Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

LỜI KỂ BUỒN CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG BÊN CẠNH ĐAN VIỆN THIÊN AN !!!

Năm 2014 đã lấn của người dân mấy trăm mét vuông đất. Năm 2016 lại lấn tiếp góc đất này lại. Cách đây mấy ngày lại xuống lấn đất tiếp và đổ đất và nói rất mất dạy, còn chửi đuổi. Trước đây có Mai Văn Nhiên đã chửi ba tôi rất nhiều lần, mà nói thì nó làm thinh không nói gì. Nó làm toàn ban đêm chứ không làm buổi ngày.
Thiên An trước đây sống rất tình cảm, còn từ lúc cha Đức về quản xứ ở đây thì bắt đầu toàn dân giang hồ về đây tu, toàn chửi đánh, đập, chửi bới, đủ thứ. Không thể một nhà dòng đi tu mà chiếm đất của dân như thế này được.

Rồi đến đường dân sinh, cũng ra đứng lấn chiếm đánh bậy, đánh bạ, trong lúc mở đường cho dân đi, mà cái đường này là hồi xưa, đất này là đất Kim Sơn, mà dân Kim Sơn đi là trước giải phóng, mà cuối cùng cũng lấn chiếm, cũng đánh bậy đánh bạ, cũng ra là dân giang hồ. Mà đã đi tu là phải tu tâm. 


Phải trên tinh thần thượng tôn pháp luật


TTH - Ngày 30/6, chúng tôi trở lại Đan viện Thiên An (ĐVTA), xã Thủy Bằng (Hương Thủy) để tìm hiểu thêm sự việc xảy ra xô xát trước đó giữa người dân và người của Đan viện. Trước mắt chúng tôi là cả một đồi thông hàng chục năm tuổi đã bị cày xới nham nhở. Cách đó không xa, tuyến đường dân sinh và phòng cháy, chữa cháy rừng (đoạn lăng Ba Vành mà trước đó ĐVTA đã múc đất) đã được lấp lại với màu đất còn mới tinh.
Đoạn đường dân sinh và phòng cháy, chữa cháy rừng đã được người dân đắp lại sau khi Đan viện Thiên An đào múc
Theo những thông tin chúng tôi thu thập được, khoảng15 giờ ngày 27/6/2017, ĐVTA tiến hành dựng cây thánh giá có tượng Chúa Giêsu tại khu vực 60 cây thông đã bị kẻ giấu mặt cố tình chặt hạ trước đó. Trước sự việc này, UBND xã Thủy Bằng đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản về việc xây dựng tượng nói trên. Sáng 28/6/2017, cũng tại đây, khi nhiều người dân lên án, các cơ quan, ban ngành đã vào cuộc để tháo dỡ, ngăn chặn hành vi dựng tượng thì ĐVTA đã huy động hơn 30 người ra chống đối, cản trở lực lượng làm nhiệm vụ.
Lực lượng làm nhiệm vụ tập trung tuyên truyền, giải thích, vận động những người này chấp hành nghiêm pháp luật. Tuy nhiên, số người này tỏ thái độ hung hăng, chống đối, xô đẩy, chửi bới… lực lượng làm nhiệm vụ. Người của ĐVTA rung chuông huy động khoảng 30 người để cản trở, chống đối lực lượng làm nhiệm vụ. Sau đó, UBND xã Thủy Bằng đã huy động các ban, ngành, đoàn thể của xã tiến hành tháo dỡ cây thánh giá có tượng Chúa Giêsu nói trên rồi chuyển vào nhà lục giác trên phần đất của ĐVTA.
Ông Hồ Lai bức xúc trao đổi với các nhà báo về những việc làm của Đan viện Thiên An
Một diễn biến khác, từ 10 giờ - 11 giờ cùng ngày, tổ Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TX. Hương Thủy đang tuần tra trên Tỉnh lộ 13 (đoạn gần khu vực ĐVTA) thì phát hiện 2 đan sĩ điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 75B1 – 284.79 không đội mũ bảo hiểm. Tổ CSGT yêu cầu dừng lại để kiểm tra, nhưng 2 đan sĩ không chịu hợp tác và có hành vi, thái độ chống đối. Sau đó, Linh mục Nguyễn Huyền Đức đã huy động khoảng 30 tu sĩ xuống khu vực tổ CSGT đang làm nhiệm vụ có lời lẽ, hành vi lăng mạ, cản trở, chống đối lực lượng làm nhiệm vụ. Công an TX. Hương Thủy đã huy động lực lượng tiến hành tạm giữ mô tô nói trên theo quy định của pháp luật.
Sáng 29/6/2017, người dân đang tiến hành san lấp lại tuyến đường dân sinh và phòng cháy chữa cháy rừng mà trước đó ĐVTA đã múc một phần đường để phục vụ mục đích riêng của mình thì ĐVTA huy động khoảng 30 người ra cản trở, xô xát, đồng thời, dùng hung khí nguy hiểm tấn công làm cho một số người bị thương phải đi cấp cứu.
Khi chúng tôi đến tìm hiểu sự việc, nhiều người dân ở Thủy Bằng đã đến phản ánh, bày tỏ thái độ không đồng tình với cách hành xử của những người trong ĐVTA. Ông Hồ Lai (90 tuổi) một người dân sống lâu năm ở Thủy Bằng bức xúc: “Tui sống đây rất lâu, qua nhiều đời chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng ủy và cũng qua nhiều đời cha ở ĐVTA, cha nào cũng luôn quan tâm đến dân. Sau này tui thấy quá lộn xộn. Dân bức xúc. Họ hỏi tui, ông là người lớn tuổi nhất trong làng phải có ý kiến gì với các cha. Cha là phải kính Chúa, yêu nước, phải học tập các cha trước để mà thực hiện, vậy mà...”.
Ông Nguyễn Viết Côi, một người dân Thủy Bằng chứng kiến việc xô xát vừa qua bày tỏ: “Đường dân sinh này người dân đã sử dụng từ rất lâu, nay bà con thống nhất đóng góp kinh phí  làm lại đường rộng hơn để tiện cho việc đi lại trông coi rừng. Tuy nhiên, khi chúng tôi đang làm thì bị người trong ĐVTA cản trở, đe dọa, đòi ném đá. Chúng tôi cương quyết phải xây dựng được tuyến đường này”. 
 Chúng tôi đã có buổi làm việc với Đan sĩ Cao Đức Lợi và Đan sĩ Võ Văn Giáo của ĐVTA để rõ hơn vấn đề. Qua trao đổi, hai đan sĩ này (tự giới thiệu là linh mục) cho rằng, những việc đan viện làm đều trên phần đất thuộc ĐVTA.  
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Thìn, Chủ tịch UBND xã Thủy Bằng khẳng định: “Trách nhiệm của UBND xã là quản lý nhà nước về đất đai tại Thiên An dựa theo Quyết định số 577/QĐ-XKT, ngày 6/6/2002 của Tổng Thanh tra Nhà nước có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại của ĐVTA. Theo quyết định trên, Nhà nước không thừa nhận việc ĐVTA đòi quyền sở hữu sử dụng diện tích đất và rừng thông tại đồi Thiên An. Vì vậy, khi họ vi phạm về đất đai, chúng tôi ra quyết định xử lý, nhưng họ vẫn không chấp hành”.
Việc ĐVTA cố tình làm trái quy định của Nhà nước, dùng hung khí, xua chó để đuổi, đe dọa tính mạng người dân là việc làm đáng lên án. Mọi việc phải được đối thoại để đi đến thống nhất, vì mục tiêu chung của sự phát triển quê hương, đất nước. Dù bất cứ tổ chức, đơn vị, cá nhân nào, nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
 Bài, ảnh: TÂM ANH

ĐAN VIỆN THIÊN AN XÚC PHẠM THÁNH GIÁ VÀ CHÚA GIÊSU !!!


          Cây Thánh giá là biểu tượng của tình yêu thương, sự hy sinh cao cả của Thiên Chúa dành cho con người. Đó là tình yêu, là sự đau khổ, là sự chết, là vinh quang. Chính vì thế, không chỉ có người Công giáo mà nhiều người theo các tín ngưỡng khác hoặc không tín ngưỡng cũng ngưỡng mộ. Đặc biệt, mỗi Kitô hữu đều xem đấy là biểu tượng linh thiêng và là biểu tượng của đức tin để hướng đến của mỗi cá nhân với cộng đoàn, xem việc dựng Thánh giá, vẽ Thánh giá, đeo Thánh giá không có nghĩa là đi tố cáo tội ác của người khác mà là đi biểu dương công ơn cứu chuộc và minh chứng tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa cho mọi người biết.
          Vậy mà, Cây Thánh giá - biểu tượng tôn giáo thiêng liêng đó đã được các Đan sĩ của Đan viện Thiên An dưới sự dìu dắt của Cha bề trên Nguyễn Huyền Đức đã sử dụng như một công cụ để tranh dành, lấn chiếm đất đai. Bề trên Đan viện đã sử dụng Thánh giá để ngang nhiên thách thức chính quyền, kích động, lôi kéo các Đan sĩ vào những việc làm trái pháp luật. Nhiều giáo dân ở giáo xứ Thiên An chắc còn nhớ các Đan sĩ đã nhiều lần đưa Thánh giá đến dựng ở trên đất không phải của mình, sử dụng Thánh giá để làm bia cản trở, chống đối nhà cầm quyền, đưa Thánh giá dựng khu vực đồi sau khi đã hoàn tất việc chặt, hủy hoại rừng thông – điểm du lịch nổi tiếng của du khách và là lá phổi của người dân xứ Huế bao đời nay.

 Xô đẩy và đạp ngã túi bụi lực lượng quản lý bảo vệ rừng

Sự hùng hổ của Đan sĩ Đan viện Thiên An

Hơn ai hết, các Thầy ở Đan viện phải thể hiện sự tôn nghiêm đối với cây Thánh giá bằng việc đặt một cách trang trọng, đàng hoàng trong khuôn viên nhà thờ, nơi hang đá… chứ không phải vô tội vạ, bừa bãi như vậy. Dưới sự “dạy dỗ, chỉ bảo” của Bề trên, các Đan sĩ đã đưa Thánh giá từ nơi này qua nơi khác một cách tùy tiện, dựng lên ở những nơi không được tôn nghiêm bất chấp giáo luật, đức tin và lòng ngưỡng mộ đối với cây Thánh giá. Không chỉ là người Công giáo mà tất cả những ai có hiểu biết cũng nhận thức được rằng cây Thánh giá phải đặt ở đâu thì mới thật sự là biểu tượng tôn giáo thiêng liêng.
Nhìn cây Thánh giá bằng kim loại bị hoen rỉ, nhìn tượng Chúa Giê su bằng thạch cao đã bị vỡ nát chỉ còn lại vài mảnh đu đưa trước gió do dầm mưa dãi nắng không ai khỏi bùi ngùi, thương xót. Đau xót hơn, khi chính quyền cưỡng chế công trình xây dựng trái phép các Đan sĩ đã ngồi lên trên cây Thánh giá, không thể dùng từ ngữ nào hơn nữa để miêu tả sự xúc phạm nghiêm trọng của các Đan sĩ đối với biểu tượng thiêng liêng của người Công giáo. Với những hành động xúc phạm, coi thường Thánh giá như thế, thử hỏi các Đan sĩ của dòng Thiên An đã tôn thờ, làm trọn bổn phận của mình đối với Đức Tối cao hay chưa? Không biết rồi đây Bề trên dòng và các Đan sĩ rồi sẽ tiếp tục sử dụng cây Thánh giá để giở những chiêu trò ma quỷ gì nữa??? 
 với tính cách giang hồ sẵn sàng ăn thua đủ


Và cũng không thiếu giang hồ 
Bà con giáo dân giáo xứ Thiên An rất đau lòng và bất bình trước hành vi của những kẻ “lợi dụng Chúa”, “núp bóng Chúa”, đang tâm sử biểu tượng thiêng liêng của Chúa để thực hiện mưu đồ đen tối. Dư luận đã thấy rõ, không phải ai khác, chính các Đan sĩ là những người đang xúc phạm biểu tượng tôn giáo thiêng liêng, vậy mà họ lại lớn tiếng vu cáo nhà cầm quyền đập phá Thánh giá. Những hành vi đó phải bị vạch trần và lên án mạnh mẽ. Thiết nghĩ Tỉnh dòng Biển Đức Việt Nam cần tỏ thái độ nghiêm khắc, phải dạy dỗ và không cho phép ai lợi dụng biểu tượng tôn giáo thiêng liêng như một công cụ để thách thức làm càn, để thực hiện các mưu đồ xấu xa; đồng thời răn dạy các Đan sĩ phải chấm dứt những hoạt động sai trái, xúc phạm Thánh giá và tượng Chúa Giêsu, phải sống và làm theo đúng với đường hướng hành đạo và lời răn của Đức Giáo Hoàng: “Bằng đời sống xây trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”.

                                                                         Phêrô Cao Đức Lợi


Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ HÀNH VI CHIẾM ĐẤT ĐAN SĨ ĐAN VIỆN THIÊN AN !!!

Sử dụng xe múc để múc đất, phá rừng Thiên An, xua chó để cắn người và vung dao dọa chém cán bộ quản lý rừng phòng hộ Thiên An đó là những hành động thật. Các cụ đã bảo không có lửa làm sao có khói, vì mục đích chiếm đất rừng, gây khó khăn cho các hộ dân cư ở quanh đây bằng việc dùng xe múc để múc đất chia cắt đường đi của các hộ dân. Đây là một góc nhìn khác về những Đan sĩ Đan viện Thiên An. Không tin cứ hỏi đan sĩ Phạm Ngọc Hoàng, người vung dao dọa chém cán bộ quản lý rừng phòng hộ thì biết.


DÂN TỐ TU SỸ ĐAN VIỆN THIÊN AN ĐÀO TRỘM MỒ MẢ, VẤT MỘ CỦA DÂN

Dân tố tu sỹ Đan viện Thiên An đào trộm mồ mả, vất mộ của dân

Không chỉ đào trộm mồ mả, các tu sỹ Đan viện Thiên An còn bị một hộ dân xã Thủy Bằng - Hương Thủy - Thừa Thiên Huế tố ăn trộm gia phả. Người dân bức xúc đã gửi đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng.


Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Vỉa hè đường Điện Biên Phủ bị đào để lắp cáp viễn thông

Vài ngày trở lại đây, người dân phản ánh có đơn vị thi công đào vỉa hè đường Điện Biên Phủ để thi công đường dây cáp, trong khi toàn tuyến đường này hoàn thành đưa vào sử dụng chưa lâu.
Một đoạn cáp viễn thông được hạ ngầm ở vỉa hè đường Điện Biên Phủ sáng 27/6
Chủ đầu tư dự án chỉnh trang mở rộng đường Điện Biên Phủ, (trong đó có hạ tầng vỉa hè, thoát nước, cây xanh…) – Ban Đầu tư và Xây dựng TP. Huế cho biết, hiện nay, nhà mạng Viettel đang đào vỉa hè để ngầm hóa một số đoạn chưa ngầm hóa cáp viễn thông (còn khoảng 300m chưa ngầm hóa). Ngoài ra, còn khoảng 100m của đơn vị truyền hình cáp cũng chưa được ngầm hóa trên tuyến đường này. Đây cũng là lý do khiến Ban Đầu tư và Xây dựng TP. Huế chưa bàn giao toàn bộ hạ tầng vỉa hè cho Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế quản lý mà mới chỉ bàn giao điện chiếu sáng.
Ông Hoàng Thiện, Trưởng Ban Đầu tư và Xây dựng TP. Huế thông tin, lý do nhà mạng Viettel chưa hoàn thành hạ ngầm cáp viễn thông toàn tuyến đường Điện Biên Phủ là do chưa bố trí được vốn, (nguồn vốn của họ phụ thuộc hoàn toàn vào tập đoàn), dù trong quá trình triển khai dự án TP. Huế khá quyết liệt trong việc triển khai đồng loạt các hạ tầng điện, nước, viễn thông, truyền hình để hoàn thành cùng lúc, tránh xáo xới sau này. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan nên một số đơn vị chưa thể hoàn thành hạ ngầm cáp quang truyền hình, viễn thông.
Ông Thiện thông tin thêm, việc hạ ngầm cáp viễn thông và truyền hình hiện nay đã được UBND TP. Huế cho phép. Ban Đầu tư và Xây dựng TP. Huế có trách nhiệm giám sát theo dõi quá trình hoàn trả mặt bằng. Nếu đơn vị nào hoàn trả không như ban đầu đều buộc phải làm lại. TP. Huế cũng yêu cầu các nhà mạng chọn các đơn vị thi công trước đây để đảm bảo hạ ngầm cáp đồng bộ.
Về thời gian hoàn thành hạ ngầm cáp viễn thông, ông Thiện cho hay, đường ống cáp khá nhỏ, chiều sâu không lớn, hơn nữa chỉ còn vài trăm mét chưa hạ ngầm, nếu tập trung nhân lực thì chỉ trong vài tuần có thể hoàn thành.
Nguồn:http://baothuathienhue.vn/via-he-duong-dien-bien-phu-bi-dao-de-lap-cap-vien-thong-a43848.html

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Phạm Minh Hoàng bị Nhà nước Việt Nam tước quốc tịch và trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Tổng Lãnh sự Pháp tại Việt Nam nói về việc Phạm Minh Hoàng bị Nhà nước Việt Nam tước quốc tịch và trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Theo bà Kiều Oanh- vợ ông Hoàng cho biết:
Bà ta đã lên gặp Tổng Lãnh sự Pháp tại Việt Nam để cầu cứu thì nhận được câu trả lời từ chính vị Tổng Lãnh sự như sau:

"CHÍNH PHỦ PHÁP KHÔNG CÓ QUYỀN PHÊ PHÁN HAY CAN THIỆP VÀO NỘI BỘ VIỆT NAM, NHẤT LÀ VỀ LUẬT PHÁP"
Và Phạm Minh Hoàng đã bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam vào lúc 23h ngày 24/6/2017.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Xác minh thông tin lăng vợ vua Tự Đức bị san ủi làm bãi đỗ xe

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đang xác minh thông tin cho rằng lăng một bà vợ vua Tự Đức bị san ủi làm bãi đỗ xe.
Hôm nay (20.6), đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc và nhiều người dân phường Thủy Xuân, TP.Huế (Thừa Thiên- Huế) phản ánh đến PV Dân Việt việc lăng một bà vợ vua Tự Đức bị san ủi vì dự án bãi đỗ xe.
xac minh thong tin lang vo vua tu duc bi san ui lam bai do xe hinh anh 1
Theo người dân, vị trí cắm cọc chính là huyệt mộ của lăng bà Mỹ Phi. 
Ông Trần Duy Quy (tổ 11, khu vực 3, phường Thủy Xuân) cho biết, nhằm thực hiện Dự án Bãi đỗ xe khách tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, chính quyền TP.Huế thu hồi của gia đình ông khoảng 4.000m2 đất nằm ở khu vực đồi Vọng Cảnh. Trên diện tích đất này có nhiều lăng mộ, trong đó có lăng bà Mỹ Phi – một trong những bà vợ của vua Tự Đức.
Theo ông Quy, trong quá trình giải phóng mặt bằng, các đơn vị liên quan đã bồi thường để di dời các lăng mộ trên thửa đất, còn lăng của bà Mỹ Phi vẫn để nguyên. Tuy nhiên, vào ngày 19.6, đơn vị san ủi mặt bằng đã dùng máy xúc san ủi lăng bà Mỹ Phi. Phát hiện sự việc, nhiều người dân trong vùng tiến hành ngăn cản nhưng lăng vẫn tiếp tục bị san ủi. Đến sáng nay 20.6, toàn bộ ngôi lăng này đã bị san ủi hoàn toàn.
xac minh thong tin lang vo vua tu duc bi san ui lam bai do xe hinh anh 2
Dấu vết được người dân cho là phần móng của lăng bà Mỹ Phi. 
Ông Quy cho biết thêm, khi gia đình ông khai hoang thửa đất này thì trên đất đã có lăng bà Mỹ Phi. Ngôi lăng này được xây dựng trên diện tích đất khoảng 40-50m2. Lăng được xây bằng đá và vôi, có cổng hình vòm, phần tường của lăng được xây cao 3-4m. Trước lăng có một tấm bia khắc chữ Hán bằng đá xanh nguyên khối.
Sau khi nghe thông tin lăng bà Mỹ Phi bị san ủi, người của Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc đã đến hiện trường. Tại đây phía Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc xác nhận trên phần đất đã bị san ủi có ngôi lăng bà Mỹ Phi từng tọa lạc nhưng hiện đã bị biến mất.
Nhằm làm rõ thông tin trên, PV Dân Việt đã làm việc với phía đơn vị thực hiện dự án là Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị. Ông Nguyễn Quốc Tuấn – Giám đốc Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị cho biết: Dự án Bãi đỗ xe khách tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh có tổng diện tích 17.000m2. Trước đây chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Chuỗi Giá Trị. Từ năm 2016, Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị được Công ty Cổ phần Chuỗi Giá Trị nhượng lại dự án.
xac minh thong tin lang vo vua tu duc bi san ui lam bai do xe hinh anh 3
Hiện trường san ủi mặt bằng khu vực được cho là có lăng của bà Mỹ Phi. 
Theo ông Tuấn, việc đền bù giải phóng mặt bằng dự án thuộc trách nhiệm của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế, phía công ty của ông chỉ chi trả kinh phí. Ông Tuấn nói, trước khi đền bù giải phóng mặt bằng, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế đã tiến hành kiểm kê lăng mộ trên diện tích đất dự án.
“Theo bản vẽ khảo sát hiện trạng thì trên diện tích đất dự án chỉ có lăng bà Học Phi (một vợ khác của vua Tự Đức, hiện lăng này vẫn được giữ nguyên – PV) chứ không có lăng bà Mỹ Phi. Chúng tôi sẽ làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế để làm rõ việc có hay không lăng bà Mỹ Phi trên đất dự án”- ông Tuấn nói.
Trao đổi với PV Dân Việt, TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, trước đây Trung tâm đã tiến hành lập hồ sơ các lăng phụ cận lăng Tự Đức. Hồ sơ này cho thấy trong khu vực chỉ có lăng của bà Học Phi chứ không có lăng của bà Mỹ Phi.
Theo ông Hải, để chắc chắn, hiện Trung tâm đang tiến hành xác minh nhằm xác định có hay không lăng bà Mỹ Phi trên đất dự án bãi đỗ xe. “Bước đầu tôi nghĩ chắc là không có (lăng bà Mỹ Phi – PV), vì cách đây mấy năm khi cho anh em làm hồ sơ các lăng phụ cận lăng Tự Đức không thấy có lăng này”- ông Hải nói.

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Cư dân mạng phản ứng yêu cầu chụp ảnh chân dung khi đăng ký sim

Ngay sau khi Nghị định số 49/2017 sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011 được đăng tải, cư dân mạng đã đưa ra rất nhiều bình luận khác nhau trước quy định phải cung cấp ảnh chân dung khi đăng ký sim.
Theo Điều 15 vừa bổ sung trong Nghị định số 25/2011, ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân, thuê bao cần phải bổ sung cả ảnh chụp chân dung chính chủ, áp dụng cho các thuê bao đăng ký mới sau ngày 24.4.2017. Vấn đề là quy định được đưa ra trong bối cảnh người tiêu dùng đã quá quen thuộc với cách làm hiện tại khi việc đăng ký sim phụ thuộc vào giấy tờ tùy thân là chính, mà đặc biệt là chứng minh nhân dân (CMND).
Sau khi thông tin này được đăng tải, nhiều bạn đọc đã chia sẻ bức xúc trên các kênh của Thanh Niên.
“Tại sao không căn cứ CMND. Quá thời hạn 15 năm mới phải làm mới, và CMND đã được sử dụng cho rất nhiều các giao dịch. Điển hình ngân hàng giao dịch tiền lên đến cả tỉ đồng nhưng đều yêu cầu sử dụng CMND. Trong khi đó, chỉ vì quản lý sim rác mà gây rất nhiều phiền hà cho khách hàng. Vậy khi đăng ký sử dụng CMND làm gì? Liệu có hợp lý không?", bạn đọc Hồng Phong ý kiến.
Bạn đọc Thuận Vy nhận xét: “Yêu cầu mới không nghĩ cho những người lớn tuổi. Họ dùng điện thoại chỉ biết nghe với gọi thôi thì làm sao? Những người ở vùng quê, nông thôn có được cái điện thoại để liên lạc mà làm khó họ quá vậy? Đâu phải ai cũng biết nhiều về công nghệ”.
Thậm chí, một bạn đọc có nickname Be Bo Bui còn đặt nghi vấn: “Chỉ mỗi đăng ký họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú mà nhà mạng đã cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm, công ty,… mời mọc và làm phiền người dùng, giờ đây nếu thêm ảnh chân dung chắc mai mốt không biết chương trình tiếp thị còn tiến lên mức nào?”.
Cư dân mạng phản ứng yêu cầu chụp ảnh chân dung khi đăng ký sim - ảnh 1
Hạn chế tin nhắn rác là bài toán hóc búa dành cho các nhà mạng tại Việt Nam

Được biết, nghị định mới được ban hành nhằm tăng cường quản lý thuê bao di động và ngăn chặn tin nhắn rác gửi từ sim rác - thuê bao di động trả trước đăng ký thông tin chủ thuê bao không chính xác.
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện nhà mạng Viettel cho biết sẽ thực hiện quy định này từ 24.7 khi khách hàng đến làm sim mới. Đối với các thuê bao cũ, nhà mạng này sẽ dần gửi các thông báo cho khách hàng để thực hiện việc bổ sung ảnh chân dung, vì thời hạn quy định bổ sung sẽ được kéo dài đến 12 tháng.
Trong khi đó, nhà mạng Vinaphone cho biết hiện các trung tâm giao dịch của đơn vị này đã áp dụng thêm quy trình chụp ảnh chân dung khi khách hàng đến đăng ký sim mới, cho nên thời gian đăng ký sim sẽ lâu hơn so với trước đây.
"Đối với các thuê bao cũ đã đăng ký thông tin cá nhân, chúng tôi đang có kế hoạch thực hiện việc nhắn tin khách hàng đến các điểm giao dịch để bổ sung ảnh chân dung, và đối với tổ chức doanh nghiệp thì chúng tôi sẽ tính tới phương án cử người xuống đơn vị để bổ sung ảnh đồng loạt", đại diện của Vinaphone chia sẻ.
Được biết, hiện cả nước có hơn 119 triệu thuê bao di động, cho nên khi áp dụng nghị định mới này thì sẽ có hơn 119 triệu thuê bao phải bổ sung ảnh chân dung.
Thành Luân

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

PHÊ RÔ PHAN VĂN LỢI LẠI VẠCH RÕ TRÒ GIẢ DỐI CỦA “DÂN CHỦ” VIỆT !!!

Mới đây, linh mục Phê rô Phan Văn Lợi, người được cho là rất thân thiết với linh mục Nguyễn Văn Lý, đồng thời là thành viên tích cực của một sô tổ chức như Khối 8406, Hội đồng liên tôn, “tổng biên tập” của cái gọi là Tập san tự do ngôn luận vừa có bài viết tung lên mạng Internet trong đó vạch rõ sự gian dối, xảo trá của một số nhà “dân chủ” Việt khác mang danh xưng Tập hợp quốc dân Việt. Bài viết có tựa đề “Về các cuộc biểu tình và báo cáo biểu tình của tập hợp quốc dân Việt” đăng trên một số trang “lề trái” như Bauxite Việt Nam.

 

Trong bài viết này Phê rô Phan Văn Lợi cho rằng, những con số thống kê về các cuộc biểu tình trên toàn quốc trong năm 2016-2017 với con số hàng ngàn cuộc biểu tình của cái gọi là Tập hợp quốc dân Việt chỉ là con số ảo và hoàn toàn không có thật. Phan Văn Lợi phân tích rằng trên thực tế những cuộc biểu tình của “phong trào dân chủ” Việt đã diễn ra rất ít trong 10 năm qua cho nên con số hàng nghìn cuộc biểu tình mà tâp hợp quốc dân Việt đưa ra là hoàn toàn ảo. Mặt khác, theo Lợi thì thông thường nếu các cuộc biểu tình thực sự diễn ra thì bao giờ cũng có tường thuật, có video, địa chỉ đường dẫn rõ ràng. Nhưng với các cuộc biểu tình của tập hợp quốc dân Việt thì hoàn toàn không có tường thuật, chỉ nêu tên và rất khó kiểm chứng nên không thể tin cậy.

 

Phan Văn Lợi phân tích:

 

1.Thời đại thông tin bây giờ, hầu như mọi người (hay ít nhất mọi gia đình) tại VN đều có điện thoại di động có thể ghi âm và ghi hình.

 

2- Những ai xuống đường biểu tình tức là đã có can đảm. Như vậy họ sẽ ghi âm ghi hình việc làm của họ, để làm chứng trước công luận và để gây khí thế cho toàn dân. Không thể nêu lý do an toàn bản thân mà không quay phim chụp ảnh cuộc xuống đường của mình. Vì nếu họ không làm thế thì công an (hầu như có mặt khắp nơi) sẽ quay phim chụp ảnh họ. Nếu họ không tự mình quay phim chụp ảnh thì làm sao đối chứng và kêu cứu công luận khi bị đàn áp?

