hãng điện thoại khác
Đến đây mọi người đã đặt câu hỏi rằng tại sao những sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, kèm theo 1 mối nguy hại cực kì nguy hiểm như vậy, lại được lưu hành trên thị trường một cách rộng rãi như vậy?. Các cơ quan thẩm định chất lượng, cục quản lí thị trường,… đang hoạt động như thế nào? Là do có vấn đề về nghiệp vụ chuyên môn hay yếu kém về quản lí dẫn đến sự lỏng lẻo và thậm chí là không đủ năng lực thẩm định? Hay là do các cơ quan này đang cố tình “lơ” đi?
Tuy nhiên, câu trả lời nằm ở chỗ đa phần các công ty phân phối OPPO Mobile ở Việt Nam đều có các ông lớn chống lưng. Điển hình như Viettel Store. Các công ty này chắc chắn có đủ thông tin và điều kiện để tìm hiểu về bất cứ sản phẩm nào, giống như các “công ty lớn” khác. Đáng nhẽ các công ty này phải đi đầu trong việc đảm bảo tiêu chí chất lượng, nhưng đằng này tất cả lại đặt tiêu chí kinh doanh lên hàng đầu. Đó là nguyên nhân vì sao khi thế giới đang ra sức cảnh báo các sản phẩm đến từ Trung Quốc, thì ở Việt Nam các sản phẩm này liên tục có những bước nhảy vọt.
Sơn Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét