Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Nơi an táng vua Quang Trung: 'Lăng Ba Vành mới đúng' !

 Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền đã đưa ra nhận định lăng Ba Vành nằm ở khu vực đồi Thiên An, mới là nơi an táng vua Quang Trung.


Lăng Ba Vành là công trình thời Tây Sơn
Theo nghiên cứu của ông Điền, thường ở lăng vua hay mẹ vua mới có tân nguyệt trì (là hồ bán nguyệt) trước lăng cùng với bửu thành (vườn lăng) vì bửu thành tượng trưng cho chữ nhật tân nguyệt trì tượng trưng cho chữ nguyệt, kết hợp lại là chữ minh, tượng trưng cho các bậc minh quân.
Ngay cả lăng mộ cha của vua Gia Long cũng không có tân nguyệt trì vì không làm vua, vậy mà lăng Ba Vành lại có tân nguyệt trì phía trước.
Lăng mộ vua có cổng tam quan trước bửu thành, lăng mộ quan lại chỉ một cửa. Ông Điền phát quang cây cối trước cổng lăng Ba Vành rộng tới 6 m và phát hiện có dấu vết hai trụ cổng nên ông cho rằng lăng có cổng tam quan.
Ông cũng nghiên cứu nền nhà bia đổ nát ở lăng Ba Vành và cho rằng nó có hình chữ thập, tương tự với nhà bia của các vị vua khác.
Mộ có hình mu rùa. Rùa là con vật trong tứ linh nên chỉ có các bậc tôn quý như các đại quan có tước công, hầu hoặc các vương, đế mới có mộ mu rùa.
Linh mục Cadière -nhà nghiên cứu khảo cổ Huế, cũng từng ghi lại rằng trong 317 mộ cổ ở Huế được ông nghiên cứu chỉ có lăng Ba Vành có mộ mu rùa và có quy mô rất lớn như vậy, lớn hơn nhiều lần các mộ mu rùa khác tìm thấy ở Quảng Trị sau này.
Noi an tang vua Quang Trung: 'Lang Ba Vanh moi dung'
Lăng Ba vành với ngôi mộ hình mu rùa bị sạt lở nghi rằng để trấn yểm
Lăng mộ vua phải có nhà hộ lăng, giếng nước để sinh hoạt cho những người trông giữ lăng. Ông Điền đã vào Đan viện Thiên An và phát hiện ở vườn cam của đan viện có rất nhiều khối đá Thanh lấy từ công trình cổ tại chỗ xây dựng đan viện năm 1940.
Trong đan viện còn hai giếng nước, một giếng cổ có gạch bìa giống ở lăng Ba Vành, từ đó ông Điền cho rằng vườn cam của Đan viện Thiên An chính là nhà hộ lăng của lăng Ba Vành.
Ông Trần Viết Điền cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu để kết luận chín con rồng trong lăng Ba Vành là rồng thời Tây Sơn. Loại gạch trong lăng giống với nhiều gạch khác thời Tây Sơn ở Viên Khâu, Khải Thánh Từ, miếu Ông Mọi… Từ đó ông kết luận: Lăng Ba Vành là công trình thời Tây Sơn.
Và cho rằng lăng Ba Vành bị quật phá nặng nề nhưng lại rất bài bản theo pháp luật, chứng tỏ bị trừng trị bởi nhà Nguyễn chứ không phải kiểu phá phách của người thường vô ý thức hay trộm cắp.
Khi quật mồ Quang Trung, ngoài việc trả thù còn phải trấn yểm để huyệt mộ tuyệt hết vượng khí đế vương. Ông Điền chỉ ra các dấu vết mà ông cho là trấn yểm còn lại như chữ “la” và khắc chìm lưỡi đao.
Dù dành ra rất nhiều tâm huyết và tiền bạc trong mấy chục năm nhưng các lập luận của ông Điền bị rất nhiều chuyên gia phản bác.
Về nghiên cứu này, rao đổi với báo chí, PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên-Huế, cho rằng nên ủng hộ việc khai quật vì ông cho rằng điều này không chỉ đem lại lời giải cụ thể về việc lăng Ba Vành có phải lăng mộ vua Quang Trung hay không, mà từ đó còn có thể xác định được chủ nhân thực sự của nó, ngoài ra việc khai quật một ngôi mộ táng từ thế kỷ 18 sẽ đem lại nhiều giá trị khác nữa về lịch sử và khảo cổ.
Những dấu tích về cung điện Đan Dương
Trước đó, tháng 10/2016, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế và Viện Khảo cổ học đã đưa ra kết quả sơ bộ cuộc thăm dò khảo cổ học địa điểm gò Dương Xuân (Huế).
Chia sẻ với Đất Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết: "Tất cả những kết quả nghiên cứu khảo cổ vừa qua, đều trùng với nghiên cứu của tôi về dấu tích cung điện Đan Dương của vua Quang Trung tại vùng này.
Noi an tang vua Quang Trung: 'Lang Ba Vanh moi dung'
Rất nhiều nền đá cũ được khai quật ở cung điện Đan Dương
Khi cung điện Đan Dương được xác định, họ khảo sát trong vùng cung điện đó, thế nào cũng ra huyệt mộ từng chôn vua Quang Trung, mà vua Nguyễn Ánh đã tạo nên trước đây
Theo tôi, khi Nguyễn Huệ về, có nhiều của cải lấy về từ Thăng Long, cho nên ông đã bắt lính ngày đêm phải xây dựng một bức thành cao 6 thước, móng phải rất rộng. Nền vừa tìm được nhiều khả năng là nền móng của bức thành cao 6 thước đó. Dân chúng đầu tiên thấy bức thành đó, họ đập hết lấy đá làm nhà nên chỉ còn chân móng.
Chính vì thế, cần tiếp tục mở rộng diện tích khảo cổ ở chỗ kiến trúc đá đã xuất lộ, và mở thêm hai rãnh kéo dài từ đỉnh gò Dương Xuân xuống chân gò là suối Tiên. Qua việc này sẽ xác định được cung điện đó lớn ra sao, tầm cỡ thế nào, vùng cung điện đó sẽ lộ ra khu lăng mộ vua Quang Trung".
Sơn Ca (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét