Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

KỊP THỜI BẮT GIỮ ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG VIỆT TÂN CÓ QUÊ Ở HUẾ

Theo chỉ đạo của thành viên tổ chức phản động “Việt Tân” Châu Văn Khảm, còn có bí danh Hoàng Liêm (70 tuổi, quê gốc ở Thừa Thiên – Huế), lưu trú tại số 12, KingsLand Rd, Berala, NSW 02141, Úc.nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để kiểm tra, đánh giá và tổ chức huấn luyện cho các đối tượng trong nội địa, tiến hành các hoạt động chống phá.

Trước đó qua công tác quản lý lưu trú và theo dõi đối tượng Nguyễn Văn Viễn (48 tuổi), một trong những thành viên của tổ chức khủng bố “Dân chủ Việt”, Cục An ninh Nội địa (Bộ Công an) phát hiện hồi 23h ngày 12/01, Châu Văn Khảm và đồng bọn có mặt tại khách sạn Vàng Anh, ở quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Cục An ninh Nội địa phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh, tiến hành kiểm tra hành chính, phát hiện Châu Văn Khảm đang ở cùng với Nguyễn Văn Viễn nên đã đưa cả 2 đối tượng về trụ sở để làm rõ.

Châu Văn Khảm đã khai nhận: năm 2010, Khảm tự nguyện xin tham gia tổ chức “Việt Tân” với bí danh Hoàng Liêm. Vào thời điểm bị phát hiện nhập cảnh trái phép, đối tượng đang giữ chức “Bí thư đảng bộ Úc Châu” nhiệm kỳ 2016 – 2019, đại diện cơ sở “Việt Tân” tại Sydney. Dù được số cầm đầu “Việt Tân” tin tưởng nhưng do tuổi cao (70 tuổi) nên Châu Văn Khảm không tham gia “Ủy viên trung ương Việt Tân” nhiệm kỳ 2017 – 2022.

Lần này, theo chỉ đạo của đối tượng Đỗ Hoàng Điềm, vào ngày 10/01, Châu Văn Khảm nhập cảnh về Campuchia sau đó gửi lại toàn bộ hành lý gồm 01 hộ chiếu, 01 điện thoại và 01 thẻ tín dụng cho đối tượng trong tổ chức khủng bố “Việt Tân” tại Campuchia cất giữ. Sau đó, Châu Văn Khảm nhận lại một chứng minh nhân dân Việt Nam mang tên Chung Chính Phi để sử dụng xâm nhập qua cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang với nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và tổ chức huấn luyện cho đối tượng Nguyễn Văn Viễn; khảo sát tuyến xâm nhập bất hợp pháp qua biên giới đường bộ từ Campuchia về Việt Nam.

Đối tượng dự kiến vào ngày 14/01 sẽ trở lại Campuchia xuất cảnh về Úc. Quá trình làm việc, Châu Văn Khảm còn cho biết: Vào khoảng đầu năm 2018, Khảm đã móc nối với Nguyễn Văn Viễn. Vào thời điểm này, Viễn đang tham gia “Hội anh em dân chủ”, một tổ chức phản động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Quá trình trao đổi, Châu Văn Khảm đã giới thiệu về tổ chức “Việt Tân”, tác động và lôi kéo Viễn tham gia tổ chức. Châu Văn Khảm đồng thời đề nghị Viễn tìm kiếm, giới thiệu người tham gia “Việt Tân” nhưng Viễn chưa thực hiện được.

Trong quá trình làm việc, Châu Văn Khảm đồng thời giới thiệu với Viễn về đối tượng là thành viên cao cấp “Việt Tân” và được đặt bí danh là “Việt”. Ngày 08/01, đối tượng là thành viên cao cấp “Việt Tân” liên lạc, đề nghị Nguyễn Văn Viễn chuẩn bị phương tiện đưa đón, bố trí chỗ ăn, nghỉ cho Khảm từ ngày 12-14/01. Quá trình gặp gỡ, Viễn được Khảm bồi dưỡng các kiến thức về “Việt Tân” và được cho 300 USD. Sau khi huấn luyện, Viễn được kết nạp vào “Việt Tân”.

Được biết, trước năm 1970, Châu Văn Khảm nhập ngũ và tham gia lính Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1971, Khảm được đào tạo, huấn luyện khóa 22 – Đệ Nhị Nam Dương tại Trường Sỹ quan Hải quân Nha Trang, Khánh Hòa; được phong quân hàm trung úy Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 9/1971, khóa huấn luyện tốt nghiệp được chỉ định về Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

Sau năm 1975, Châu Văn Khảm vượt biên sang trại tỵ nạn tại Malaysia; năm 1983 định cư tại Úc; năm 2010, Khảm xin tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân. Tại Úc, Khảm có một số hoạt động chống Nhà nước. Vào tháng 10/2017, Khảm cùng với số đối tượng cốt cán Việt Tân tại Úc tổ chức buổi hội luận với chủ đề “Công cuộc đấu tranh của người Việt – thử thách và cơ hội” do Trần Diệu Trân (vợ Lý Thái Hùng, Tổng Bí thư “Việt Tân”) trình bày.
Tại hội luận, các đối tượng tuyên truyền, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam đàn áp người dân trong nước đòi dân chủ; vu cáo lực lượng Công an trong việc bắt giữ người trái pháp luật.

Tháng 6/2018, lợi dụng Quốc hội lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân về dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, số cầm đầu “Đảng bộ Việt Tân Úc Châu” liên kết cùng “Cộng đồng người Việt tự do” tổ chức biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra. Tại buổi biểu tình, Châu Văn Khảm đại diện ban tổ chức phát biểu, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam ra dự án luật nhằm phục vụ cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam.

Tháng 8/2018, tại Sydney “Đảng bộ Việt Tân Úc Châu” liên kết các hội, nhóm chống đối tổ chức tưởng niệm “31 năm anh hùng đông tiến” tham dự có khoảng 20 đối tượng là thành viên “Việt Tân”. Tại buổi lễ, Châu Văn Khảm đã phát biểu, ca ngợi hoạt động chống phá của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn.

Tháng 9/2018, Châu Văn Khảm được số thành viên “Việt Tân” cử đại diện của “Đảng bộ Úc Châu” tham dự “Đại hội Trung ương Đảng bộ” lần thứ 8 của tổ chức “Việt Tân” tại California”, Mỹ với sự tham dự của hơn 200 đối tượng.

Hiện nay, “Việt Tân” tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại. Đồng thời tán phát lên mạng Internet các tài liệu kích động biểu tình, hoạt động khủng bố, phá hoại…
Cùng với việc ngăn chặn kịp thời Châu Văn Khảm, trước đó, cơ quan An ninh đã bắt, xử lý một số đối tượng là thành viên “Việt Tân” phạm tội khủng bố./.

Theo Huengaymoi

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

CẦN TỈNH TÁO

Việc xây dựng khu tưởng niệm nhà thơ Tố Hữu tại huyện Quảng Điền - quê hương của ông là công trình văn hóa có ý nghĩa, phục vụ cộng đồng và khơi dậy truyền thống cách mạng của địa phương.

Những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu. Ảnh: Internet
Nhà thơ Tố Hữu là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, là người con của Thừa Thiên Huế. Những vần thơ của ông thấm đẫm tình đời, tình người đã đi vào trang sách học sinh, của những người lao động, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình. Thơ Tố Hữu giàu sức sáng tạo, bình dị mà gần gũi, đi vào tâm hồn người đọc. Thơ ông là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại, tập hợp những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, của giai cấp, gắn bó máu thịt với Nhân dân.
Tố Hữu để lại cho hậu thế nhiều bài thơ có giá trị. Những tác phẩm đã xuất bản của ông là các tập thơ Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và Hoa (1977), Một tiếng đờn (1992); tiểu luận: "Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với Nhân dân ta" (1973), "Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật" (1981); hồi ký "Nhớ lại một thời" (2000)...
Đảng và Nhà nước ta trân trọng, tri ân những đóng góp của nhà thơ Tố Hữu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Việc xây dựng khu tưởng niệm Nhà thơ Tố Hữu tại huyện Quảng Điền, quê hương của nhà thơ và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một sự ghi nhận, tri ân những cống hiến trong quá trình hoạt động cách mạng của nhà thơ. Đây sẽ là công trình văn hóa có ý nghĩa, phục vụ cộng đồng và khơi dậy truyền thống cách mạng của địa phương. Công trình này được sự ủng hộ của Trung ương, sự quan tâm của tỉnh và niềm mong đợi của người dân. Đây sẽ là địa chỉ văn hóa, góp phần làm phong phú thêm các thiết chế văn hóa ở địa phương.
Tuy nhiên, gần đây, trên các trang mạng xã hội, một số địa chỉ facebook đã đưa ra những ý kiến cá nhân phản đối chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong việc xây dựng khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu với những lời lẽ xuyên tạc, kích động, bôi nhọ nhà thơ. Thể hiện quan điểm chống đối, họ cho rằng, việc xây nhà lưu niệm bị dư luận phản đối kịch liệt, là sự tham nhũng… Họ vịn vào một số câu chữ của nhà thơ để chỉ trích, chê bai mà không tìm hiểu (thậm chí không đọc) các tác phẩm của ông. Một số người còn lợi dụng để “sáng tác” ra những sai phạm, bình phẩm thơ ông theo cách miệt thị, chê bai.
Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong vốn văn hóa tinh thần của quần chúng cách mạng. Bằng quan điểm cụ thể về lịch sử và lập trường cách mạng, hoàn toàn có thể khẳng định: cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu có giá trị to lớn, xứng đáng để được tôn vinh và xây dựng công viên văn hóa và nhà lưu niệm Tố Hữu tại quê hương của ông.
Đức Thọ

