Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

KHÔNG CÓ CHUYỆN THIẾU TƯƠNG ĐỒNG GIỮA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ HIẾN PHÁP NĂM 2013

Trước việc các thành phần dân chủ nhập trại với số lượng ngày càng nhiều về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia cũng như những tội danh khác như tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân trong Bộ luật hình sự, thì việc đả kích các điều luật này là việc làm không thể thiếu của đám dân chủ. Về lý do sao các thành phần dân chủ lại xuyên tạc các điều luật này tác giả đã nêu ở bài viết trước (xem tại đây: http://www.nhanquyenvn.com/2018/01/tai-sao-dam-dan-chu-xuyen-tac-mot-so-dieu-cua-bo-luat-hinh-su.html)
KHÔNG CÓ CHUYỆN THIẾU TƯƠNG ĐỒNG GIỮA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ HIẾN PHÁP NĂM 2013
Lần này, trên lều báo Dân làm báo, tiếp tục có những luận điệu đả kích các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với bài viết Tương quan thiếu nghiêm chỉnh giữa Hiến Pháp 2013 và luật pháp (các điều 79, 88 và 258 BLHS) dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa của luật sư Đào Tăng Dực. Tác giả bài viết này cho rằng các tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Tuyền truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 hay Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 không phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013.
Cụ thể là các tội danh nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, như: “Điều 24. 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” Việc quy định các tội danh nêu trên trong Bộ luật hình sự là thể hiện sự vi phạm pháp chế, vi phạm các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân. Nhà nước áp dụng các tội danh đó để kết tội các thành phần dân chủ - những người nói lên tiếng nói của mình trên cơ sở biểu đạt các quyền được Hiến định là việc làm vi hiến.
Tuy nhiên, điều đó cho thấy một cái nhìn phiến diện về sự tương đồng trong các quy định của pháp luật. Pháp luật luôn có những quy định mang tính dẫn chiếu để tạo nên sự thống nhất giữa các điều luật trong Hiến pháp cũng như các ngành luật khác. Trong Hiến pháp có quy định các quyền con người, quyền công dân nêu trên nhưng cũng trong các quy định đó có quy định về việc thực hiện các quyền đó phải “theo quy định của pháp luật”. Mặt khác, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định việc các quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế “1.Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” Hay điều 15 Hiến pháp quy định về quyền công dân không thể tách rời nghĩa vụ công dân, việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.... Hiến pháp là đạo luật cơ bản, quan trọng của mỗi quốc gia, không thể quy định một cách quá chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng các quyền con người, quyền công dân, điều này đòi hỏi phải có các ngành luật khác quy định, trong đó có Bộ luật hình sự.
Trên cơ sở đó, Bộ luật hình sự quy định những hành vi bị coi là tội phạm và được coi là cấm đối để bảo đảm sự duy trì trật tự xã hội, vì lợi ích chung của xã hội. Hơn thế nữa, ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều có những quy định về tội phạm, trong đó có các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý theo đúng bản chất của pháp luật. Pháp luật được đặt ra để duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền, đó chính là bản chất giai cấp của pháp luật. Song bên cạnh đó, pháp luật được đặt ra cũng còn bảo đảm duy trì trật tự chung cho toàn xã hội hay còn gọi là bản chất xã hội của pháp luật.
Vì vậy, chỉ những kẻ nào muốn đi ngược lại với lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội mới cố tình không chịu thừa nhận những quy định từ Hiến pháp đến quy định của các ngành luật khác. Những kẻ chỉ biết hưởng quyền mà không chịu thực hiện nghĩa vụ thì không bao giờ có được sự nhận thức đầy đủ về sự tương đồng giữa Hiến pháp và các ngành luật khác.
Công Mẫn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét