Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

NHẬN DIỆN

Như bài viết trước “TÂM TÌNH KHẨN CỦA LỰC LƯỢNG CỨU NGUY PHẬT GIÁO QUỐC NỘI” có đoạn… Phải chăng họ muốn Đức tăng thống luôn ở trong trạng thái hôn mê để Lê Công Cầu, Thích Tâm Liên tha hồ thao túng Giáo hội. Thậm chí họ mong Hòa thượng đi mau, Cộng Sản Việt Nam tống vào tù hoặc mất tích để Đức tăng thống khỏi tẫn xuất hai tên tội đồ Thích Tâm Liên, Lê Công Cầu ra khỏi Giáo hội... quả thật không sai “Nhân bảo như thần bảo”. Ngay sau khi trở lại Thành phố Sài Gòn việc làm cấp thiết trước mắt của Đức đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ là ra Quyết định Giải tán nhân sự Viện hóa đạo và tạm ngưng hoạt động chờ Đại hội Bất thường GHPGVNTN công cử nhân sự mới. Trong đó nội dung tại Điều 03 đã thể hiện việc làm cấp thiết đó là: Bãi nhiệm vĩnh viễn chức vụ Viện trưởng Viện hóa đạo của HT Thích Tâm Liên và bãi nhiệm vĩnh viễn chức vụ Tổng Thư ký và mọi chức vụ trong Viện hóa đạo của Phật tử Nguyên chánh Lê Công Cầu. Có lẽ mọi việc sẽ đâu vào đấy như đôi uyên ương đã vẹn câu thề...đằng này HT Thích Tâm Liên lại tiếp tục ra Thông bạch “Minh định lập trường của Viện hóa đạo” bằng những cứ liệu khôi hài để viện dẫn...như các lỗi về hành chánh hoặc một số nội dung ghi âm hay là Đức Tăng thống nói với vị này...phật tử nọ...thậm chí có nội dung với dụng ý Tôi Tăng thống GHPGVNTN có ra Giáo chỉ hay Quyết định nào đi nữa thì Quý Thầy thích làm gì thì cứ làm, nói như kiểu Lãnh đạo Giáo hội thích nói gì thì nói cho sướng mồm còn dưới đó thích gì thì cứ làm đấy mặc cho Đạo nhược, Pháp suy.
Kính bạch quý Ngài và Phật tử các giới cho phép chúng tôi đi vào phân tích từng vấn đề:
Thứ nhất: ...Ai cũng mong cầu ngài trở lại Miền Nam để chữa bệnh và trực tiếp lãnh đạo Giáo hội...câu nói của một kẻ chợ đời, mong muốn là vậy. Thế tại sao HT Thích Tâm Liên lại ra Quyết định với nội dung xóa bỏ tất cả các điều khoản mà trước đó 01 tuần lễ Đức Tăng thống đã có Quyết đinh.
Thứ hai: HT Thích Nguyên Lý và Cô Đặng Thị Thu Huyền bí mật đưa Đức Tăng thống từ Hà Nội về Sài Gòn mà Viện hóa đạo không hề hay biết cứ liệu này, cho thấy HT Thích Tâm Liên đã thẳng thắn cắt chức và loại bỏ HT Thích Nguyên Lý ra khỏi Viện hóa đạo GHPGVNTN.
Thứ ba: Đức Tăng thống về tới chùa Từ Hiếu nhưng HT Thích Nguyên Lý tường trình gửi cho PTTPGQT trong khi đó PTTPGQT đã tự ly khai và bị giải thể...nhưng Viện hóa đạo không nhận được Bản tường trình...lý do rất dễ trả lời bởi trước đó HT Thích Tâm Liên – Viện trưởng Viện hóa đạo ra Thông bạch số 03 trái với Tâm thư của Đức Tăng thống ra trước đó ngày 24/8 AL.
Thứ tư: Nhưng xét rằng tiếp theo đều vô căn cứ đó là bởi đều trái với Tâm thư được PTTPGQT đăng tải. Tôi ví dụ vừa về đến Sài Gòn Đức Tăng thống ra Quyết định có lợi cho các vị Tâm Liên, Chí Viên, Lê Công Cầu, Nhật Ban...thì thử hỏi Quyết định có vội vàng hay không??? Và chắc cũng chẳng có ai bức xúc???
Xét rằng:...Buổi gặp mặt này Ngài đã dặn dò chu đáo các Phật sự, giao HT Viện trưởng Viện hóa đạo Thích Tâm Liên toàn quyền Quyết định công việc của Giáo hội trong thời gian Ngài về an dưỡng quê nhà. Những cứ liệu xét rằng thật là xảo trá, thứ nhất: Giao cho HT Tâm Liên toàn quyền quyết định công việc Giáo hội nhưng HT Tâm Liên, Cư sỹ Lê Công Cầu lại mang tâm Sân, Hận hẹp hòi khai trừ Anh Thi Vũ – Võ Văn Ái và PTTPGQT tiếng nói độc nhất của GHPGVNTN, buộc Đức Tăng thống bằng mọi cách quay trở lại Sài Gòn để chỉ đạo Giáo hội vượt qua cơn nguy khốn này (nội chiến – nồi da, xáo thịt) hoặc đáo nhiệm do sự mong mỏi và thỉnh cầu của hàng triệu Tăng, Ni, tín đồ Phật tử trong và ngoài nước.
Xét rằng: ... Tôi có ra quyết định hay ra văn bản gì thì tùy tôi, Quý Thầy phải căn cứ vào những gì Tôi đã giao cho Hòa thượng Viện Trưởng Thích Tâm Liên mà làm, nói như thế vô hình dung cho rằng Đức Tăng Thống bị bệnh tâm thần à, thử hỏi vị đứng đầu Giáo hội mà bị bệnh tâm thần (điên) thì lãnh đạo ai? Nói tóm lại, HT Thích Tâm Liên và cư sỹ Lê Công Cầu đang cầu mong cho Đức Tăng Thống cứ ương ương dở dở hoặc nhanh đi về cõi Phật là tốt nhất.
Một lý do không hợp lý nữa là: Trong lúc đổ lỗi cho Đức Tăng Thống bị mất trí nhớ họ lại ra quyết định buộc Ngài phải chịu trách nhiệm trước Lịch Đại Tổ Sư, Chư tiền bối hữu công, Chư Thánh tử đạo và toàn thể phật tử những gì Ngài đã ký trong lúc ngài mất trí nhớ... Thế nhưng Viện hóa đạo vẫn quyết tâm thực hiện Kim khẩu của Đức Tăng Thống trao truyền bởi đây là những lời lẽ gần như giao hết tất cả mọi quyền lực về việc điều hành Giáo hội cho HT Thích Tâm Liên và cư sỹ Lê Công Cầu; Như vậy có khả năng khi viết Đức Tăng Thống mất trí nhưng khi nói thì...nhất trí.
Với cái nhìn toàn diện xâu chuỗi toàn bộ sự kiện trong một thời gian dài của Ban biên tập LLCSCNPG Quốc Nội, trên cơ sở đánh giá khách quan xác thực vấn nạn của Giáo hội hiện nay để quý vị tiện theo dõi, Khâm tuân Quyết định của Đức Tăng thống hay của HT Thích Tâm Liên.
- Ngoài nước, như quý vị đã biết: Những năm gần đây cư sỹ Thi Vũ - Võ Văn Ái đã phần nào mất uy tín đối với tăng ni, tín đồ Hải ngoại, hoạt động của Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế cùng như bản thân của Võ Văn Ái trong các hoạt động nhân quyền cho Việt Nam và đấu tranh cho pháp lý của GHPGVNTN cũng giảm thiểu trầm trọng, các hoạt động hỗ trợ, chia chác về tài chính đối với GHPGVNTN trong nước cũng hạn chế, cho nên HT Thích Tâm Liên và cư sỹ Lê Công Cầu nhận thấy không còn khả năng lợi dụng nữa nên tiến hành loại bỏ Võ Văn Ái. Mặt khác, sau tẩn xuất HT Chánh Lạc với tội Ấu dâm cách đó 10 năm, tiếp đến là HT Giác Đẳng kẻ biển thủ công quỹ, bán chùa, tiếm danh GHPGVNTN nay một quân cờ mới Thích Huyền Việt đang nổi như cồn tại Hải ngoại với tài năng chống cộng, chống sư Quốc doanh và đặc biệt là siêu lừa đảo quyên góp tịnh tài gửi về quê nhà cho Tâm Liên và Lê Công Cầu.
- Trong nước, Đức Tăng thống dù tuổi cao nhưng vẫn còn minh mẫn trong các phật sự, mặt khác GHPGVNTN luôn cho rằng Đức Tăng thống Thích Quảng Độ bị giam cầm tại Thanh Minh Thiền Viện bằng khẩu lệnh nhưng trong thực tế thời gian gần đây Hòa thượng được tự do đi lại chữa bệnh và gặp gỡ các cơ quan ngoại giao nước ngoài như Tổng lãnh sự quán Mỹ (nói theo kiểu HT Tâm Liên và Cư sỹ Lê Công Cầu thì Tổng lãnh sự quán Mỹ gặp người điên), thậm chí ra Bắc vào Nam... Như vậy việc quy Đức Tăng thống bị lưu đầy, giam lỏng tại nơi cư trú đúng là mất đi giá trị lợi dụng. Cho nên, việc ra Quyết định để Đức Tăng thống ngồi chơi xơi nước là hệ quả tất yếu, nếu Đức Tăng thống tiếp tục ra các văn bản không có lợi cho Tâm Liên, Lê Công Cầu...thì số này sẽ tìm mọi cách đẩy cho Đức Tăng thống bị bệnh điên để rồi giao HT Thích Tâm Liên toàn quyền xử lý Giáo hội.
Như HT Cố Viện trưởng Viện hóa đạo Thích Như Đạt đã từng nói cả cuộc tu hành của Ngài là trung thành với GHPGVNTN, Khâm tuân mọi Giáo chỉ, Quyết định... của Nhị vị Hòa thượng Cố đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và Đương kim Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ.
Với tinh thần Bi, Trí, Dũng, LLCSCNPG Quốc Nội gửi đến quý ngài, quý vị phật tử cái nhìn xác thực vấn nạn của Giáo hội hiện nay để quý vị tường lãm nhận diện rõ mặt tội đồ của GHPGVNTN trong thời gian qua. Một lần nữa, ngưỡng mong quỹ chư vị hữu trách có tiếng nói, cùng chung tay góp sức với LLCSCNPG Quốc Nội, Tuyệt đối Khâm Tuân mọi Giáo chỉ, Quyết định...của Đức đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, đưa con thuyền Giáo hội vượt qua thời kỳ mạt pháp này.
LLCSCNPG Quốc Nội
TÂM TỊNH

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

“Đi bão” có văn hoá để niềm vui được trọn vẹn

“Đi bão”, hai từ có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với người hâm mộ Việt Nam trong những ngày này. Sau 10 năm chờ đợi, người dân Việt Nam mới lại được hưởng không khí trong một trận chung kết của giải đấu bóng đá danh giá nhất Đông Nam Á. 
Với tỷ số 2 – 2 trong trận chung kết lượt đi trên đất Malaysia hứa hẹn sẽ lại có một “cơn bão đỏ” trên toàn đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, để tình yêu với bóng đá đẹp hơn, trở thành nét văn hoá của người Việt thì mỗi người hâm mộ cần chọn cho mình cách ăn mừng văn minh nhất.
Yêu bóng đá nhất thế giới
Có lẽ, hiếm ở đất nước nào lại có tình yêu bóng đá, sự cổ vũ cuồng nhiệt với bóng đá như ở Việt Nam. Rất nhiều nhà báo, giới chuyên môn, cũng như người nước ngoài phải bất ngờ, thậm chí còn phấn khích trước sự cuồng nhiệt của các cổ động viên Việt Nam. Không chỉ những giải đấu gần đây như U23 Châu Á, AFF Suzuki, cổ động viên mới tổ chức đi “bão”.

Những hình ảnh đẹp của cổ động viên Việt Nam trên sân vận động Mỹ Đình.

Phải thừa nhận rằng, các chàng trai của đội tuyển đã thổi bùng lên tình yêu, sự đoàn kết trong mỗi người Việt Nam sau những chiến thắng trên sân cỏ. Và chính những “cơn bão đỏ” ấy đã tiếp thêm sức mạnh trước và sau trận đấu. Dường như việc từng đoàn người đổ ra đường, tiến về trung tâm các thành phố để hò reo, cổ vũ mỗi khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng đã trở thành nét văn hoá. Tiếng kèn trống, cờ sao rực rỡ khắp mọi nẻo đường, những cờ hoa ngợp trời tung bay trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc khiến mỗi người dân đều dâng trào cảm xúc tự hào dân tộc.
Thế nhưng, sự cuồng nhiệt ấy cũng khiến không ít người lo lắng, bởi đâu đó vẫn còn những hình ảnh xấu xí khiến cuộc vui trở nên lố bịch và nguy hiểm. Giá như tiếng còi xe, còi kèn được sử dụng chừng mực thì đã không có chuyện những cổ động viên có tuổi giật mình mà ngã ra đường. Giá như những tiếng ồn đó được thay bằng những bài hát cổ vũ như “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”; “Quốc ca”.?
Tình yêu bóng đá đâu cứ phải là chở 3,4 người trên 1 chiếc xe máy và phi như tên bắn, rồi nhả khói đen, nẹt pô, đánh võng để gây nguy hiểm cho người khác. Nếu ai đó đã từng hoà mình vào không khí “đi bão” của người Hà Nội chắc chắn không thể quên những hình ảnh đẹp như từng nhóm cổ động viên chẳng hề quen biết lao vào ôm nhau, bắt tay nhau rồi trao những nụ cười hân hoan.
Chắc chắn mọi người sẽ rưng rưng xúc động khi chứng kiến một chàng trai khuyết tật ngồi xe lăn nhưng vẫn hết mình cổ vũ, hoà vào dòng người. Báo chí thế giới từng rất ấn tượng với hình ảnh cụ bà tóc bạc phơ khoác lên mình lá quốc kỳ, đánh trống cổ vũ cùng dòng người.
Thế nhưng trong những hình ảnh đẹp ấy, lại xuất hiện rất nhiều hình ảnh phản cảm của một số cổ động viên quá khích. Những ngày qua, cư dân trên mạng truyền nhau hình ảnh một cô gái khoả thân quấn quốc kỳ chạy khắp phố. Hay một vài hot girl khoả thân đứng trên xe múa may quay cuồng khiến không ít người chứng kiến phải lấy làm xấu hổ.
Chả có lẽ cờ Tổ quốc, áo đỏ sao vàng đang tung bay rợp trời kia, bao tiếng hân hoan tự hào kia lại có thể bị chà đạp, vấy bẩn bởi những hình ảnh đó. Các bạn trẻ cần phải thay đổi nhận thức ngay lập tức, vì đó là những hành vi trái với thuần phong mỹ tục và không văn minh.

Vụ tai nạn xảy ra tại cầu Chương Dương đêm ngày 6 -12.

Họ phóng xe như bay trên đường, thậm chí nhiều cổ động viên nữ còn ăn mặc phản cảm, thậm chí cởi hết quần áo hò reo. Tôi nghĩ, bóng đá là niềm đam mê của mọi người, đội tuyển Việt Nam là niềm tự hào của cả dân tộc. Hãy cổ vũ làm sao để an toàn, để bạn bè quốc tế nhìn vào nữa chứ”.Bác Nguyễn Văn Cường (60 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi dù đã có tuổi nhưng mỗi khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng đều cùng con cháu ra đường hoà vào niềm vui chung. Thế nhưng, tôi rất lên án những hành động ăn mừng quá khích của một số thanh niên.
Cổ vũ theo phong trào
Mới đây, dân mạng xôn xao với một đoạn clip phỏng vấn nhiều hot girl tại cổng Sân vận động Mỹ Đình. Nhiều người cho rằng, đây là clip bóc phốt các cổ động viên không hề am hiểu gì về bóng đá mà chỉ đi cổ vũ theo phong trào.
Một cô gái vận trang phục khá bắt mắt, với hai lá cờ Tổ quốc hình trái tim được dán lên má, khi được hỏi: “Em đến sân Mỹ Đình nhiều chưa? Em thích cầu thủ nào nhất trong đội tuyển Việt Nam?”, cô gái này ậm ừ trả lời: “Lần nào có đội tuyển đá là em đến sân Mỹ Đình để cổ vũ. Nhưng em không biết tên cầu thủ nào cả. Em đi cổ vũ vui là chính thôi ạ”.
Khi được hỏi: “Thủ môn của đội tuyển Việt Nam là ai?” Cô gái này cũng trả lời rụt rè: “Em không rõ lắm, nhưng các anh ấy đá quá hay ạ…”, nói xong cô gái này khoác tay bạn trai hô vang “Việt Nam vô địch!”. Hay một hot girl khác mau mắn trả lời phóng viên rằng: “Nếu đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch năm nay em sẽ cởi đồ, khoả thân chạy quanh Bờ Hồ”.
Chính từ việc đi cổ vũ bóng đá theo phong trào ấy đã xảy ra không ít những hệ luỵ. Dường như họ không cổ vũ bóng đá bằng sự hiểu biết, niềm đam mê và tự hào dân tộc. Ngay sau khi khết thúc trận bán kết lượt về với đội tuyển Phillipines, đội tuyển của chúng ta lần đầu vào đá trận chung kết sau 10 năm chờ đợi người hâm mộ đã chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại nhiều nơi trên cả nước.
Điển hình là vụ tai nạn tại cầu Chương Dương, đêm 6 -12. Đó là một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến nhiều người bị thương. Nguyên nhân là hai xe máy của các cổ động viên đâm trực diện vào nhau trong làn ôtô. Cùng thời điểm đó lại xảy ra ẩu đả giữa hai nhóm thanh niên ngồi quán nước trên đường Tôn Đức Thắng (Hà Nội). Va chạm khi “đi bão”, hai nhóm này đã lao vào đánh nhau khiến một người bị đâm dao găm trúng lưng phải nhập viện.

Vụ thanh niên bị đâm vào lưng khi “đi bão” cổ vũ đội tuyển Việt Nam.
Trên phố Đại Cồ Việt (Hà Nội) cũng xảy ra một vụ ẩu đả tương tự trong lúc người hâm mộ “đi bão” mừng đội tuyển Việt Nam chiến thắng. Không hiểu trước đó mâu thuẫn gì, hai thanh niên đã xông vào nhau đánh nhau trước sự chứng kiến của hàng ngàn người vẫn vang lên tiếng kèn cùng tiếng hò reo. Chỉ đến khi có lực lượng Công an vào can ngăn thì hai thanh niên này mới chịu dừng lại.Anh Lê Văn Bình (30 tuổi) – người có mặt tại hiện trường cho hay: “Tại đây, 2 nhóm thanh niên sau lời qua tiếng lại đã sử dụng cốc, ghế nhựa và điếu cày tấn công lẫn nhau. Một nam thanh niên tham gia ẩu đả đã bị đối phương dùng dao đâm vào vùng lưng, được người dân đưa vào viện cấp cứu. Tôi nghĩ, các bạn đi cổ vũ bóng đá cũng cần văn minh hơn, hoà chung vào dòng người hát hò reo vang. Đừng lấy cớ đi cổ vũ bóng đá mà làm mất vui, mất hình ảnh của cổ động viên chân chính Việt Nam”.
Cũng trong đêm 6 -12, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Đại lộ Võ Văn Kiệt (quận 6, TP Hồ Chí Minh) khiến 2 nạn nhân đi xe máy nằm bất tỉnh giữa đường. Sự việc xảy ra đúng vào thời điểm đoàn xe “đi bão” mừng chiến thắng diễu qua.
Mới đây nhất vào đêm 11 -12 trên quốc lộ 13 đoạn qua phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, chiếc xe máy mang BKS: 47F1 – 464.1 do 2 cô gái chở nhau, lưu thông trên quốc lộ 13 hướng từ TP. Hồ Chí Minh về Bình Dương.
Khi đến ngã ba giao với cổng KCN Việt Hương đã tông vào xe container. Do chạy tốc độ quá cao, không làm chủ được tay lái, chị Vũ Thị Xuân (23 tuổi) tử vong tại chỗ, cô gái con bị thương nặng được đưa đi cấp cứu. Tại hiện trường, vẫn còn chiếc xe máy nát bét phần đầu, cùng băng rôn cổ vũ đội tuyển Việt Nam của hai cô gái trẻ.
Đội tuyển bóng đá Việt Nam là đại diện cho niềm kiêu hãnh của hàng triệu người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Không có lý do gì mà chúng ta lại bôi xấu hình ảnh ấy bằng những hành động cổ vũ kém văn hoá, kém duyên như thế.
Để rồi những tai nạn đáng tiếc xảy ra, như vậy chiến thắng của chúng ta sẽ không còn được trọn vẹn. Trước mắt chúng ta còn một trận đấu quyết định trên sân vận động Mỹ Đình với người Mã, dù kết quả thế nào thì các cầu thủ của chúng ta đều nhận được sự ủng hộ cuồng nhiệt từ các cổ động viên. Chỉ mong, hãy “đi bão” thật văn minh để tinh thần cổ động này trở thành nét đẹp văn hoá trong mắt bạn bè quốc tế, quan trọng hơn là làm cho chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trở nên ngọt ngào, trọn vẹn niềm vui…
Ông Uông Việt Dũng, Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết: Mỗi khi có chiến thắng của đội tuyển Việt Nam là lượng phương tiện đổ ra đường tăng đột biến. Cùng với đó là hiện tượng lợi dụng ăn mừng để vi phạm giao thông như đi xe máy chở 3, không đội mũ bảo hiểm, lái xe sang làn ngang, nẹt pô, phóng nhanh vượt ẩu… Hiện nay chưa có con số thống kê chính thức, nhưng sơ bộ tình trạng ùn tắc và các sự cố giao thông là có gia tăng. Trước mỗi trận đấu, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đều tham mưu, chỉ đạo hạn chế tai nạn, sự cố. Bộ trưởng Bộ Công an cũng đã chỉ đạo toàn ngành, đặc biệt ở các thành phố lớn phải ra quân phân luồng, tổ chức giao thông, quản lý và theo dõi hoạt động cổ vũ, ăn mừng.
Bảo đảm an toàn, thuận tiện cho hoạt động cổ vũ trận chung kết lượt về AFF Suzuki Cup 2018
Cục CSGT vừa có điện chỉ đạo lực lượng CSGT các đơn vị, địa phương chủ động đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hoạt động cổ vũ bóng đá, không để tắc đường ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhân dân, phòng ngừa vi phạm giao thông, xử lý các đối tượng quá khích, lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, cổ vũ đua xe và đua xe trái phép…
Vào 19h30 ngày 15/12 trên Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội sẽ diễn ra trận chung kết lượt về AFF Suzuki Cup 2018 giữa Việt Nam và Malaysia. Do tình cảm đặc biệt của người dân cả nước dành cho đội tuyển Việt Nam và trận đấu được tổ chức vào ngày cuối tuần, nên dự báo sẽ có một lượng lớn cổ động viên tập trung xem, diễu hành, ăn mừng… nhất là tại trung tâm các đô thị.
Chính vì vậy, lực lượng CSGT cần kịp thời triển khai lực lượng, phương tiện và phối hợp với các lực lượng bảo đảm an ninh trật tự và TTATGT trên địa bàn trước, trong và sau khi diễn ra trận chung kết, đặc biệt là tại các đường phố khu vực trung tâm hành chính, nơi tổ chức xem bóng đá đông người.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, chú ý nhắc nhở, tuyên truyền cho người dân thực hiện đúng pháp luật về TTATGT, cổ vũ trật tự, không có các hành vi gây rối trật tự công cộng. CSGT phối hợp với các lực lượng Công an khác xử lý nghiêm các vi phạm, kiên quyết ngăn chặn các hành vi quá khích, tụ tập đua xe trái phép và xử lý các tình huống phức tạp.
Cục CSGT cũng khuyến cáo người dân cổ vũ bóng đá có văn hóa, chấp hành pháp luật về TTATGT, chú ý bảo vệ trẻ em, vui mừng nhưng không quá khích.
Đăng Quang
Song Anh/Báo CAND

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Google đang tìm hiểu thủ tục để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Google Kent Walker khẳng định với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ rằng Việt Nam là đối tác tốt trong phát triển khởi nghiệp, sáng tạo và Google sẽ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Chiều 11-12, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp ông Kent Walker, Phó Chủ tịch Tập đoàn Google (Mỹ) đang sang thăm và làm việc với các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp ông Kent Walker, Phó Chủ tịch Tập đoàn Google – Ảnh: Thành Chung
Tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Tập đoàn Google Kent Walker cho biết đã được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ tại Việt Nam và thấy khích lệ về mức độ ứng dụng công nghệ của họ và tham vọng của Chính phủ trong đào tạo 1.000 kỹ sư công nghệ chất lượng quốc tế.
“Đây là thông tin rất thú vị với chúng tôi và chúng tôi coi Việt Nam là đối tác tốt của Google trong khởi nghiệp sáng tạo”- ông Walker nói.
Phó chủ tịch Google cũng đánh giá cao cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam trong phát triển ở 2 phương diện tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và thúc đẩy hợp tác đa phương.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hoan nghênh chuyến thăm của ông Kent Walker tới Việt Nam và nêu rõ Google đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong nhiều năm qua.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao thiện chí của Google trong hỗ trợ phát triển kinh tế số thông qua đào tạo kỹ năng lập trình cho nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Đây là những giải pháp quan trọng, góp phần để Việt Nam phát triển 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020.
“Quan điểm của Việt Nam là mạnh lên về CNTT và coi CNTT là nền tảng cho phát triển. Chúng tôi muốn Google nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và hỗ trợ cho hệ sinh thái, đổi mới sáng tạo”- Phó Thủ tướng nói và bày tỏ Chính phủ ủng hộ Google hiện diện lâu dài và tiếp tục đầu tư kinh doanh thành công tại Việt Nam.
Về việc triển khai Luật An ninh mạng tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đánh giá cao sự hợp tác của Google với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bên liên quan trong đảm bảo an toàn, an ninh mạng và góp ý xây dựng nghị định hướng dẫn thi hành luật. Đây là điều kiện cần và đủ để tạo môi trường phát triển thuận lợi không chỉ cho lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn cho các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi của Việt Nam.
“Tôi cho rằng với lợi thế về thị trường và khả năng thích ứng của nguồn nhân lực trẻ đủ để tạo nên sức hấp dẫn cho Google mở văn phòng đại diện tại Việt Nam”- Phó Thủ tướng nói.
Đáp lại, Phó Chủ tịch Kent Walker cho biết Google đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam trên nguyên tắc chung của tập đoàn này là bảo đảm các quy định ở các nước sở tại không trái với cam kết quốc tế.
Ông Kent Walker cũng bày tỏ đồng tình với Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh mạng, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, chan hoà và khẳng định Google sẽ phối hợp với các cơ quan, hướng tới đáp ứng các mục tiêu này.
Theo Bảo Trân/Người Lao động

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Luật An ninh mạng – “bảo bối” chống tội phạm của nhiều quốc gia

Luật An ninh mạng cho phép cơ quan chức năng nước này được tiếp cận thông tin liên lạc được mã hoá của các đối tượng nghi là khủng bố và tội phạm. Rõ ràng, trong thời đại 4.0 khi mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, Luật An ninh mạng đang trở thành “bảo bối”, cẩm nang hữu hiệu giúp lực lượng thực thi pháp luật các nước đối phó với tội phạm.
Chỉ vài giờ sau khi thông tin về việc được Quốc hội thông qua, một phần nội dung Luật An ninh mạng của Australia đã tràn ngập các trang báo. Nhiều tờ báo thậm chí còn nêu rõ rằng, đây là đạo luật cứng rắn nhất nhằm buộc Facebook và “những người khổng lồ công nghệ” khác phải phối hợp, hỗ trợ và giúp chính quyền Canberra giải mã các thông điệp được những kẻ khủng bố và tội phạm có tổ chức sử dụng.
Tờ Bloomberg bình luận: “Dưới quyền hạn mới được trao cho cơ quan cảnh sát và tình báo, các công ty có thể được yêu cầu giúp giải mã thông tin liên lạc trên các nền tảng như WhatsApp, Telegram và Signal và thậm chí cả chèn mã để giúp nắm bắt dữ liệu. Luật mới thúc đẩy Australia trở thành trung tâm của cuộc chiến toàn cầu về quyền riêng tư và bảo vệ an ninh quốc gia giữa các công ty công nghệ với chính phủ”.
 không gian mạng đang ngày càng vượt quá tầm kiểm soát, trở thành nguy cơ với an ninh trật tự của bất cứ quốc gia nào, nếu không có biện pháp quản lý.
Không gian mạng đang ngày càng vượt quá tầm kiểm soát, trở thành nguy cơ với an ninh trật tự của bất cứ quốc gia nào, nếu không có biện pháp quản lý.
Trang tin Phys.org thông tin, trước khi đạo luật được thông qua, đã có cuộc tranh luận rộng rãi về tính hợp pháp và phạm vi cũng như đối tượng điều chỉnh trong Luật An ninh mạng của Australia.
Thậm chí, một số đảng phái đối lập như Đảng Lao động còn phản đối kịch liệt và yêu cầu sửa đổi việc thực hiện hoặc kéo dài thời gian xem xét. Nhóm Công nghiệp kỹ thuật số – một hiệp hội mà các thành viên bao gồm cả Facebook và Google thì liên minh với tổ chức Ân xá quốc tế và Trung tâm Luật Nhân quyền có trụ sở tại Melbourne để chống lại đạo luật với lý do, Luật An ninh mạng của Australia có thể làm suy yếu an ninh trên Internet, gây nguy hiểm cho các hoạt động như: bỏ phiếu trực tuyến, giao dịch thị trường và lưu trữ dữ liệu…
Hội đồng Luật Australia, cơ quan quản lý các luật sư ở Australia cũng cho biết họ có “mối quan tâm nghiêm túc” về những thay đổi mà Luật An ninh mạng đưa ra, đặc biệt về việc truy cập thông tin liên lạc được mã hoá.
Nhưng cuối cùng, bất chấp sự phản đối và cả những ý kiến trái chiều, vì lợi ích quốc gia, các đảng phái trong Quốc hội Australia vẫn đạt được thống nhất trong việc sớm đưa đạo luật này có hiệu lực để ngăn chặn hoạt động gia tăng và ngày càng tinh vi của tội phạm có tổ chức và các thế lực khủng bố. Đây là một bước tiến lớn của chính phủ Australia trong việc đối phó với tội phạm thời hiện đại.
Như cố vấn an ninh mạng của Australia Alastair MacGibbon chia sẻ: “Nếu không thực thi Luật An ninh mạng thì cảnh sát Australia sẽ “bị mù hoặc bị điếc” vì những mã hoá được sử dụng bởi tội phạm và khủng bố. Luật An ninh mạng thực sự là cẩm nang của lực lượng thực thi và bảo vệ pháp luật của không chỉ Australia mà cả ở các quốc gia khác trên toàn thế giới”.
Trở lại với câu chuyện ở Việt Nam, sau khi Luật An ninh mạng (ANM) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 (ngày 12-6-2018), nhất là khi Chính phủ công bố lấy ý kiến về dự thảo Nghị định thi hành Luật An ninh mạng, nhiều trang mạng trong và ngoài nước đã đưa tin, bình luận, xuyên tạc hòng cản trở việc thực thi luật này (có hiệu lực từ 1-1-2019). Các tổ chức phản động và những đối tượng quấy phá về chính trị trong nước còn phát tán các tài liệu với giọng điệu xuyên tạc rằng Luật An ninh mạng “đặc biệt xâm phạm không gian riêng tư”, “vi phạm quyền riêng tư”, “vi phạm tự do ngôn luận, báo chí, Internet”…
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear cho rằng Luật An ninh mạng cản trở đà tăng trưởng của Việt Nam, trong khi 17 nghị sĩ Hoa Kỳ cực đoan viết thư kêu gọi Google và Facebook rời bỏ Việt Nam… Nhưng trên thực tế, cựu Đại sứ Mỹ và các nghị sĩ cực đoan kia đâu biết (hoặc cố tình không biết) rằng, khi xây dựng Luật An ninh mạng, Việt Nam đã tham khảo nhiều từ chính Luật An ninh mạng của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các quốc gia phát triển khác.
Cho đến khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thẳng thắn trao đổi vấn đề này với lãnh đạo Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USSC) và đại diện nhiều tập đoàn lớn như Microsoft, Google, MasterCarrd, Boeing… nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ hồi cuối tháng 6, nhiều thế lực phản động vẫn tiếp tục cố tình rêu rao những luận điểm không đúng để kích động người dân chống Luật An ninh mạng. Hành động này thực chất là chiêu trò nhằm chia rẽ dân tộc, gây mất trật tự an toàn xã hội, làm suy yếu tính hợp pháp và kỷ cương trong hành động của các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật ở Việt Nam.
Nếu nhìn một cách tổng quan và cẩn trọng, người dân có thể thấy, Luật An ninh mạng đang trở thành xương sống trong việc thực thi pháp luật ở các nước. Tuy tên gọi đạo luật này có thể khác nhau, song mục đích là đều muốn cải thiện tình hình an ninh thông tin của chính phủ, cơ quan công quyền, các doanh nghiệp cũng như bảo vệ tốt hơn cho người dân trong thế giới phẳng, nơi mà mạng Internet đang “thống trị” toàn cầu.
Trong 3 năm qua, một làn sóng về xây dựng pháp luật cũng như thành lập các cơ quan điều chỉnh hoặc giám sát an ninh mạng đã và đang được triển khai tại nhiều quốc gia, châu lục. Như ở Hoa Kỳ, dù được mệnh danh là quốc gia có hệ thống bảo mật an toàn và lâu đời nhất thế giới, song nước này vẫn luôn trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Nỗi lo về an ninh mạng khiến Thượng viện Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2015 phải thông qua Luật chia sẻ thông tin an ninh mạng (CISA) nhằm tạo hệ thống phòng thủ vững chắc không gian mạng.
Luật này đã được thực thi bất chấp sự phản đối của các đại gia công nghệ và những nhà hoạt động bảo mật. Năm 2016, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ còn đụng độ với Apple khi hãng này từ chối mở khóa một chiếc iPhone kết nối với một vụ bắn súng hàng loạt ở San Bernardino, bang California.
Tại Vương quốc Anh, các cơ quan chức năng được tăng quyền hạn để tấn công, ngăn chặn và giữ lại thông tin liên lạc của tất cả công dân Anh khi Luật An ninh mạng ra đời năm 2016. Một năm sau đó, Chính phủ Anh đã yêu cầu WhatsApp hợp tác để giải mã thông tin của một kẻ khủng bố ngay trước khi tên này giết chết năm người tại thủ đô London vào tháng 3 năm 2017…
Quốc hội Đức thông qua Luật An ninh mạng vào tháng 7 năm 2015 còn Liên minh châu Âu (EU) cũng “lo sốt vó” khi xảy ra hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng. Kết quả là từ tháng 5 năm 2018, EU buộc tất cả các tổ chức, nếu không muốn bị phạt nặng, phải tuân theo các điều khoản về Luật An ninh mạng đầu tiên của cả khối…
Và việc Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng không hề nằm ngoài dòng chảy chính về bảo vệ an ninh, bảo đảm an toàn quốc gia của các nước trên thế giới mà ngược lại, đây là động thái góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho cộng đồng quốc tế trong việc đối phó với những loại tội phạm mới nổi thời đại công nghiệp cách mạng 4.0.
Huyền Chi