Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

BIỂN ĐÔNG SẼ CÒN SÓNG DỮ


"Mỹ sẽ điều hạm đội 7 đến bãi Tư Chính"

Đó là câu nói được cho rằng là của Đô đốc, tư lệnh hạm đội 7, cũng là hạm đội mạnh nhất hải quân Hoa Kỳ G. Sawyer. Dĩ nhiên, câu nói này chưa được xác thực nhưng việc Hoa Kỳ "đánh tiếng" ở một mức độ nào đó quan tâm đến xung đột tại bãi Tư Chính của Việt Nam là có thật.

Và con dân Việt Nam mừng ra mặt, ơ thế mà mừng cái gì?

Năm 1974, khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc nổ súng xâm lược, quân lực hạng 4 và hải quân hạng 3 thế giới không dám bay, không dám xuất tàu chỉ vì "Mỹ quan ngại gia tăng xung đột" hay đúng hơn là người Mỹ đã thỏa thuận cho phép Trung Quốc tấn công Hoàng Sa, đổi lại Mỹ nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề Liên Xô, Đông Âu. Những phi cơ bị cấm bay mặc dù đã chuẩn bị tất cả. Bấy giờ, hải quân và không quân VNCH được cho rằng mạnh áp đảo Trung Quốc và gần như "chấp" toàn bộ ASEAN.

Hay như năm 2012, bãi cạn của anh bạn Philippines cũng "đôi chủ". Mỹ vẫn im lặng mặc dù trước đó cam kết sẽ "đồng hành vĩnh viễn cùng đồng minh Philippines".

"Ơ thế hóa ra là "cú lừa" à?"

Hay lại như tòa án quốc tế Hà Lan chỉ nói mồm ăn đẫy 10 triệu USD tiền án phí của Philippines kèm theo một tuyên bố "thắng cuộc". Và rồi anh bạn phương Bắc vẫn ngông nghênh "bố lại sợ tòa án của tụi mày quá".

Nói vui chút, chỉ cần một tàu tên lửa của hải quân Việt Nam cũng đủ để "làm gỏi" toàn bộ hạm đội của hải quân Philippines.

Nếu cư dân mạng Việt Nam đọc được những dòng mà người dân Philippines nhắn gửi đến Việt Nam, các bạn có lẽ sẽ nổi da gà. Họ nói rằng người Việt Nam đáng nhẽ nên tự hào về hải quân Việt Nam.

"Họ là nước duy nhất tại châu Á dám, sẽ và không ngại đối đầu với hải quân Trung Quốc, họ mới thực sự dũng cảm"

“Họ là quốc gia từng bị Trung Quốc chiếm đóng gần 1000 năm, bị Mỹ đánh gần 30 năm, bị Pháp đô hộ cả trăm năm. Nhưng chưa bao giờ họ chùn bước, lịch sử đã dạy họ trở thành những chiến binh có một không có hai. Chúng ta hổ thẹn trước họ”

“Ngư dân họ đánh bắt tận Indonesia, Úc và sang cả Ấn Độ vẫn thấy có lực lượng bảo vệ, còn chúng ta đi xa khỏi bãi biển 30km cũng đã nghĩ đây không phải là Philippines rồi”.

“Tàu cá của họ bị húc, họ cứu. Tàu cá của ta bị húc, họ cũng ứng cứu. Họ dường như có mặt mọi nơi tại Biển Đông”

Chúng ta không thể "bốc" đất nước từ chỗ này sang chỗ kia được.

Cũng không thể nhờ vả một quốc gia nào giải quyết hộ vấn đề của mình được.

Bản thân một quốc gia không tự giải quyết được vấn đề của nước mình, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền, thì đất nước đó không xứng đáng có được độc lập, không xứng đáng có được tự do.

Bãi Tư Chính là chủ quyền của Việt Nam, nó không thuộc Trường Sa và càng không phải là vùng đất có tranh chấp.

Nếu Mỹ đưa quân vào Biển Đông, Trung Quốc càng có cái cớ để họ điều thêm lực lượng vào Hoàng Sa hay Trường Sa. Lực lượng này sẽ không phải cảnh sát biển, hải giám mà sẽ là hải quân. Với động thái nhanh éo cần thiết của Mỹ, Trung Quốc sẽ biến “vùng đất không xung đột” thành “xung đột”, biến “nơi không có tranh chấp” thành “tranh chấp”.

Thế giới biết đến một Việt Nam sòng phẳng trên bàn đàm phán với Mỹ, Pháp, Trung Quốc. Thế giới biết đến Việt Nam "bất cần đời" trước gần 150 thành viên Liên Hợp Quốc trong vấn đề Khơ Me Đỏ. Việt Nam đâu có ngại ai và thực ra việc gì phải sợ. Họ gần như đều bị chúng tôi đánh bại rồi - Ông Nguyễn Cơ Thạch nói.

Việc gì phải cúi mình trước những kẻ bại tướng?

Chỉ duy nhất trên thế giới này có một quốc gia làm được như vậy.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của chiến tranh và hệ quả của nó cũng chính là giá trị của Hòa Bình.

Philippines, Thái Lan, Singapore, Indonesia… sẽ không hiểu cái giá Việt Nam đã phải trả để đường hoàng hiên ngang sống giữa đất trời. Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ cần một hiệp định “trao trả độc lập”. Hàng triệu người Việt đã ngã xuống để có thể ngồi sòng phẳng tại Genève và Paris. Các cường quốc thế giới đã phải hạ mình cúi đầu chấp nhận đầu hàng hoặc rút quân vô điều kiện khỏi cái dải đất chữ S này.

"Chúng tôi đã làm được những cái việc mà người ta cho rằng: Không làm được.
Một cái việc là tưởng như là huyền thoại nhưng mà nó thành sự thật.
Nhưng phải chứng tỏ rằng nếu mà có sự quyết tâm lớn.
Không gì quý hơn độc lập, tự do."
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Biển Đông sẽ còn sóng dữ.

Chúng ta sẽ không thể hiểu hay biết hết những gì đang diễn ra ngoài kia.

Chúng ta sẽ không thể rõ đang có những hy sinh lớn lao gì ở nơi đầu sóng ngọn gió.

Từ đáy lòng mình, nghiêng mình và nguyện cầu mong mọi điều tốt đẹp nhất đến các chiến sĩ, cán bộ, nhà báo ngoài kia.
St
#cpdvn_giacngo

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

CÁI GỌI LÀ THUYỀN NHÂN

Những người luôn tự cho là những người đi tìm tự do, trốn chạy khỏi sự độc ác của Cộng Sản. Trên đường đi gặp cướp biển, gặp gió bão đánh chìm thuyền, người chết kẻ may mắn còn sống oán trách Cộng Sản.
Ơ kìa, Cộng Sản có ép, có đuổi các vị đi khỏi đất nước này không? Không hề, thậm chí nếu muốn giữ thì tôi đố các vị dông được thuyền ra khơi với mạng lưới tình báo mà biệt kích vừa nhảy dù xuống đã bị tóm, nữa là cái thuyền to đùng với cả trăm người di chuyển tập trung một chỗ cùng lúc.
Ở thời chiến tranh, đất nước bị bao vây hai đầu bắc chống Tàu, tây nam cự Khmer Đỏ, lại bị bè lũ Liên Hợp Quốc vu cáo xâm lược Campuchia rồi cấm vận kinh tế. Ai mà không đói khổ, lấy ai sung sướng thời chiến.
Còn các thuyền nhân, để được lên tàu mỗi người phải đóng một số vàng bằng cả gia tài lớn, với gia tài đó tôi tin các vị khá hơn vô số người Việt lúc bấy giờ. Nhưng các vị chọn ra đi, các vị muốn tìm tới nước Mỹ phồn hoa giàu đẹp. Ok các vị cứ đi, thậm chí lúc bấy giờ khi các vị bị bắt, chính phủ còn chẳng buồn nhận lại mà còn tạo điều kiện cho các vị đi tị nạn tiếp theo nguyện vọng, vì chúng tôi không giữ những kẻ đã không muốn ở.
Nhưng đi được rồi, qua được đến nơi rồi lại chửi Cộng Sản gây ra đau thương trong hải trình của mình, trong khi người chịu trách nhiệm duy nhất trong việc này chính là các vị, những người biết trước rủi ro vẫn quyết định đi. Để rồi khi gia đình bị hải tặc cướp hiếp giết, bị chết đuối dưới biển thì thay vì trách bản thân, lại đi đổ tội cho thứ khác là thế nào.
Các vị thuyền nhân à, giờ các vị cũng đã có tuổi gần đất xa trời. Những người ở lại đến giờ có thể không được xài đô Mỹ, không được nói tiếng Anh như các vị, nhưng ít ra họ đang êm ấm cùng đất nước hòa bình, bên con cháu và vui vẻ tặc lưỡi may mà ngày xưa mình không lên thuyền.
Lớn rồi, cũng đến lúc nên nhìn nhận đúng và tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm, một lần thôi đừng đổ lại cho Cộng Sản hay tại thứ gì đó khác. Bởi khi các vị bước lên tàu, không ai dí súng ép các vị làm việc đó, duy nhất chỉ bản thân các vị thôi.
Đô thành SG

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Chuyện cái LU chống ngập - nên tìm hiểu trước phi phản đối, xỉ vả

Từ hôm qua đến nay, mở mạng lên là tràn ngập "chuyện cái lu". Từ facebook đến báo chí, tràn ngập.

Phần lớn, ai cũng lên tiếng cho rằng ý kiến dùng cái lu để chống ngập của PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân là tào lao, là không có tính khả thi.

Những người sống ở thành phố, lâu nay thường quen với sử dụng nước máy nên họ cho rằng điều PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói là phi thực tế. Tuy nhiên, những ai đã từng sống ở thôn quê thì có thể hoàn toàn tin vào điều PGS.TS Hồng Xuân nói.

Cái lu là cách gọi của người Bắc, còn người miền Trung tùy theo kích cỡ, hình dáng,...mà gọi nó là cái lu, cái ảng hay cái ghè.

Hứng nước mưa để uống, để rửa mặt, để tắm giặt hay để tưới cây,...thì từ hàng trăm năm trước ông bà mình dùng rồi.

Khi ý kiến PGS.TS Hồng Xuân nói đến cái lu để chống ngập cho TPHCM, nhiều người phản ứng vì thấy nước thì ngập phố như thế thì cái lu làm sao chứa được? Tuy nhiên, người ta làm khoa học, họ tính bằng số liệu, khả thi cả. Vấn đề ở đây, nếu PGS.TS Hồng Xuân đừng dùng CÁI LU mà dùng một cụm từ khoa học hơn đó là HỆ THỐNG THU và TÁI SỬ DỤNG NƯỚC MƯA thì có lẽ không bị gặp phản ứng.

Ở các nước phát triển, tại các khu đô thị lớn, họ cho xây dựng một hệ thống đường hầm lớn dưới lòng đất để chứa nước. Còn ở các đô thị Việt Nam, khi quy hoạch, họ luôn để lại các hồ chứa lộ thiên mà thường hay gọi là HỒ ĐIỀU TIẾT. Hồ điều tiết này có tác dụng gom chứa nước mưa đột biến tại một thời điểm nào đó qua hệ thống thoát nước để chống ngập. Tuy nhiên, do mật độ dân cư của các đô thị lớn ở Việt Nam quá lớn nên dần dần các hồ chứa bị thu hẹp, sức chứa nước bị hạn chế, cộng với nhiều yếu tố khác như triều cường, tắc cống,...nên bị ngập cục bộ sau những cơn mưa.

Tại một số nước phát triển, người ta xây dựng hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa cho hộ gia đình, vừa để giảm ngập cục bộ, úng thủy và tái sử dụng nguồn nước. Với hệ thống này, mỗi hộ gia đình, tùy theo nhu cầu mà họ dùng thùng nhựa hoặc bể chứa ngầm dưới 10 mét khối. Lượng nước mưa sau khi được thu gom sẽ dùng vào việc tưới cây, xả bồn vệ sinh,...

Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều công ty khi tư vấn, thiết kế hộ gia đình thì họ đã tư vấn cho gia chủ về GIẢI PHÁP XANH trong xây dựng nhà ở hộ gia đình, trong đó có giải pháp xây dựng hệ thống THU CHỨA và TÁI SỬ DỤNG NƯỚC MƯA.

Với lượng mưa ở Việt Nam, nếu mỗi hộ gia đình có 1 bể thu chứa và tái sử dụng nước mưa chừng 1 đến 3 mét khối thì việc ngập cục bộ tại các đô thị sau các trận mưa lớn đã không xảy ra hoặc nếu xảy ra cũng không nghiêm trọng.

PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói là có cơ sở khoa học nhưng vẫn bị cộng đồng dè bỉu, chửi bới âu đó cũng là chuyện thường.

Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của Vũ Trụ, Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất. Quan niệm này được nhắc đến trong thuyết địa tâm, có thể tìm thấy dấu vết về mô hình vũ trụ này trong triết học tiền Sokrates. Học thuyết này được rất nhiều người ủng hộ, trong đó có Aristotle (384-322 TCN), ông được xem là một trong số những nhà triết học vĩ đại nhất thời bấy giờ.

Đến thế kỉ XVI, Nicolaus Copernicus (1473-1543) là nhà thiên văn học người Ba Lan, ông đã đưa ra thuyết nhật tâm (ngược với thuyết địa tâm), cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. (Trước đó mô hình nhật tâm đã được đề xuất bởi một số nhà thiên văn Hy Lạp, tuy nhiên nó đã bị lãng quên bởi hằng ngày con người chứng kiến chuyển động nhật động và quan điểm duy trì bởi Giáo hội đều chống lại mô hình này). Học thuyết này đưa ra đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn ra. Một trong những người dám đứng ra ủng hộ và bảo vệ học thuyết của Copernicus là Galileo Galilei (1564-1642, là một nhà thiên văn học, toán học, vật lý học và triết học người Italia).

Galileo Galilei đã đứng ra bảo vệ thuyết nhật tâm, ông viết cuốn sách “Đối thoại về hai hệ thống thế giới”, xây dựng lập luận ủng hộ học thuyết của Copernicus, phản đối quan điểm độc đoán của nhà thờ lúc bấy giờ và chống lại thuyết địa tâm đã thống trị từ rất lâu. Học thuyết của Galileo Galilei vừa ra đời đã bị nhà thờ và Giáo hội phản bác, coi rằng học thuyết của ông là dị đoan. Cuối cùng, vào năm 1633, ông bị gọi ra trước tòa án dị giáo, bị kết án và ra lệnh bỏ tù, phán quyết này sau đó được đổi thành quản thúc tại gia cho đến khi ông qua đời. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa tòa án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”

Chuyện của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân không hẳn giống chuyện của Nicolaus Copernicus hay Galileo Galilei, nhưng có một điểm chung đó là cái CHÂN có thời điểm bị cái GIẢ dùng số đông để phủ định. Nhưng, cái CHÂN luôn đúng và sẽ được chấp nhận khi số đông nhận cập nhật kiến thức.

Vậy, để không là kẻ hồ đồ, mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ trước khi phản đối một luận điểm khoa học còn mới mẻ với chúng ta!

13.7.2019_NGUYÊN KHÔI

_____________________
Chú thích ảnh: Các giải pháp thu chứa và tái sử dụng nước mưa tại nhà ở đô thị được các công ty tư vấn, thiết kế tư vấn đề giải pháp xanh cho đô thị.









Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Hàng trăm nhân viên Huawei có liên hệ tình báo Trung Quốc

Hàng trăm nhân viên Huawei có liên hệ tình báo Trung Quốc
(PLO)- Thông tin được một tổ chức nghiên cứu ở Anh phát hiện sau khi điều tra sơ yếu lý lịch của hơn 25.000 nhân viên Huawei bị rò rỉ trên mạng.
Theo tờ The Daily Telegraph, báo cáo phân tích của Tổ chức nghiên cứu Henry Jackson Society có trụ sở tại London, Anh kết luận khoảng 100 nhân viên Huawei có mối liên hệ với các cơ quan tình báo hoặc quân đội Trung Quốc. Lý lịch của những nhân viên này cho thấy họ có kinh nghiệm trong các vấn đề về an ninh quốc gia. 
Nhiều nhân viên của Huawei đã thừa nhận từng làm việc với các cơ quan tình báo Trung Quốc.

Nhiều nhân viên của Huawei đã thừa nhận từng làm việc với các cơ quan tình báo Trung Quốc. Ảnh: VOX
Đặc biệt, Henry Jackson Society còn đưa ra cảnh báo "những mối liên hệ gần gũi hơn nhiều" giữa tập đoàn công nghệ Trung Quốc và các tổ chức mạng có quân đội hậu thuẫn. Mối quan hệ đó thậm chí còn gần hơn nhiều so với nhận định trước đây. 
Cụ thể hơn, theo nghiên cứu này, các hồ sơ của nhân viên Huawei cho biết một số người trong họ từng là đặc vụ làm việc trong Bộ Công an Trung Quốc. Một số khác tham gia trong các dự án phối hợp chung với quân đội Trung Quốc. Một vài người thì được đào tạo tại học viện quân sự hàng đầu của Trung Quốc.
Một quản lý làm việc tại Huawei từ 2012 cũng từng là thành viên của Trung tâm Kỹ thuật An toàn Thông tin Quốc gia, nơi được báo cáo đã cộng tác trong nhiều năm với Đơn vị 61398 của Quân đội Trung Quốc. Đơn vị 61398 bị cáo buộc là trung tâm của cuộc chiến tranh mạng Trung Quốc đối đầu với các mục tiêu thương mại phương Tây.
Bên cạnh đó, một CV rất đáng chú ý nhất của một kỹ sư viễn thông Huawei với dòng mô tả "không thể khai báo việc làm trước đây vì liên quan đến bí mật quân sự".
Trả lời về các thông tin trên, đại diện tập đoàn này cho biết "Huawei không làm việc trong các dự án quân sự hoặc tình báo cho Chính phủ Trung Quốc. Thông tin này (CV) không mới và không bí mật. Nó được cung cấp miễn phí trên các trang web nghề nghiệp. Không có gì lạ khi Huawei sử dụng người từ dịch vụ công và chính phủ. Chúng tôi tự hào về nguồn gốc của họ và chúng tôi cởi mở với họ".
Theo Charles Parton, cựu quan chức ngoại giao người Anh làm việc nhiều năm tại Trung Quốc, những trường hợp trên là bằng chứng việc Huawei nói tập đoàn này không liên quan đến các hoạt động tình báo chỉ là giả dối.
Trước đó ngày 27-6, tờ Bloombergcũng công bố thông tin cho biết các nhân viên của Huawei từng làm việc trong ít nhất 10 dự án nghiên cứu bên cạnh những nhân sự thuộc lực lượng vũ trang Trung Quốc trong suốt thập kỷ qua. Những nhân sự này đã hợp tác với các thành viên trong nhiều tổ chức khác nhau thuộc PLA để triển khai các dự án nghiên cứu, từ trí tuệ nhân tạo đến liên lạc bằng sóng radio.
Trong số các dự án đó có một dự án các nhân viên Huawei tham gia với nhánh điều tra của Quân ủy trung ương Trung Quốc để trích xuất và giải mã các cảm xúc trong những bình luận video trực tuyến. Ngoài ra còn một dự án khác là tìm kiếm cách thức để thu thập và phân tích hình ảnh vệ tinh và tọa độ địa lý. 
Về việc này, phát ngôn viên của Huawei, ông Glenn Schloss khẳng định: "Huawei không biết về các công trình nghiên cứu được xuất bản của nhân viên trong phạm vi cá nhân của họ".
Trong khi đó, tờ The New York Times hôm 5-7 cho biết các lãnh đạo Huawei rất "bất lực" khi  quan chức Mỹ "trừng phạt Huawei mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về việc Bắc Kinh dùng Huawei để do thám mà Washington tuyên bố nhiều năm".
VĨ CƯỜNG