Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Việt Nam đưa bệ phóng tên lửa đến Biển Đông !!!

Việt Nam tăng cường vị thế của mình trên một số hòn đảo nằm trong vùng tranh chấp ở Biển Đông với các bệ phóng tên lửa di động mới, như Reuters đưa tin, dẫn nguồn từ các quan chức phương Tây.
Theo thông tin của hãng, những bệ phóng này có thể bắn tới một số điểm quân sự ở Trung Quốc.
Như các nhà ngoại giao và giới quân sự  thông báo với hãng Reuters rằng, trong những tháng gần đây, Hà Nội chở bệ phóng từ đất liền tới năm cơ sở trong quần đảo Trường Sa, điều này có thể gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Theo các nguồn tin, việc đặt các hệ thổng được giữ bí mật, tránh giám sát trên không và chưa sẵn sàng chiến đấu, nhưng  có thể bắt đầu hoạt động trong vòng 2-3 ngày tới.
Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố rằng thông tin trên là “không chính xác” mà không nói rõ chi tiết.
*************
Mỹ kêu gọi Việt Nam rút tên lửa ra khỏi quần đảo Trường Sa
Thông tin mà Chính phủ Mỹ có được nói lên rằng Việt Nam thực sự đã đưa một số hệ thống tên lửa hoạt động-chiến thuật tới các căn cứ quân sự của mình tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Điều này đã được phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau công bố tại cuộc họp báo hôm thứ Tư.
“Chúng tôi nhận được báo cáo về chủ đề này. Việt Nam đã triển khai các hệ thống tên lửa tầm ngắn trên một số tiền đồn của họ ở quần đảo Trường Sa.” — đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Bà Elizabeth Trudeau cho biết Washington “tiếp tục khuyến khích tất cả các thành viên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thực hiện “động thái thực tiễn xây dựng lòng tin” và “tăng cường nỗ lực để tìm giải pháp hòa bình và ngoại giao” cho vấn đề.
Về câu hỏi liệu Mỹ có sẵn sàng nói chuyện để Hà Nội xem xét lại quyết định về việc triển khai vũ khí tên lửa ở quần đảo Trường Sa hay không, nhà ngoại giao cho biết:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên tham gia tranh chấp lãnh thổ tránh các hành động làm gia tăng căng thẳng, vì vậy là có.”
Theo các nguồn tin tình báo, Việt Nam chuyển tới Biển Đông các tên lửa Israel sản xuất EXTRA, có khả năng đồng thời tiêu diệt các mục tiêu trong vòng bán kính 150 km. Do tên lửa được điều hành bởi máy bay không người lái, điều đó giúp đánh trúng một số mục tiêu trên mặt đất, cũng như trên biển. Điều này gây nguy hiểm cho các cơ sở của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo được bồi đắp trong những năm gần đây trên quần đảo tranh chấp, bao gồm các đối tượng như đường băng, nhà chứa máy bay, bến cảng và các ngọn hải đăng.
Quan điểm của Việt Nam về Biển Đông
Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ đã diễn ra ngày 4.5 tại Washington DC, Mỹ.
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson kể từ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền tại Mỹ.
Thừa ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Nguyễn Quốc Dũng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hai bên đã trao đổi về định hướng quan hệ ASEAN-Mỹ trong thời gian tới, chính sách của Mỹ đối với khu vực, các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như Biển Đông, tình hình bán đảo Triều Tiên, chống khủng bố và an ninh mạng.
Các nước ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Mỹ, hoan nghênh những bước đi gần đây của Mỹ tăng cường hợp tác với ASEAN trong đó có việc Tổng thống Donald Trump cam kết sẽ dự các sự kiện của khu vực như Cấp cao APEC tại Việt Nam, Cấp cao ASEAN-Mỹ và Cấp cao Đông Á tại Philippines tháng 11.2017; Phó Tổng thống Mike Pence thăm Indonesia, gặp Tổng Thư ký ASEAN và Ủy ban các Đại diện Thường trực ASEAN; và Ngoại trưởng Tillerson gặp Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tại Washington DC.
Thay mặt Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Rex Tillerson tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực, coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, nhấn mạnh ASEAN là đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ, tiếp tục triển khai Sáng kiến Kết nối ASEAN-Mỹ, khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, khẳng định sẽ duy trì các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên và phụ nữ ASEAN như chương trình các nhà lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), học bổng Fulbright.
Về tình hình quốc tế và khu vực, ASEAN và Mỹ nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong ứng phó với các thách thức an ninh xuyên quốc gia đang nổi lên, đặc biệt là khủng bố và an ninh mạng. Về tình hình bán đảo Triều Tiên, hai bên chia sẻ quan ngại về những diễn biến căng thẳng gần đây, kêu gọi các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Trao đổi về vấn đề Biển Đông, các nước bày tỏ quan ngại trước những diễn biến phức tạp trên thực địa tại khu vực này; theo đó nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhấn mạnh thực hiện kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), các tiến trình ngoại giao và pháp lý trong khu vực, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất khung Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cao các kết quả đạt được trong hợp tác ASEAN-Mỹ thời gian qua và cho rằng việc tiếp tục các cam kết và đà phát triển quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ là phù hợp với lợi ích hai bên và khu vực; nhấn mạnh việc Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình có ý nghĩa chiến lược và là nhân tố tích cực và quan trọng cho hòa bình, ổn định và liên kết khu vực.
Việt Nam thống nhất lập trường Biển Đông với Malaysia và Myanmar
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề xuất một số lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác ASEAN-Mỹ giai đoạn tới, trong đó có phát triển MSMEs, thúc đẩy sáng tạo, kinh tế số, giao lưu nhân dân, hợp tác biển và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, an ninh mạng; đồng thời nhấn mạnh ưu tiên hợp tác bảo vệ nguồn nước sông Mê-kông và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về Biển Đông, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng chia sẻ lo ngại trước những diễn biến phức tạp tại khu vực này, nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, khẳng định đây là mối quan tâm chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Mỹ; đề cao các nguyên tắc mà hai bên đã nhất trí tại Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Mỹ tại Sunnylands, California tháng 2.2016.
Chiều cùng ngày, các nước đã tham dự Diễn đàn bàn tròn do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức.
Trước đó, ngày 3.5 đã diễn ra Đối thoại ASEAN-Mỹ lần thứ 30. Hai bên đã trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN-Mỹ và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Mỹ và Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 5 cũng như các hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-Mỹ.
Tại Đối thoại lần này, hai bên nhất trí đánh giá quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Mỹ tiếp tục phát triển toàn diện trên cả 3 lĩnh vực hợp tác là chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội. Sự phát triển của mối quan hệ này đã đóng góp tích cực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN, tăng cường liên kết và kết nối khu vực.
Được biết, Mỹ đã trở thành bạn hàng lớn thứ 4 của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 212 tỷ đôla trong 2015, đồng thời cũng là nước đứng đầu về đầu tư trực tiếp vào ASEAN với tổng giá trị lên tới 274 tỷ đôla. Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác kinh tế hai bên cũng đã mang lại hơn 5 triệu việc làm tại Mỹ.
Dự kiến, sáng 5.5 (theo giờ Washington DC), các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ cuộc gặp với Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Herbert Raymond McMaster.
Nguồn: Dân Việt
**************
Việt Nam: Từ lời nói đến hành động
Việt Nam đã đưa ra quần đảo Trường Sa các giàn phóng tên lửa. Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động này. Bộ Ngoại giao Mỹ nói đây là động thái sẽ “đẩy căng thẳng gia tăng” và kêu gọi Việt Nam rút tên lửa ra khỏi các hòn đảo.
Phản ứng của Mỹ rất dễ đoán. Nhà Đông phương học Nga nổi tiếng, Giáo sư sử học Vladimir Kolotov, chủ nhiệm bộ môn lịch sử Viễn Đông của Đại học Saint Petersburg, cho biết:
“Xét cho cùng thì chính nhờ vào nước Mỹ trong năm 1974 đã bắt đầu bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Hoa Kỳ đã “bật đèn xanh” cho Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa sau khi rút hết quân đồn trú của Việt Nam Cộng hòa bố trí ở đó, Mỹ đã im lặng trong năm 1988 khi Trung Quốc chiếm quần đảo Trường Sa.Thế thì tại sao bây giờ họ phải đứng về phía Việt Nam? Không có lý do nào để hy vọng vào Hoa Kỳ. Hãy xem những gì đang xảy ra trên thực tế. Mà trên thực tế người Mỹ muốn để các nước khác kiềm chế Trung Quốc trong khu vực. Họ chỉ bảo vệ các lợi ích riêng của mình, và lợi ích của Việt Nam và Hoa Kỳ không phải luôn luôn trùng hợp với nhau. Cần phải nhớ rằng, ý tưởng về “đường 9 đoạn” trong Biển Đông do Quốc Dân Đảng đề xướng trong năm 1947. Và Hoa Kỳ cũng dính đến vụ việc bởi vì khi đó Quốc Dân Đảng nằm dưới sự ảnh hưởng mạnh của Mỹ”.
Theo ý kiến của chuyên gia Nga, trên thế giới hiện nay cần phải bảo vệ lập trường của mình không chỉ trên lời nói mà còn bằng những hành động cụ thể:
“Trong một thời gian dài Việt Nam đã kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình, thông qua các kênh ngoại giao, nhưng, những tuyên bố như vậy không có ảnh hưởng gì tới Trung Quốc. Bắc Kinh đã thực hiện những bước đi đơn phương, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, nhằm mở rộng vùng kiểm soát của mình, bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo và cơ sở hạ tầng quân sự ở đó. Việt Nam đã hết kiên nhẫn, và bắt đầu bố trí trên một số đảo các giàn phóng tên lửa để bảo vệ lợi ích của mình.
Sự cân bằng quyền lực trong khu vực đã thay đổi rất nhiều có lợi cho Trung Quốc. Việt Nam đang thực hiện những bước đi nhỏ đầu tiên để chấn chỉnh tình trạng này. Hà Nội không muốn để tái diễn các sự kiện năm 1988. Đây là lãnh thổ của Việt Nam, và nếu xét thấy cần thiết họ có quyền di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của mình. Việt Nam sở hữu không chỉ một số lượng hạn chế các hệ thống tên lửa của Israel đang được đưa ra các hòn đảo. Việt Nam còn có các hệ thống tên lửa mạnh hơn của Nga, các tàu ngầm và các loại vũ khí hiện đại khác. Không nên quên rằng, Việt Nam là quốc gia với sức mạnh quân sự lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, và trong thế kỷ XX Việt Nam không thua một cuộc chiến tranh nào”.
Giáo sư Vladimir Kolotov nói, Việt Nam đã thực hiện bước đi trong ván cờ chính trị khu vực. Đã đến lúc hành động. Trong các cuộc thảo luận nên đưa ra những luận chứng mới để các đối tác nghe rõ hơn ý kiến của các chính trị gia và các nhà ngoại giao Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét