Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

CÔNG AN NGHỆ AN CHUẨN BỊ BẮT LM ĐẶNG HỮU NAM VÀ NGUYỄN ĐÌNH THỤC?

Dù không phải là một tín đồ đạo Công giáo nhưng sau khi Hoàng Đức Bình, sinh năm 1983, quê quán: Hưng Trung, Hưng Nguyên, Nghệ An, là "Phó chủ tịch phong trào lao động Việt" bị bắt. Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ (SN 1986, quê: Hậu Thành, Yên Thành, Nghệ An, nguyên sinh viên đại học Bách Khoa bị đuổi học; trước đó Dũng đã bị bắt và thi hành án 02 năm tù với tội danh "Gây rối trật tự công cộng) trở thành cánh tay phải đắc lực của Linh mục Nguyễn Đình Thục, chánh xứ Song Ngọc, GP Vinh. 

Nguyễn Viết Dũng (Nguồn: FB). 

Việc Dũng, trước đó là Bạch Hồng Quyền (Hà Nội), Thái Văn Dung (1988, Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An), Hoàng Đức Bình - những người có mối quan hệ thân thiết gần gũi với linh mục Thục bị bắt vì thế khiến những người quan tâm không thể có suy nghĩ hoặc đặt ra những câu hỏi liên quan. 

Suy luận dưới đây của Fb Người Công Giáo xung quanh chuyện này cũng rất đáng để suy nghĩ: "Từ đầu năm 2017 đến nay, Cha JB Nguyễn Đình Thục, Chánh xứ Song Ngọc, GP Vinh liên tục gặp những sự kiện có tính hung tin. Đấy không chỉ là những cuộc tuần hành bất thành trên Quốc lộ 1A, nhất là trong các ngày 14.2 và 15.5 vừa qua mà còn liên quan đến những "người bạn lớn" của Cha khi họ lần lượt bị nhập khám hoặc bị truy tố, truy nã với những lí do khác nhau!

Có thể kể đến những trường hợp như Thái Văn Dung (hiện đang bị truy nã với tội danh không chấp hành án"), Bạch Hồng Quyền (Hà Nội, hiện đang bị truy nã với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Hoàng Đức Bình (SN 1983, Hưng Nguyên, Nghệ An, bị bắt, truy tố với tội danh gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và lợi dụng quyền tự do dân chủ) và Lê Đình Lượng (SN 1965, Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An, được cho là thành viên của Việt Tân, người mới bị bắt, truy tố với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân). Và mới đây, trưa nay, Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ lại bị Cơ quan Công an bắt được cho là với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Về trường hợp mới nhất này (Nguyễn Viết Dũng) tuy không phải là tín đồ đạo Công giáo nhưng từ sau khi Hoàng Đức Bình bị bắt thì Dũng đã đến ở cùng với cha JB tại nhà thờ xứ. Dũng cũng bị bắt tại một quán ăn gần với nhà thờ xứ.

Việc những người bạn của Cha JB bị bắt, nhất là trường hợp Dũng Phi Hổ bị bắt đang dấy lên những thông tin, suy đoán liên quan cha JB. Trong đó có giả thuyết đặt ra là chính quyền và Công an đang xử lý những "tay chân" của Cha JB trước khi có những động thái nhằm vào cha JB". 

Lâu nay, vẫn dấy lên những thông tin cho rằng, cơ quan Công an sẽ có những động thái mạnh tay đối với 02 Linh mục là Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục, nhất là sau các sự việc xảy ra liên tiếp trong các tháng 2, 4, 5/2017 vừa qua! Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, 02 vị chủ chăn đang mục vụ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An vẫn bình an vô sự nhưng những cánh tay phải, rồi tay trái của 02 vị này lần lượt sa lưới Công an hoặc bị truy nã và trốn khỏi địa bàn (trường hợp Bạch Hồng Quyền và Thái Văn Dung). 

Việc  người còn lại duy nhất bên cạnh Linh mục Nam, Thục bị bắt (trường hợp Dũng Phi Hổ) vì thế có thể là một sự báo hiệu sớm đối với những điều sắp sửa xảy đến với 02 Linh mục này! Và rất có thể sau khi "tóm" những thân hữu, bè đảng của 2 Linh mục cực đoan, chống đối có tiếng này, Cơ quan Công an sẽ sờ gáy 02 Linh mục này! 

Hãy chờ xem, Công an sẽ sờ gáy Linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục khi nào và ra sao? 


An Chiến

DŨNG PHI HỔ LÀ "DÊ TẾ THẦN"

Bị bắt sau một thời gian ngắn đến Gx Song Ngọc ở cùng Linh mục Nguyễn Đình Thục sau khi Hoàng Đức Bình (SN 1983, Quê quán: Hưng Trung, Hưng Nguyên, Nghệ An; người mới đây bị cơ quan CSĐT Công an Nghệ An bắt với tội danh "Gây rối trật tự công cộng" và chống người thi hàn công vụ). Dũng Phi Hổ đang được xem là một con dê tế thần khác cho vị chủ chăn Gx Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. 
Linh mục Nguyễn Đình Thục và Dũng Phi Hổ (Nguồn: FB).
Điểm Dũng khác so với Hoàng Đức Bình, Thái Văn Dung, Lê Đình Lượng, Bạch Hồng Quyền - những người đã bị bắt, truy nã trước đó là Dũng không phải là tín đồ đạo Công giáo. Nhưng như một thứ cơ duyên được định sẵn, sau khi Bình bị bắt, do không có người tư vấn, hỗ trợ nên vị Linh mục Quản xứ Song Ngọc đã  nghĩ ngay đến Dũng Phi Hổ. Còn Dũng Phi Hổ, là một kẻ đã có vài ba hoạt động chống đối và từng bị đi tù, việc bị Công an bắt giữ lại chỉ là chuyện nay mai. Và để an toàn thì Dũng cần một nơi trú ẩn thực sự an toàn, đó cũng là lí do khi được Linh mục Thục vời đến giúp sức  thì Dũng đồng ý ngay. 
Để tiện giúp, tư vấn cho mình, dù bị nhiều người phản đối, nhất là các ông trong Hội đồng mục vụ Gx nhưng Linh mục Thục vẫn bỏ qua tất cả mà bố trí cho Dũng một căn phòng tương đối đàng hoàng gần nơi ở của mình! Chuyện cơm nước cũng được lo chu toàn. Có thông tin Dũng được ăn cơm chung với Linh mục Thục! 
Được đãi ngộ thịnh tình là thế nhưng từ khi đến Gx Song Ngọc công bằng mà nói thì Dũng chưa giúp được gì nhiều cho Linh mục Thục, ngoài việc vài ba lần đến trợ giúp cái máy tính hay hư và có nhiều cố tật của Linh mục Thục. Nhưng dường như chuyện vời Dũng đến giúp sức, tư vấn chỉ là một cái cớ để vị chủ chăn này nói ra để Dũng có mặt và đến ở chung cùng với mình! 
Mà điều mà Linh mục Thục cần Dũng là để thể hiện với chính quyền mình có một mạng lưới đủ mạnh để "đối trọng" lại chính quyền và làm gì tùy thích. Dù gì thì Dũng Phi Hổ cũng là đảng trưởng "Việt Nam Cộng hòa" và đã từng đi tù! Nhưng có vẻ như việc trao gửi một thông điệp lớn như thế vào Dũng của Linh mục Thục đã hoàn toàn sai lầm. Bởi Dũng Phi Hổ không những không giúp sức được cho Linh mục này mà dường như đang khiến cho Linh mục này đứng trước những nguy cơ mới; nhất là việc bị dư luận lên án dung túng cho những đối tượng chống đối. Và trong một bối cảnh như thế thay vì giữ chân Dũng Phi Hổ lâu hơn thì nhân sự kiện dự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên tại nhà thờ giáo họ Văn Trường thuộc Gx Song Ngọc, Linh mục này đã tạo cái cớ để biến Dũng Phi Hổ thành một con dế tế thần thực thụ. 
Theo đó, do không có người nấu nướng vì người nấu ăn phải đi giúp giáo họ Văn Trường  làm tiệc, nên Dũng Phi Hổ phải lộ diện để đi ăn. Đó cũng là thời điểm mà Dũng Phi Hổ bị cơ quan Công an Nghệ An bắt, xử lý! 
Việc lên tiếng sau đó, cho rằng, Công an bắt cóc Dũng Phi Hổ chẳng khác gì "mèo khóc chuột" mà vị chủ chăn này cố tình tạo ra để đánh lừa dư luận! 

TRÙNG DƯƠNG

CHÂN DUNG ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ "TRẦN MINH NHẬT"

Thời gian qua, cơ quan Công an Nghệ An đã tiến hành bắt giữ nhiều đối tượng phản động, chống phá quyết liệt đã tạo được sự ủng hộ lớn của quần chúng nhân dân. Lần lượt Nguyễn Văn Oai, Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng và tiếp đến là Nguyễn Viết Dũng nối đuôi nhau đi “bóc lịch”. Vẫn còn số đối tượng thường xuyên có các hoạt động vi phạm pháp luật đang nhởn nhơ, rất cần phải tiếp tục cho vào “lò” như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Công Huân, Chu Mạnh Sơn, Lê Văn Nhàn, Hồ Văn Lực, Trần Thị Tô…
Tất nhiên là cũng không thể bỏ qua Thái Văn Dung, kẻ đang bị truy nã quốc tế vì những hành vi vi phạm trong suốt thời gian qua. Thế nhưng, còn một đối tượng mà ít người biết đến, hắn chính là kẻ cùng Đặng Hữu Nam, Thái Văn Dung và số phản động tại Nghệ An thường xuyên thực hiện nhiều hành vi chống phá quyết liệt, gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. Hắn mang tên Trần Minh Nhật, sinh 1988, quê quán tại Công Thành, Yên Thành, Nghệ An, thường trú tại thôn Yên Thành, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, hắn sử dụng fb “Paul Trần Minh Nhật”.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười
Tháng 7/2011, hắn được “Việt tân” kết nạp tại Thái Lan, sau chỉ một tháng, Trần Minh Nhật bị cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an bắt, khởi tố, bị Tòa án nhân dân tối cao xét xử, phạt 4 năm tù giam, 3 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 BLHS. Tháng 8/2015, hắn ra tù lại tiếp tục “ngựa quen đường cũ”, lập tức cấu kết với nhiều đối tượng chống phá Đảng và Nhà nước quyết liệt hơn. Đặc biệt, từ tháng 7/2016, hắn trốn ra Nghệ An, cùng Thái Văn Dung (thành viên “Việt tân”, đối tượng cũng thuộc diện quản chế tại Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An) chui rúc vào nhà thờ Phú Yên, núp váy Đặng Hữu Nam để được chở che, chứa chấp, cung cấp miếng ăn. Đổi lại, hai đứa hắn tích cực tham gia giúp sức, “bày mưu tính kế” cùng Nam thực hiện nhiều hoạt động chống phá trong suốt thời gian dài, lấy danh nghĩa “khởi kiện formosa” nhưng thực chất là kích động, chỉ đạo, lôi kéo giáo dân tham gia tụ tập, tuần hành, biểu tình, gây rối trật tự. Tất cả những hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng Dung và Nhật đều bị cơ quan Công an nắm bắt, thu thập, củng cố hồ sơ, chứng cứ. Sau khi Nguyễn Văn Oai (thành viên “Việt tân” tại Quỳnh Vinh, TX Hoàng Mai, Nghệ An) bị bắt, Thái Văn Dung bị khởi tố bị can kèm theo lệnh truy nã quốc tế đối với hành vi “Không chấp hành án” theo điều 304 BLHS, Trần Minh Nhật cũng không thể ngoại lệ. Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số 79 ngày 06/7/2017 của cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đối với Trần Minh Nhật về hành vi “Không chấp hành án” theo quy định tại Điều 304 BLHS, sau khi xác định đối tượng đã bỏ trốn, ngày 04/8/2017, cơ quan CSĐT Công an huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định truy nã số 08 đối với Trần Minh Nhật.
Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và văn bản
Cho dù Trần Minh Nhật và Thái Văn Dung có chạy trốn được đến bao lâu thì “lưới trời” đã giăng thì đừng mong là sẽ lọt. Tốt nhất, các đối tượng nên ngoan ngoãn đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật đối với những kẻ nhận thức rõ về hành vi vi phạm của mình mà ăn năn, hối cãi, quay đầu là bến.
#AQ#

Bắt Dũng phi hổ và cái dớp đen đủi của Nguyễn Đình Thục!!!

Ngày 27/9/2017, dư luận râm ran về việc Nguyễn Viết Dũng (fb Dũng phi hổ) bị bắt khi đang lân la, chè chén tại Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Không bất ngờ khi cái kết lần hai cho ngày “hội ngộ song sắt” của Dũng đã được dự báo từ trước sau những gì mà Y cùng đám “dân chủ cuồng 3 que” thể hiện nguông cuồng suốt thời gian qua. Nó chỉ khiến đồng đảng của Dũng thêm đau lòng khi cách “nhập kho” lần 2 này một lần nữa lại diễn ra trên mảnh đất thuộc Gx Song Ngọc (Quỳnh Lưu) do Lm Nguyễn Đình Thục bảo kê, nâng đỡ. Nơi mà Lm Thục lâu nay tự vỗ ngực cho là “lô cốt bất khả xâm phạm”.
Đối với Dũng, vết trượt dài tội lỗi của một kẻ từng đạt giải nhất kỳ thi tháng và giải ba kỳ thi Qúy của chương trình nổi tiếng VTV “đường lên đỉnh olimpia”, đỗ vào trường ĐH Bách Khoa đầy danh tiếng một thời với số điểm gần tuyệt đối 29.5 đ càng khiến cho những bạn bè, chòm xóm sống kề vách tại mảnh đất Yên Thành (quê Dũng) càng thêm chạnh lòng, xót xa, từ một niềm hi vọng le lói bỗng chốc trở thành một gánh nặng, một nỗi tủi nhục cho gia đình, quê hương.
 


 
Cái giá phải trả cho lối sống buông thả, thích kết du với kẻ xấu, lô đề, nợ nần chồng chất… khiến Dũng mất tất cả, để rồi túng quẫn làm liều, lầm lỡ đánh mất mình, sẵn sàng như một con vẹt biết nói, an phận theo những gì mà số cơ hội chính trị, phản động sắp đặt. Miễn là có tiền trả nợ!
Từ hành động điên rồ treo cờ chế độ cũ (ba sọc đỏ) lên nóc nhà mình; mặc áo quần của quân lực Việt Nam Công hòa; tự lập cái gọi là “Đảng Cộng hòa và Quân lực Việt Nam Cộng hòa” do chính Dũng làm Chủ tịch lâm thời với ảo vọng đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam… đến đỉnh điểm là một loạt các hành động gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ những ngày tháng 4/2015 càng khiến quần chúng nhân dân thêm phần căm phẫn và bản án 15 tháng tù giam là nút thắt cho những ngày sống trong ảo vọng, bị tẩy não chính trị của hắn.
Đối với Nguyễn Đình Thục, đây là lần thứ 2 (sau Hoàng Đức Bình) hắn phải chứng kiến “lô cốt” của mình không còn là “bất khả xâm phạm”, giáo dân Song Ngọc một lần nữa lại phải chứng kiến cảnh những “đứa trẻ ngây ngô” lần lượt tra tay vào “còng pháp luật” khi tác nhân chính phần nhiều từ cách dung dưỡng và kích động lòng thù hận chế độ của “Cha Thục”.
Đã từ lâu Lm Nguyễn Đình Thục và Lm Đặng Hữu Nam (quản xứ Phú Yên), những kẻ thân là linh mục mà bản chất đã bộc lộ quá đê hèn và vô liêm sỉ, những kẻ luôn miệng kêu gọi “nhân quyền” thế nhưng lại nghiễm nhiên chà đạp lên chính điều đó để cho ra một cái quyền mới: quyền sinh, quyền sát, quyền nổi loạn. Chúng sẵn sàng ngồi xổm trên pháp luật hòng thu vén quyền lợi riêng tư cho mình. Thục và Nam nên nhớ rằng, việc lấn sông, lấn lạch, xây dựng nhà chung trái phép trên dòng sông Thái và hậu quả để lại của nhiều lần sách nhiễu, gây rối ANTT trước đó sẽ không dễ được Cơ quan chức năng bỏ qua, kết quả đó sẽ được cộng dồn về một mối, và khi đáp án vượt ngưỡng thì ắt hẳn, cái ngày “cha con hôi ngộ” cũng sẽ đến một cách đầy bất ngờ như lần “đưa tiễn” Dũng phi hổ này vậy. Nguyễn Vân

Nguyễn Đình Thục – Kẻ đội lốt chứa chấp tội phạm!!!

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt những kẻ phản động, chống đối như Nguyễn Văn Oai, Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng,...đã bị lực lượng chức năng bắt giữ và xử lý. Và mới đây, cái tên tiếp theo được cơ quan an ninh điền tên nối dài thêm vào chuỗi danh sách đó là Nguyễn Viết Dũng, được biết đến với tên gọi thân thương là Dũng Phi Hổ. cũng chả biết được là hổ hay là mèo hen nữa đây.
Nhưng có một điều đặc biệt ở đây đó là hắn lại có sự liên quan đến anh Thục nhà ta mới hay chứ. Nghe danh Nguyễn Đình Thục thì hẳn là cả cái đất miền trung này ai cũng biết. Anh nổi lên cùng thời với Đặng Hữu Nam, tạo thành song kiếm hô mưa gọi gió ở cái vùng đất Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đó là việc xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc các chính sách của Đảng và Nhà nước, chửi bới chính quyền; lợi dụng vị trí của mình xúi dục, kích động quần chúng giáo dân tụ tập, biểu tình, gây rối ANTT trên địa bàn, vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Cái đó chắc ai cũng đều thấy rõ, và cũng không phải nói gì thêm. Nay, nhân sự kiện Dũng Phi Hổ bị bắt, ta lại thấy được vai trò của Thục nó cũng không kém phần to lớn như thế nào. Khi mà Nguyễn Đình Thục thường xuyên chứa chấp các thành phần phản động, chống đối cả trong và ngoài nước. Kể cũng lạ, trước giờ cứ nghĩ linh mục, nhà thờ là những người, là nơi tạo ra những giá trị tốt đẹp. Hình như không nhầm thì, đó là nơi, là người để cho bà con giáo dân lỡ làm điều gì sai trái thú tội, để nhận ra lỗi lầm của mình. Ấy vậy mà, Nguyễn Đình Thục lại lợi dụng vị trí của mình, biến cái nơi xóa bỏ lỗi lầm thành nơi chứa chấp tội phạm.

Nguyễn Đình Thục và Nguyễn Viết Dũng

 
Nguyễn Đình Thục đã từng thu nạp Thái Văn Dung từ vùng Diễn Châu về để làm cánh tay phải đắc lực cho mình. Hẳn là cái tay này cũng được việc khi lên bao nhiêu kế hoạch tuần hành, biểu tình cho Thục. Sau khi thời thế khó khăn, Thái Văn Dung phải khăn gói ra đi, tìm nơi trú ẩn an toàn thì Thục tiếp tục chiêu mộ huynh đệ Bình Quyền (Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền) làm việc. Huynh đệ nhà này cũng thể hiện chúng không phải tay mơ. Khi mà chúng tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong việc gây rốc ANTT, xuyên tạc, nói xấu chính quyền, không những trong địa bàn Thục đóng quân mà còn “đội nắng, đội gió” tiến sang cả Hà Tĩnh. Chà, kể ra thì cũng “oai hùng” đấy, ấy vậy mà Bình nay lại rời xa Thục, gặm nhấm trong nhà đá; Quyền thì vẫn phiêu bạt nay đây mai đó, với cái quyết định truy nã bay lủng lẳng trên đầu. Đúng là toàn những những “nhân tài” cả. Lại nói đến Dũng Phi Hổ, người tự xưng thành lập Đảng Cộng hòa, với một đảng viên kiêm chủ tịch là chính hắn, đủ hiểu cái “tầm” và “cái đầu” cuả hắn đến đâu rồi đấy. Sau một thời gian hoạt động, “Chủ tịch” đã bắt tay và về làm cộng sự với Nguyễn Đình Thục. Nghe bảo một thời gian rồi Dũng không về nhà và ở luôn chỗ Thục để tiện cho công việc hai bên. Để rồi hôm nay, với những hành động chống phá điên cuồng của mình, Dũng đã bị Cơ quan Công an bắt giam để xử lý. Kể ra thì Thục nuôi quân cũng mát tay đấy chứ, quả không hổ danh là một vị linh mục “đáng kính”. Dường như Thục cứ thu nhận ai, thì kẻ đó lại phải niềng răng trong nhà đá. Thật đáng để người đời “khâm phục”.
Thế mới thấy rằng, Thục vẫn ngang nhiên chống phá một cách trắng trợn, khi mà hắn luôn chứa chấp, bao che cho những kẻ phản động, lựa chọn những kẻ manh động nhất, quyết liệt nhất để làm việc cho hắn. Phải chăng đấy đang là cái ổ của lũ phản động dung náu, hoạt động? Với những hành động trái với giáo lý, giáo luật của Công giáo cũng như vi phạm nghiêm trọng pháp luật đó, khi mà những kẻ xung quanh Thục đã lũ lượt dắt tay nhau vào lồng sắt, không sớm thì muộn, nơi đó rồi sẽ thuộc về hắn. Để cho hắn ở cái nơi đúng ra hắn phải ở.
Bầu trời hôm nay cao xanh và nắng đẹp quá!!!
Cả Ngố

Nguyễn Đình Thục, Kẻ cô đôc̣ đáng thương !!!

Có một sự khác biệt lạ thường xung quanh vụ việc Cơ quan điều tra Công an tỉnh Nghệ An bất ngờ bắt giữ Nguyễn Viết Dũng (Dũng phi hổ) tại Gx Song Ngọc, Quỳnh Lưu đó là ở thái độ và cách phản ứng của Lm Nguyễn Đình Thục (quản xứ Song Ngọc). Một động thái theo kiểu “nhắm mắt đưa đời” bình thản đón nhận hoặc có thể là cố tình ra vẻ “lặng im như tờ” xem như điều đó với hắn chẳng hề to tát gì cả mặc dù trước đó, tuy rằng Dũng không phải là người xuất thân dòng giáo nhưng gần như chiếm trọn niềm tin và là cánh tay nối dài của Thục trong bối cảnh hai “đệ ruột” Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền – một kẻ tù tội, một kẻ trốn nã biền biệt rời xa hắn.
  
Khác với vụ bắt Hoàng Bình, lần đó, Thục lồng lên như con thú hoang dính bẫy, cộng theo đó là động thái ngang ngược, hô hào, kích động nhiều giáo dân nhẹ dạ, đồng thời gian xảo lừa dối cộng đồng mục vụ các vùng lân cận bằng lý do chính bản thân mình bị bắt giữ hòng nhận được sự giúp sức, tiến tới gây áp lực đòi thả người, và rồi kết cục mà Thục phải đón nhận thật bẽ bàng, nhục nhã. Một kẻ thân làm cha của một vùng ấy vậy mà sẵn sàng cao chạy xa bay khi thấy nguy hiểm đến mình, để rồi không lâu sau đó chiếm chệ ngồi trên xe ô tô riêng, livestream phiếm chuyện với gái đĩ ngoại bang, kèm theo không ngớt lời đưa đẩy, chim chọc, cười đùa nhau trong khi các giáo dân của hắn đang “như gà mắc tóc” trong mớ hỗn độn mà chính hắn là người khơi mào, tạo dựng.
Lần đó, chẳng ai nói ra nhưng tất thảy đều lờ mờ nhận ra được bản chất xảo quyệt, gian manh từ Thục, và chính Thục cũng thừa đủ khôn ngoan để nhận thức được uy tín và tiếng nói của mình đang ngày một sụt giảm, tuột dốc nghiêm trọng trong hội động mục vụ lẫn cộng đồng kito hữu dưới trướng của mình. Điều đó cũng là tác nhân chính khiến hắn bối rối “đứng hình” một cách lạ thường trong bối cảnh Dũng phi hổ “nhập kho” bất ngờ ngày 26/9/2017.
Nếu đủ tinh tế, Thục không khó khăn để nhận ra được, những cánh tay nối dài của Y trong công cuộc “hút máu” những đồng đô la bẩn từ các tổ chức, cá nhân phản động hải ngoại đang dần bị Cơ quan chức năng cắt cụt. Thậm chí, dư luận xã hội còn buông lời xôn xao, đồn đại việc, biết đâu sắp tới có thể chính Thục và “cạ cứng sát vách” Đặng Hữu Nam cũng an bài theo đúng cái cách mà Dũng, Bình nếm trải. Dẫu biết rằng sau Thục, Nam vẫn còn đó “cây gậy” và cũng là chỗ dựa “thần quyền” từ đấng bề trên giáo phận nhưng nói đi cũng cần xét lại, từ Nguyễn Văn Lý (Tổng Gp Huế) đến Lê Ngọc Thanh (Dòng chúa cứu thế Sài Gòn), họ đều là những vị Lm giữ trọng vụ khá cao khi còn đứng trong hàng ngũ giáo hội, tuy nhiên một khi hành động của họ đã không còn đúng nghĩa là “người mục vụ loan tin cứu độ từ Chúa”, sẵn sàng lợi dụng thần quyền, đức tin để phỉ báng dân tộc, gây mất ANTT, coi thường Pháp luật và đi ngược lại truyền thống giáo hội thì giải pháp cách ly ra khỏi xã hội là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Sau tất cả, Thục và Nam nên khôn ngoan để biết đâu là điểm dừng, đâu là điểm giới hạn, bởi một khi đã làm tổn hại đến quốc gia và niềm kiêu hãnh của toàn dân tộc thì chưa đến lượt cơ quan điều tra ra tay mà ngay chính vùng biển Quỳnh nổi sóng cũng sẽ là điều tất yếu!

Chân dung: Vũ Nhôm – ông trùm mafia “thôn tính” thị trường BĐS Đà Nẵng

Gần đây dư luận hoang mang về những lời đồn đoán, thị trường BĐS Đà Nẵng và quyền lực của thành phố này rơi vào tay đại gia Phan Văn Anh Vũ, tên thường gọi là Vũ Nhôm – một cái tên khá kín tiếng trong giới truyền thông. Làm cho nhiều người không khỏi thắc mắc vị đại gia này là ai, có khả năng gì cao siêu và giàu đến cỡ nào? Liệu ông này có tài thật sự, hay có thế lực chống lưng không ai dám chạm tới?
Ông Phan Văn Anh Vũ là ai?
Ông Phan Văn Anh Vũ hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 (có trụ sở tại TP.HCM 8 Nguyễn Trung Trực, quận 1, TP.HCM). Ông Vũ cũng là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 (tầng 2–32 Lê Hồng Phong, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Ngoài ra Vũ Nhôm còn sở hữu 80% cổ phần ở Công ty TNHH Phú Gia Compound (thực chất công ty này là Công ty TNHH Minh Hưng Phát công ty tặng xe tiền tỷ cho bí thư Xuân Anh), ông từng ứng cử vào thành viên HĐQT của ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á – DongA Bank tại đây ông sở hữu 10% cổ phần.

Mafia Vũ Nhôm thao túng thị trường bất động sản Đà Nẵng
Đặc biệt Vũ Nhôm được giới thạo tin đánh giá là người “có quan hệ rộng rãi với giới chức cao cấp ở Đà Nẵng”. Năm 2014 ông từng bị tố vì tội chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng của ông Nguyễn Văn Tiến (SN 1969) giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư ATS…Và năm ngoái, ông cũng là người bị nêu tên trong bản kết luận điều tra của Thanh tra Chính phủ, về sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai tại Đà Nẵng, gây thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng. Nhưng đến nay ông Vũ vẫn không hề “sứt mẻ” gì.
Điều khiến Vũ Nhôm nổi tiếng và có khả năng “hô mưa gọi gió” ở thành phố Đà Nẵng là biệt tài thao túng thị trường của y rất đáng sợ. Vũ Nhôm chuyên “đẻ” ra các dự án và xin đất của nhà nước. Cách làm của Vũ Nhôm là sau khi được phê duyệt dự án, y lại sang nhượng để kiếm chênh lệch. Thậm chí những doanh nghiệp mới vào Đà Nẵng, nếu qua tay Vũ Nhôm sẽ được hứa hẹn nhiều thứ, nếu không thì dự án rất khó được xét duyệt.
Những dự án giúp Vũ Nhôm bỏ túi hàng trăm tỷ đồng
Thứ nhất là khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng, năm 2006, UBND thành phố giao cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc, với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỷ đồng. Đến năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, mà ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng là 580 tỷ đồng (thu chênh lệch 495 tỷ đồng). Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá là 585 tỷ đồng. Hiện trạng khu đất vẫn bỏ trống, chưa được đầu tư.

Văn bản xin thuê đất vàng 252 Bạch Đằng của Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79
Thứ hai là khu đất 29 ha thuộc dự án Sân golf Đa Phước nằm trong Khu đô thị Vầng Trăng Khuyết Đà Nẵng. UBND TP và công ty TNHH Daewon Cantavil ký thỏa thuận đầu tư, giao quyền sử dụng cho Công ty Cổ phần 79 liên danh với công ty Daewon, với giá thấp hơn giá thành phố quy định làm lợi cho đơn vị này hơn 579 tỷ đồng.
Gần đây, ông Vũ Nhôm thông qua một số doanh nghiệp, muốn thâu tóm khu đất vàng bên sông Hàn là trụ sở của Cục Hải quan Đà Nẵng tại số 252 Bạch Đằng và dự án đô thị ven biển rộng tới 182 ha. Lãnh đạo UBND TP đã kiên quyết không chấp thuận việc này. Có lẽ vì không phê duyệt dự án của Vũ Nhôm, mà nhiều người đồn đoán rằng, việc lộ lọt thông tin bí mật về tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ, có liên quan đến ông trùm này.
Và mới đây, ông Vũ Nhôm có ý định thôn tính khu đất vàng tại Thư viện Khoa học tự nhiên(quận 1, TP.HCM). Nhưng vấp phải nhiều ý kiến phản đối của các chuyên gia và nhà khoa học, bởi họ cho rằng không nên tồn tại một dự án tại khu thư viện – nơi mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc.
Vũ Nhôm – Đại gia BĐS hay ông trùm mafia khét tiếng?
Nắm trong tay hàng loạt khu đất vàng lớn nhỏ ở Đà Nẵng như: khu đất trên đường Ông Ích Khiêm và lô đất tại đường Lê Đức Thọ. Công ty Bắc Nam 79 của Vũ Nhôm còn triển khai nhiều dự án băm nát mặt tiền sông Hàn. Người dân nơi đây phản ánh “đất của Vũ Nhôm đầy rẫy ở Đà Nẵng, từ nhà hàng khách sạn, Bar, Pup, đến cả trường học…” Khi thực hiện việc thao túng thị trường BĐS Đà Nẵng, những ai dám động đến y đều bị trả đũa bằng những thủ đoạn hèn hạ nhất. Chưa hết, tay này đi đâu cũng khoe mình là người nhà của một quan chức cao cấp nào đó.
Nghe đâu Nguyên bí thư Thành Ủy Trần Thọ từng là nạn nhân của ông Vũ. Vì dưới thời bí thư Thành Ủy Trần Thọ chiếc vòi bạch tuộc của Vũ Nhôm bị chùn xuống. Mua chuộc bằng tiền không được, nhân cơ hội ông Thọ sắp về hưu, hắn thuê những tay bồi bút của tờ báo lớn đăng tải thông tin sai sự thật, triệt hạ uy ông, thông qua việc bồi thường đất cho con gái ông Thọ. Được biết mảnh đất này là đất cấp tái định cư, giải phóng mặt bằng, đây là việc đền bù như tất cả các dự án khác khắp trong cả nước.
Bản chất mafia của Vũ Nhôm lộ rõ khi không được lãnh đạo UBND TP phê duyệt dự án tại khu đất Cục Hải Quan TP. Đà Nẵng số 252 Bạch Đằng. Dư luận cũng đồn đoán rằng chỉ trong thời gian ngắn, UBND TP Đà Nẵng nhận được chỉ đạo từ một quan chức cao cấp đã lệnh phải điều chuyển khẩn cấp ông Việt Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng về làm Trưởng Ban Tuyên giáo Thành Ủy. Sau ông Dũng bị đánh văng, Vũ Nhôm càng ngày càng huênh hoang, tuyên bố sẽ bứng luôn ông Huỳnh Đức Thơ khỏi ghế Chủ tịch TP, vì mâu thuẫn lợi ích nhóm. Người ta ví Vũ nhôm như nỗi ám ảnh đối với giới chính trị thành phố Đà Nẵng.
Liệu để có được uy lực giúp y làm vua một cõi như thế, chắc hẳn là có nhiều mối quan hệ đi đêm với nhiều lãnh đạo Đà Nẵng? Khi tờ báo Lao Động đăng bài viết “Vụ doanh nghiệp tặng xe cho TP Đà Nẵng: Bất thường quanh chiếc xe tiền tỷ” cũng phải dè dặt, Ban Biên tập báo cho đăng bài trên báo in, một ngày sau mới dám đưa lên bản điện tử, thì đủ biết thế lực của Vũ Nhôm và nhóm lợi ích lớn mạnh như thế nào? Chã lẽ cứ ngồi nhìn “vòi bạch tuộc”  của Vũ Nhôm vương dài mà không có cách nào xử lý chăng?
Nguồn: FB Tuấn Khương

Vụ “hot girl” Thanh Hóa – “Thế thôi à” hay “vậy cơ á?”

Thế là sau gần 6 tháng trời mỏi mắt mong chờ, việc xử lý vụ bổ nhiệm đầy tai tiếng, từng mang về khối tài sản khổng lồ cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh, một “tài năng xuất chúng” xứ Thanh đã có kết quả làm nức lòng… những người bị kỉ luật.


Cụ thể, sáng ngày 29/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã bỏ phiếu, thống nhất hình thức kỷ luật đối với ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, “tác giả” chính của những vụ cuộc thăng “kỳ ảo” với hình thức…vượt mong đợi: Khiển trách!
Đối với ông Đào Vũ Việt – Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hoá nhận hình thức “kiểm điểm sâu sắc”. Người “đau” nhất, chịu hình thức kỉ luật nặng nề nhất là bà Trần Vũ Quỳnh Anh – nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng với hình thức khai trừ.
Được biết, sau khi có thông báo về mức độ vi phạm đối với từng cá nhân, tập thể, tại phiên họp sáng 29/9, ông Ngô Văn Tuấn đã nhận thức mức độ vi phạm của mình và chấp nhận hình thức kỷ luật do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đưa ra.
Thực ra, cái kết quả “nhẹ hều” này chả làm mấy ai ngạc nhiên bởi từ khi vụ việc mới bắt đầu, không ít độc giả Dân trí đã tiên đoán như vậy. Vì thế, không ít ý kiến buôn tiếng thở dài: “Thế thôi à”. Song, cũng có ý kiến ngược lại: “Vậy cơ á!”.
Những người “thế thôi à” dù không bất ngờ nhưng vẫn không thể tin nổi tại sao một vụ việc lớn như thế, tai tiếng như thế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhân dân, uy tín của Đảng và chính quyền mà mức xử lý, dù biết rằng “luật cho dân, lệ cho quan” lại nhẹ nhàng, lại “tình cảm” như thế.
Còn những người thuộc trường phái “thế cơ à!?” thì cái lý có lẽ là họ quá hiểu cách xử lý đối với sai phạm ở ta, nhất là Thanh Hóa. Vì thế nên trước đó, nhiều người đã tin chắc sẽ chỉ “rút sợi dây kinh nghiệm” vốn đã dài vô tận là cùng. Vậy mà giờ đây, có người bị đến hình thức “khiển trách” thì… nặng quá rồi, “thế cơ à” rồi!
Cho nên, cũng không lạ khi ông Ngô Văn Tuấn đã ngay lập tức nhận thức mức độ vi phạm của mình và chấp nhận hình thức kỷ luật. Nói thẳng là xử lý thế, còn “kháng án” nữa thì có mà… hâm!
Còn bà Trần Vũ Quỳnh Anh bị khai trừ, xin lỗi, bà ấy đã bỏ từ lâu rồi, nhiều tháng không sinh hoạt rồi thì khai trừ chứ… “khai tử” danh hiệu thì với bà ta cũng là vô nghĩa.
Người viết bài này thì chỉ thấy lạ vì cái vụ việc “bé bằng cái móng tay”, chỉ một người bị “khiển trách”, một người “rút kinh nghiệm” mà sao làm lâu đến thế, dầm dề thế nhỉ? Với lại, cái vụ hồ sơ của bà Quỳnh Anh bỗng dưng “thất lạc”, “không cánh mà bay” sao không thấy ai chịu trách nhiệm nhỉ? Cái tội làm mất hồ sơ của vụ này to lắm chứ chả chơi.
Tóm lại, mặc cho dân chúng ai “thế thôi à” hay “vậy cơ á” thì đêm qua và cả những đêm sau này, các bác lãnh đạo Thanh Hóa và cả các bác bị kỉ luật sẽ ăn ngon, ngủ yên (có khi còn… mở tiệc liên hoan?) bởi đã hoàn thành nhiệm vụ, xử lý nghiêm khắc. nhận thức sâu săc… những tập thể và cá nhân sai phạm.
Làm rồi nhé, nghiêm rồi nhé, nhận thức sâu sắc… rồi nhé. Từ nay, người dân Thanh Hóa và những ai quan tâm đến vụ việc này cũng chả còn nói vào đâu được nữa nhé.
Khen thay các bác tài thế là cùng,nhận thức sâu sắc thề là cùng và nghiêm khắc đến thế là cùng!
Bùi Hoàng Tám

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Đề nghị Thừa Thiên - Huế thu hồi 10 nhà công sản

Ngày 29-9, Đoàn công tác số 5 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đã công bố dự thảo kết quả kiểm tra công tác chống tham nhũng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đoàn công tác do ông Nguyễn Hòa Bình - chánh án Tòa án Nhân dân tối cao - làm trưởng đoàn. Thay mặt đoàn công tác số 5, ông Nguyễn Văn Thanh - phó tổng thanh tra Chính phủ - đã công bố kết quả kiểm tra cho biết Ban thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
Cụ thể, đã tổ chức 7 cuộc kiểm tra việc thực hiện phòng chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý 7 vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; xử lý kỷ luật khiển trách đối với 5 người đứng đầu các cơ quan, đơn vị vì để xảy ra tham nhũng.
Đã chỉ đạo thực hiện 474 cuộc thanh tra, phát hiện 814 đơn vị có sai phạm với số tiền hơn 112 tỉ đồng, hơn 25.000m2 đất, kiến nghị xử lý hành chính 67 cá nhân, 19 tổ chức, đã xử lý hành chính 43 cá nhân và một tập thể; chuyển 15 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xử lý...
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cũng cho biết công tác tự kiểm tra và phát hiện, xử lý tham nhũng qua kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng còn hạn chế.
Nhiều vụ sau khi có kết luận thanh tra nhưng việc xử lý sau thanh tra còn kéo dài, chưa được xử lý dứt điểm. Số vụ việc chuyển cơ quan điều tra để xử lý hình sự phát hiện qua thanh tra còn ít. 
Việc xử lý tin báo tố giác tội phạm về tham nhũng còn kéo dài. Tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng còn chậm, phải gia hạn điều tra nhiều lần. 
Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng còn hạn chế, nên phải trả hồ điều tra bổ sung. 
Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng chưa chặt chẽ. 
Một số vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm nhưng chưa được tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm…
Ông Nguyễn Hòa Bình đã đề nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế rà soát thu hồi 10 nhà công sản. Khẩn trương chỉ đạo xử lý 7 vụ việc thanh tra phát hiện chuyển sang cơ quan điều tra nhưng chưa khởi tố. Cần làm rõ kết quả xử lý 7 vụ án mà Ban thường vụ Tỉnh ủy đã chọn để chỉ đạo xử lý. Đến nay, chỉ mới đưa ra xét xử được một vụ, 6 vụ còn lại đình chỉ hoặc treo.
M. TỰ 


Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Nhiều “con ông cháu cha” đang làm xấu hình ảnh ông, cha mình!

Thời gian qua, không ít người thuộc diện “con ông cháu cha” đã làm những việc có thể coi là thiếu chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội
 Có thể nói, câu chuyện “con cha cháu ông” hay “bổ nhiệm người nhà” luôn là đề tài mang tính thời sự nóng hổi được dư luận quan tâm.

Nhiều “con ông cháu cha” đã làm xấu hình ảnh ông, cha mình.
Phân tích sâu hơn về khởi nguồn định kiến của xã hội mỗi khi nhắc tới cụm từ “con ông cháu cha”, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, vốn dĩ cụm từ “con ông cháu cha” không mang ý nghĩa xấu nhưng lâu nay nó đang bị hiểu theo nghĩa không tích cực, bởi con cháu, người thân của những người có địa vị trong xã hội ỷ vào đó để làm những việc không đúng tôn ti trật tự, không đúng luân thường đạo lý, đạo đức xã hội. Với quyền lực, thần thế sẵn có, họ có thể ỷ vào đó để làm những việc mà người khác phải kiêng nể, kiềng ra.

Ông Tiến cũng thừa nhận, thực tế xã hội thời gian qua, không ít người thuộc diện “con ông cháu cha” đã làm những việc có thể coi là thiếu chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, thiếu văn hóa, văn minh, đi ngược lại với văn hóa dân tộc. Trái ngược với cách ứng xử khiêm nhường đáng ra phải có, họ thể hiện thái độ trịnh thượng, hạch sách, ăn trên ngồi chốc, đứng trên đầu người khác; lôi người thân ra làm bình phong, làm vũ khí để che đậy, lấp liếm cho những sai phạm, tội lỗi của mình.


Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Có những “ông con”, “ông cháu” mới lớn, ra ngoài xã hội bằng những chiếc siêu xe nhiều tỷ đồng, ở nhà biệt thự khang trang, hoành tráng như kiểu nghiễm nhiên được hưởng thụ những tài sản đó mà không mảy may nghĩ xem mình đã có những đóng góp tương xứng với mức hưởng thụ đó hay chưa. Chính cách suy nghĩ nông cạn, lối hành xử thiếu khiêm tốn của một số người đã làm xấu đi hình ảnh của ông, cha mình.
Ông Tiến thấy buồn khi trong thời chiến, đa phần con cháu cán bộ phải là những người gương mẫu, đi tới những nơi nóng bỏng nhất, thì trong thời bình, cũng đa phần “con ông cháu cha” được cất nhắc vào những vị trí được coi là “thiên thời địa lợi” nhất. Khát khao, mong muốn quyền lực thuộc về bản năng tự nhiên của mỗi người. Nhưng dường như bản năng tự nhiên đó đang bị can thiệp quá mức.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, cũng không nên “vơ đũa cả nắm”, bởi bản thân ông chứng kiến những người là “con ông cháu cha” nhưng họ sống thực sự mẫu mực, là tấm gương cho nhiều người học tập. Họ có cách ứng xử rất khiêm nhường, văn hóa với người trên, người dưới, ngoài xã hội. Họ phát huy được truyền thống gia đình, làm tốt công việc được xã hội giao phó, làm trọn bổn phận của người con, người cháu trong gia đình.
Tuy nhiên, theo ông Tiến, cũng không nên “vơ đũa cả nắm”, bởi bản thân ông chứng kiến những người là “con ông cháu cha” nhưng họ sống thực sự mẫu mực, là tấm gương cho nhiều người học tập. Họ có cách ứng xử rất khiêm nhường, văn hóa với người trên, người dưới, ngoài xã hội. Họ phát huy được truyền thống gia đình, làm tốt công việc được xã hội giao phó, làm trọn bổn phận của người con, người cháu trong gia đình.
Ông Tiến cho rằng, trong công tác bổ nhiệm cán bộ, nếu như “con ông cháu cha” là người có đầy đủ phẩm chất, năng lực thì đó chính là những người cần được ưu tiên để tuyển chọn, đề bạt. Nhưng tiếc rằng, thời gian qua, đa phần việc tuyển chọn con cháu cán bộ không tương xứng về năng lực, thậm chí cả về đạo đức, phẩm chất. Do vậy, trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước cần nhìn nhận và tư duy cho đúng, phải có những quy định chặt chẽ và lượng hóa được thế nào là phẩm chất tốt, năng lực tốt, chứ không nói chung chung, có thế mới không để lọt những người xấu vào đội ngũ cán bộ, còn những người tốt được trọng dụng.
Đừng để xã hội giễu cợt bằng “5c” và “6 ệ”
Cùng với định kiến, ác cảm về cụm từ “con ông cháu cha”, dư luận đã quá quen tai với cụm từ “bổ nhiệm đúng quy trình” bấy lâu nay bởi nhiều “con cháu” kém chất lượng vẫn được đưa vào “quy trình” để trở thành những ông nọ, bà kia. Theo ông Lê Như Tiến, cái quy trình ấy không có lỗi, quy trình ấy có thể đúng thật nhưng lỗi nằm ở đầu vào của quy trình, có khi không chuẩn mực.

“Trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu người ta đưa miếng thịt ôi thiu vào làm giò, cũng tuân thủ đúng theo quy trình xay, giã, đun nấu… và sau đó ra được miếng giò, nhưng sẽ là miếng giò ôi thiu. Tôi dẫn chứng như vậy để thấy dù có làm đúng quy trình, nhưng quy trình ấy không thể quyết định chất lượng đầu ra nếu như chất lượng đầu vào không được coi trọng. Con người đã không có đủ cả phẩm chất lẫn năng lực thì đi qua quy trình ấy vẫn là một cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực. Dân ta có câu: “Đầu vào thì nát như tương/Đầu ra chất lượng tương đương đầu vào”. Theo tôi, không nên chỉ soi xét vào quy trình, mà cần đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn người để bồi dưỡng, đào tạo trở thành cán bộ”, ông Tiến nêu quan điểm.
Những câu chuyện về bổ nhiệm “con ông cháu cha” xảy ra thời gian qua, qua quá trình thanh tra, kiểm tra đều cho thấy việc bổ nhiệm đa phần đúng quy trình, nhưng những người được đưa vào vừa không đáp ứng được cả phẩm chất cũng như năng lực, chưa kể còn ngông nghênh, vênh vác, tự cho mình được hưởng những thành quả mà họ không phải bỏ ra chút sức lực nào.
Ông Tiến cho rằng, đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại công tác bổ nhiệm, cần phải đặt chất lượng con người, chất lượng cán bộ lên hàng đầu, đừng để xã hội phải giễu cợt bằng “5c” (con cháu các cụ cả) và “6 ệ” (tiền tệ, hậu duệ, quan hệ, ngoại lệ, đồ đệ, trí tuệ), như thế sẽ không bao giờ có được cán bộ tốt.
Các cơ quan liên quan đến tổ chức cán bộ có vai trò rất quan trọng trong kiểm soát đầu vào của công tác cán bộ, không chỉ lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, mà quá trình sử dụng chính là quá trình sàng lọc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Việc không coi trọng trí tuệ sẽ dẫn tới một đội ngũ cán bộ kiểu “5 ệ”, làm cán bộ theo kiểu chộp giật, chỉ nhìn thấy trước mắt mà không thấy lâu dài. Cũng không loại trừ vấn đề lợi ích nhóm, có những cán bộ trước khi nghỉ hưu ký hàng chục quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp vụ, phòng theo kiểu “chuyến tàu vét” trước khi “hạ cánh”. Cán bộ từ những “chuyến tàu vét” như vậy sẽ không đem lại hiệu quả hoạt động cho xã hội.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Khi chủ tịch tỉnh về hưu đùa cợt với kỷ luật !

Trả lời báo chí về kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ về những sai phạm của mình thời còn đương chức, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng nói: “Tôi nghỉ hưu rồi, họ muốn xử sao thì xử”.

Câu nói này được xem là đã “đùa cợt” với kỷ luật Đảng khi đảng viên vi phạm. Nhất là trong bối cảnh cán bộ, đảng viên cả nước đang rất kỳ vọng vào quyết tâm phòng chống tham nhũng và nỗ lực xây dựng chỉnh đốn Đảng mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tập thể BCH Trung ương đang quyết tâm thực hiện.
Việc kỷ luật cán bộ đã về hưu, hủy bỏ tư cách “nguyên bộ trưởng, nguyên bí thư, nguyên chủ tịch” ở các bộ ngành, địa phương vì những sai phạm mà họ gây ra khi còn đương chức, có lẽ là chuyện lần đầu tiên xảy ra trong nỗ lực đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống suy thoái tư tưởng đạo đức, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ đảng viên, nhất là những cán bộ đảng viên nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan của Đảng và chính quyền.
Những hình thức kỷ luật ấy cho thấy tinh thần kiên quyết làm trong sạch đội ngũ, gìn giữ thanh danh, làm cho Đảng ngày một trong sạch vững mạnh hơn, trên tinh thần “ không có vùng cấm”, rằng không có chuyện “ hạ cánh an toàn”.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng. Ảnh: Người lao động
Lẽ thường, một người có tự trọng, nghe một lời phàn nàn, nhận một ánh nhìn không hài lòng của người khác, hẳn đã đóng cửa xem lại mình. Với người từng đứng đầu một tỉnh, một thời là “phụ mẫu dân chi” lại càng phải tự trọng hơn khi nghĩ về những lời mình từng nói, những việc mình từng làm, chứ không thể nói về hưu là hết chuyện. Bởi đó là trách nhiệm của đảng viên với lý tưởng, với lời thề danh dự của mình với Đảng.
Việc đã từng làm của ông cựu Chủ tịch tỉnh Gia Lai khi còn đương chức được Ủy ban Kiểm tra TƯ kết luận “sai phạm nghiêm trọng” đến mức “phải kỷ luật” là: Chỉ đạo làm đường nhập khẩu gỗ từ Lào trái quy định; vi phạm trong chỉ đạo quản lý đất đai; chỉ đạo bổ nhiệm người thân không đủ điều kiện… Đặc biệt là sai phạm nghiêm trọng trong việc chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo sang trồng cao su, dẫn đến rừng mất, dân nghèo, gây hệ lụy lâu dài về kinh tế – xã hội và môi trường.
Thế nhưng, trả lời báo chí về những sai phạm của mình, ông cựu Chủ tịch tỉnh này đã buông một câu nhẹ hều như chẳng có chuyện gì, rằng: “Tôi nghỉ hưu 2 năm rồi, họ muốn xử thế nào thì xử!”.
Một câu nói mà ai nghe được cũng cảm nhận được sự bỡn cợt của một người từng đứng đầu tỉnh, coi thường kỷ luật của Đảng đối với cán bộ đảng viên sai phạm, khi tự cho rằng, đã về hưu, chẳng cần gì phải giữ thể diện!
Ông cựu chủ tịch tỉnh thản nhiên nói như vậy vì ông nghĩ rằng, cùng lắm thì mình cũng chỉ bị “xóa tư cách nguyên Chủ tịch tỉnh” như mức kỷ luật đã cảnh cáo đối với cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng… mà thôi.
Một câu nói rất khó nghe, không ai chấp nhận. Nhưng khốn nỗi, đó lại là sự thật. Sự thật là những hình thức kỷ luật đánh vào danh dự dường như không mấy tác dụng với những cán bộ nghỉ hưu kiểu này!
Tại phiên họp thứ 11 của Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng cuối năm ngoái, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, luật pháp là tối thượng. Có những cái luật chưa đáp ứng đủ, chúng ta phải điều chỉnh”.
Từ sự đúc kết của Tổng bí thư, đến câu nói của ông cựu chủ tịch tỉnh, thiết nghĩ cần phải điều chỉnh cơ chế giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi sai trái của cán bộ, công chức khi họ còn tại vị.
Với người về hưu, nếu phát hiện sai phạm, phải có những hình thức xử lý mạnh hơn nữa. Cần truy cứu trách nhiệm hình sự nếu những sai phạm của họ gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, công dân, hoặc liên quan đến tham nhũng.
Nếu chưa đến mức xử lý hình sự, nhưng đã đến mức khai trừ khỏi Đảng, xóa toàn bộ các chức vụ cũ, không trả lương hưu, buộc bồi thường thiệt hại nếu gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng thì cũng là việc nên làm, để không chỉ người đương chức biết sợ, mà người về hưu cũng không thể xem thường kỷ luật. Không thể để người đã nghỉ hưu đùa cợt với việc kỷ luật mình như ông cựu Chủ tịch tỉnh Gia Lai.

Theo Vietnamnet

Nơi an táng vua Quang Trung: 'Lăng Ba Vành mới đúng' !

 Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền đã đưa ra nhận định lăng Ba Vành nằm ở khu vực đồi Thiên An, mới là nơi an táng vua Quang Trung.


Lăng Ba Vành là công trình thời Tây Sơn
Theo nghiên cứu của ông Điền, thường ở lăng vua hay mẹ vua mới có tân nguyệt trì (là hồ bán nguyệt) trước lăng cùng với bửu thành (vườn lăng) vì bửu thành tượng trưng cho chữ nhật tân nguyệt trì tượng trưng cho chữ nguyệt, kết hợp lại là chữ minh, tượng trưng cho các bậc minh quân.
Ngay cả lăng mộ cha của vua Gia Long cũng không có tân nguyệt trì vì không làm vua, vậy mà lăng Ba Vành lại có tân nguyệt trì phía trước.
Lăng mộ vua có cổng tam quan trước bửu thành, lăng mộ quan lại chỉ một cửa. Ông Điền phát quang cây cối trước cổng lăng Ba Vành rộng tới 6 m và phát hiện có dấu vết hai trụ cổng nên ông cho rằng lăng có cổng tam quan.
Ông cũng nghiên cứu nền nhà bia đổ nát ở lăng Ba Vành và cho rằng nó có hình chữ thập, tương tự với nhà bia của các vị vua khác.
Mộ có hình mu rùa. Rùa là con vật trong tứ linh nên chỉ có các bậc tôn quý như các đại quan có tước công, hầu hoặc các vương, đế mới có mộ mu rùa.
Linh mục Cadière -nhà nghiên cứu khảo cổ Huế, cũng từng ghi lại rằng trong 317 mộ cổ ở Huế được ông nghiên cứu chỉ có lăng Ba Vành có mộ mu rùa và có quy mô rất lớn như vậy, lớn hơn nhiều lần các mộ mu rùa khác tìm thấy ở Quảng Trị sau này.
Noi an tang vua Quang Trung: 'Lang Ba Vanh moi dung'
Lăng Ba vành với ngôi mộ hình mu rùa bị sạt lở nghi rằng để trấn yểm
Lăng mộ vua phải có nhà hộ lăng, giếng nước để sinh hoạt cho những người trông giữ lăng. Ông Điền đã vào Đan viện Thiên An và phát hiện ở vườn cam của đan viện có rất nhiều khối đá Thanh lấy từ công trình cổ tại chỗ xây dựng đan viện năm 1940.
Trong đan viện còn hai giếng nước, một giếng cổ có gạch bìa giống ở lăng Ba Vành, từ đó ông Điền cho rằng vườn cam của Đan viện Thiên An chính là nhà hộ lăng của lăng Ba Vành.
Ông Trần Viết Điền cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu để kết luận chín con rồng trong lăng Ba Vành là rồng thời Tây Sơn. Loại gạch trong lăng giống với nhiều gạch khác thời Tây Sơn ở Viên Khâu, Khải Thánh Từ, miếu Ông Mọi… Từ đó ông kết luận: Lăng Ba Vành là công trình thời Tây Sơn.
Và cho rằng lăng Ba Vành bị quật phá nặng nề nhưng lại rất bài bản theo pháp luật, chứng tỏ bị trừng trị bởi nhà Nguyễn chứ không phải kiểu phá phách của người thường vô ý thức hay trộm cắp.
Khi quật mồ Quang Trung, ngoài việc trả thù còn phải trấn yểm để huyệt mộ tuyệt hết vượng khí đế vương. Ông Điền chỉ ra các dấu vết mà ông cho là trấn yểm còn lại như chữ “la” và khắc chìm lưỡi đao.
Dù dành ra rất nhiều tâm huyết và tiền bạc trong mấy chục năm nhưng các lập luận của ông Điền bị rất nhiều chuyên gia phản bác.
Về nghiên cứu này, rao đổi với báo chí, PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên-Huế, cho rằng nên ủng hộ việc khai quật vì ông cho rằng điều này không chỉ đem lại lời giải cụ thể về việc lăng Ba Vành có phải lăng mộ vua Quang Trung hay không, mà từ đó còn có thể xác định được chủ nhân thực sự của nó, ngoài ra việc khai quật một ngôi mộ táng từ thế kỷ 18 sẽ đem lại nhiều giá trị khác nữa về lịch sử và khảo cổ.
Những dấu tích về cung điện Đan Dương
Trước đó, tháng 10/2016, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế và Viện Khảo cổ học đã đưa ra kết quả sơ bộ cuộc thăm dò khảo cổ học địa điểm gò Dương Xuân (Huế).
Chia sẻ với Đất Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết: "Tất cả những kết quả nghiên cứu khảo cổ vừa qua, đều trùng với nghiên cứu của tôi về dấu tích cung điện Đan Dương của vua Quang Trung tại vùng này.
Noi an tang vua Quang Trung: 'Lang Ba Vanh moi dung'
Rất nhiều nền đá cũ được khai quật ở cung điện Đan Dương
Khi cung điện Đan Dương được xác định, họ khảo sát trong vùng cung điện đó, thế nào cũng ra huyệt mộ từng chôn vua Quang Trung, mà vua Nguyễn Ánh đã tạo nên trước đây
Theo tôi, khi Nguyễn Huệ về, có nhiều của cải lấy về từ Thăng Long, cho nên ông đã bắt lính ngày đêm phải xây dựng một bức thành cao 6 thước, móng phải rất rộng. Nền vừa tìm được nhiều khả năng là nền móng của bức thành cao 6 thước đó. Dân chúng đầu tiên thấy bức thành đó, họ đập hết lấy đá làm nhà nên chỉ còn chân móng.
Chính vì thế, cần tiếp tục mở rộng diện tích khảo cổ ở chỗ kiến trúc đá đã xuất lộ, và mở thêm hai rãnh kéo dài từ đỉnh gò Dương Xuân xuống chân gò là suối Tiên. Qua việc này sẽ xác định được cung điện đó lớn ra sao, tầm cỡ thế nào, vùng cung điện đó sẽ lộ ra khu lăng mộ vua Quang Trung".
Sơn Ca (Tổng hợp)

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Điểm mặt đất công Đà Nẵng bị bán rẻ, sang tay lãi trăm tỉ !!!

Khu đất cuối đường Phạm Văn Đồng được bán giá 84 tỉ, chỉ 2 năm sau, người mua ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ "nhôm") chuyển nhượng cho người khác với giá 581,5 tỉ đồng.

Điểm mặt đất công Đà Nẵng bị bán rẻ, sang tay lãi trăm tỉ - Ảnh 1.
Cà phê Memory (số 7 Bạch Đằng) và khách sạn Novotel (phía sau, trước đây là số 36, 38 Bạch Đằng) được Công ty xây dựng 79 mua lại của TP Đà Nẵng không qua đấu giá - Ảnh: N.P.V.

Có gì bất thường không trong 9 dự án và 31 nhà, đất công mà Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa đề nghị chủ tịch UBND TP Đà Nẵng hợp tác cung cấp tài liệu để điều tra?
Đáng chú ý: 31 nhà, đất công sản trên đều nằm tại các vị trí đắc địa nhất ở Đà Nẵng và hầu hết được bán cho doanh nghiệp không qua đấu giá. Trong khi đó, theo quy định của Luật đất đai, khi bán nhà hoặc đất công sản, phải đưa ra đấu giá công khai.
Gọi giá 83 tỉ, bán 45 tỉ
Khu đất "vàng" ở số 16 Bạch Đằng mà Cơ quan an ninh điều tra đề nghị cung cấp hồ sơ trước đây là trụ sở của Sở Tư pháp Đà Nẵng. Khu đất này rộng gần 2.000m2, nằm ở vị trí hai mặt tiền đường Trần Phú và Bạch Đằng, quận Hải Châu.
Ngày 12-6-2014, ông Võ Duy Khương - lúc đó là phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - đã ký quyết định đưa ra đấu giá khu đất và nhà số 16 Bạch Đằng với giá khởi điểm hơn 83 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đó việc đấu giá khu đất này bị yêu cầu dừng lại.
Bất ngờ, chỉ một thời gian sau, khu đất và nhà được giao cho Công ty cổ phần Bắc Nam 79 với giá 45 tỉ đồng.
Đến cuối năm 2016, tại khu đất này chủ đầu tư rầm rộ khởi công làm dự án nhà cao tầng. Tuy nhiên, đầu năm 2017, khi Thanh tra Chính phủ tiến hành khảo sát để thanh tra một số dự án, chủ đầu tư dừng lại mọi hoạt động.
Điểm mặt đất công Đà Nẵng bị bán rẻ, sang tay lãi trăm tỉ - Ảnh 3.
Khu đất "vàng" 16 Bạch Đằng hiện đã được che chắn lại để làm dự án - Ảnh: PV
Ngoài ra, một số khu đất ở số 36 và 38 Bạch Đằng trước đây là khách sạn Sông Hàn và trụ sở TAND TP Đà Nẵng cũng được bán cho doanh nghiệp không thông qua đấu giá. Tổng diện tích 2 khu đất này hơn 3.700m2.
Còn tại khu đất số 126 Ông Ích Khiêm (phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, nằm ở trung tâm TP), hiện chủ đầu tư đang triển khai dự án nhà ở Phú Gia Compoud. 
Khu đất có diện tích 20.093m2 này trước đây là trụ sở Công ty Cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng. Năm 2006, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng với giá bán trọn gói là 100 tỉ đồng và bán với giá đó mà không qua đấu giá.
Điểm mặt đất công Đà Nẵng bị bán rẻ, sang tay lãi trăm tỉ - Ảnh 4.
Vị trí 31 nhà, đất công sản tại TP Đà Nẵng đang được cơ quan công an điều tra - Đồ họa: TẤN ĐẠT
Bên cạnh đó, còn một số khu đất mà Cơ quan an ninh điều tra đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra nằm trên tuyến đường "vàng" Lê Duẩn. 
Điển hình như nhà 57 Lê Duẩn có 1.770m2, năm 2010 UBND TP Đà Nẵng đã bán không qua đấu giá. 
Khu đất số 319 Lê Duẩn (nằm ở ngã ba Lê Duẩn - Hoàng Hoa Thám) trước đây là một hợp tác xã cũng đã được bán không qua đấu giá. Tại thời điểm bán khu đất này cho doanh nghiệp, một số xã viên đã đâm đơn khiếu nại nhưng sau đó mọi chuyện rơi vào im lặng.
Trong khi đó, khu đất số 318 Lê Duẩn (trước đây là trụ sở Công an phường Tân Chính, quận Thanh Khê), từ một trụ sở rộng rãi nằm ở ngã ba đường, đến năm 2014, trụ sở Công an phường Tân Chính buộc phải dời đi để nhường miếng đất "vàng" cho doanh nghiệp. 
Đổi lại trụ sở công an phường được hoán đổi là ngôi nhà ống, nằm ở đường Hải Phòng, diện tích nhỏ hơn rất nhiều trụ sở cũ.
Điểm mặt đất công Đà Nẵng bị bán rẻ, sang tay lãi trăm tỉ - Ảnh 5.
Nhà 57 Lê Duẩn, Đà Nẵng trước đây được bán không qua đấu giá nay là cơ sở kinh doanh - Ảnh: PV
Sang qua sang lại, lãi hàng trăm tỉ đồng
Năm 2006, UBND TP Đà Nẵng chuyển nhượng khu đất phía nam, cuối đường Phạm Văn Đồng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc, với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỉ đồng.
Đến năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ "nhôm") chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá 581,5 tỉ đồng.
Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty cổ phần đầu tư địa ốc ôtô Phương Trang với giá 585 tỉ đồng.
Ngoài ra, khu đất 29ha thuộc dự án sân golf Đa Phước giao cho Công ty cổ phần 79 thấp hơn giá TP quy định, làm lợi cho công ty này hàng trăm tỉ đồng?
NHÓM PV