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc lịch sử Tết Mậu Thân

Đã 50 năm trôi qua, nhưng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy táo bạo, bất ngờ của quân và dân ta Tết Mậu Thân 1968 vẫn là sự kiện mang tính thời sự, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, được quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Ấy vậy mà thời gian gần đây, trên blog Danlambao, Ng. Dân lại tung ra bài viết “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” với luận điệu cho rằng: “Trận chiến Mậu Thân 1968, Việt Cộng đã bị thảm bại và cái giá phải trả là quá lớn cho sự hy sinh liều thân”.
Những luận điệu này là hoàn toàn sai trái, xuyên tạc, phủ nhận sự thật lịch sử một cách trắng trợn và lố bịch. Thực tế lịch sử cuộc chiến Tết Mậu Thân 1968 và dư luận quốc tế đã chứng minh, Cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một thắng lợi vang dội của nhân dân Việt Nam đã tạo ra cú sốc lớn, làm rung chuyển nước Mỹ; là bước ngoặt quan trọng của quân và dân ta trong Cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
  1. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là cú sốc lớn, làm rung chuyển nước Mỹ
Đưa tin, phản ánh về cuộc Tiến công và nổi dậy của quân Giải phóng và nhân dân đêm ngày 30 rạng ngày 31 tháng 01 năm 1968 vào các thành phố, thị xã, nhiều mục tiêu, căn cứ quan trọng của Mỹ – Ngụy ở miền Nam Việt Nam, các báo, đài, ấn phẩm lúc đó thường dùng các từ: “bất ngờ”, “sửng sốt”, “kinh ngạc”, “chấn động”,… để nói về sự kiện này. Và hầu hết có chung nhận định, cuộc tiến công này là cú sốc lớn, làm rung chuyển nước Mỹ. Điều đó nói lên tầm vóc cũng như sự tác động mạnh của nó đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ.
Thời báo New York từng viết: Cuộc tiến công Tết của các lực lượng Cộng sản là đỉnh cao nhất của hoạt động quân sự trong cuộc chiến tranh thứ hai ở Đông Dương và chắc hẳn là trận duy nhất trong cuộc chiến tranh đó mà người ta sẽ nhớ lâu. Một cuộc tiến công bất ngờ, cùng một lúc vào hầu hết các thành phố to và nhỏ, vào căn cứ quân sự lớn ở miền Nam Việt Nam là rất táo bạo trong nhận thức và đã được thực hiện một cách khiến mọi người phải sửng sốt. Nhà sử học Ga-bri-en kôn-kô đánh giá: Tiến công Tết Mậu Thân là một cú sốc đối với Mỹ… Tác động quyết định nhất của cuộc tấn công Tết là làm rõ thực tế rằng Mỹ đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng một cách tiềm tàng.
Cú sốc đó đã tác động về mặt tâm lý rất mạnh lên giới cầm quyền, các tướng lĩnh Quân đội Mỹ. Chính Tổng thống L. Giôn-xơn sau này phải chua xót thừa nhận, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã “bị một đòn choáng váng”; Trong hồi ký của mình, ông ta viết: “Kết thúc năm 1968, sau nhiều năm tiến hành cuộc chiến tranh gay cấn nhất ở Việt Nam, tôi thực sự không tin mình có thể sống sót nếu ở lại Nhà trắng thêm một nhiệm kỳ, vì tình hình đen tối của chúng ta (tức Mỹ) ở Việt Nam”.
Không chỉ có vậy, cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân đã trở thành một trận đánh mang tính chất quyết định của cuộc chiến tranh, bởi vì nó đã tác động mạnh lên nền chính trị và thái độ của công chúng Mỹ đối với cuộc chiến tranh đó. Hồi ký của Tướng Tay-lo viết: “Những trận tiến công của đối phương được báo chí Mỹ tường thuật bằng những tít lớn, được chiếu trên màn truyền hình Mỹ và đã làm cho dân chúng Mỹ, quan chức Mỹ kinh hoàng. Phải rất lâu họ mới hoàn hồn và một trong số trường hợp sự hoàn hồn đó mãi mãi không bao giờ khôi phục lại được hoàn toàn”.
  1. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là thắng lợi bước ngoặt quan trọng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Với đòn Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân của quân Giải phóng và nhân dân miền Nam Việt Nam, đã buộc Tổng thống Mỹ L. Giôn-xơn phải công khai tuyên bố (đêm 31-3-1968), Mỹ đơn phương chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, sẵn sàng cử đại diện đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quyết định rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhận định về việc này, Tướng Oét-mo-len – Tư lệnh Bộ Chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (1964-1968) đã phải thừa nhận: Đây là khúc ngoặt của cuộc chiến tranh. Lẽ ra là khúc ngoặt đi đến thành công, nhưng đây lại là khúc ngoặt đi đến thất bại…Hà Nội khuynh đảo miền Nam Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ.
Thời gian càng lùi xa, qua sách, báo nước ngoài, chúng ta càng có cơ sở để đánh giá đầy đủ, khách quan, chính xác về sự kiện Tết Mậu Thân 1968. Dù ở khía cạnh nào, các tác giả đều thừa nhận sự tác động to lớn của sự kiện này đối với nước Mỹ, làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh, buộc Mỹ phải xuống thang, ngồi vào bàn đàm phán, đúng với ý định và chủ trương chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó khẳng định, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta đã giành được thắng lợi to lớn, tạo bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chứ đâu như luận điệu xuyên tạc, phủ nhận sự thật lịch sử một cách trắng trợn và lố bịch của Ng. Dân và bọn phản động đã rêu rao bịa đặt./.