 

3- Những cuộc biểu tình đã thực sự xảy ra ít nhất từ 10 năm nay tại Việt Nam đều luôn có những hình ảnh, video clip ghi lại, có khi trực tiếp đưa lên mạng tức thì. Ngay cả những cuộc biểu tình cá nhân (đứng giữa đường hay tại nhà, cầm biểu ngữ) thì vẫn có hình ảnh, video làm chứng trình với công luận.

 

4- Những cuộc biểu tình liệt kê ra với nhiều tên địa điểm, thời điểm, số người (như Tập Hợp Quốc Dân Việt đã báo cáo tổng kết 4 lần từ 24-04 tới 05-06-2017) hoàn toàn không kèm theo hình ảnh hoặc đường dẫn video nào cả.

 

Và Lợi cũng không quên chỉ ra những hậu quả tại hại của việc đưa ra những con số thống kê ảo như thế này.

 

“Không có hình ảnh âm thanh để minh chứng hoạt động đấu tranh đặc biệt này thì đều không đáng tin và chỉ có thể mang lại sự bất tín đối với những con người và những tổ chức loan các tin tức kiểu đó. Hậu quả xa hơn là tạo ra sự dửng dưng của công luận đối với lời kêu gọi (dù rất chính đáng và cần thiết) của những con người và những tổ chức ấy.”

 

Phan Văn Lợi khẳng định rõ cách làm gian dối này chỉ mang lại sự bất tín và tạo nên sự dửng dưng của dư luận đối với những lời kêu gọi biểu tình chính đáng và cần thiết khác.

 

Không chỉ vạch rõ sự ảo của các con số thống kê về biểu tình, Phan Văn Lợi còn cho rằng ngay bản thân Tập hợp quốc dân Việt cũng chỉ là tổ chức ảo hữu danh vô thực.

 

Lợi viết:

 

“Gần đây nhất, THQDV có đưa ra con số nhân sự của mình gồm: 6 tổ chức nòng cốt, 300.000 thành viên, trong đó có 600 nhà trí thức, nhưng chẳng hề cho biết tên các tổ chức ấy, ai là người đứng đầu từng tổ chức, cũng chẳng có ít nhất danh sách các nhà trí thức tham gia. (Khác với Khối 8406 cách đây hơn 10 năm có ghi đầy đủ họ tên, nghề nghiệp, nơi ở [thành phố hay quốc gia] của những ai gia nhập). THQDV lấy lý do bảo đảm an toàn cho các thành viên của mình, lý do đó có thuyết phục được không? Ngoài ra, đâu là dấu hiệu hoạt động của đại tập thể 300.000 thành viên THQDV trong những tháng vừa qua?

 

6- Khi đến lúc công luận, các tổ chức đấu tranh, các tổ chức xã hội dửng dưng với lời kêu gọi tổng biểu tình suốt năm 2017 của THQDV thì THQDV đừng trách công luận mà hãy tự trách mình, hãy xem lại phương pháp đấu tranh của mình, phương pháp mời gọi đấu tranh của mình và phương pháp loan tin của mình về cuộc đấu tranh đó.”

 

Như vậy là Phan Văn Lợi hoàn toàn không tin rằng có một tổ chức mang tên Tập hợp quốc dân Việt với con số thành viên hơn 3000 người, tổ chức được hàng ngàn cuộc biểu tình trên khắp cả nước mà thực ra đây chỉ là trò gian dối của một số nhà “dân chủ” khác vì một số lý do, mục đích nào đó.

 

Cùng chung vai đấu cật nhưng Lm Lý nói có còn Lm Lợi thì nói không


Và Lợi cay đắng thừa nhận rằng, đấu tranh với Cộng sản mà cứ làm kiểu bất tín này thì không bao giờ phong trào “dân chủ” có thể thành công.



TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HUẾ VÀ NHỮNG ĐIỀU PHÍA TRƯỚC !!!

Như đã thông tin trong một bài viết được dẫn về (http://www.vnnew.net/2017/06/sau-chuyen-tham-oi-kho-nan-vien-thien.html), Tổng Giám mục Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tới thăm Đan viện Thiên An Huế. 
Tổng Giám mục Nguyễn Chí Linh tại Đan viện Thiên An (Huế) - Nguồn: FB. 

Một nguồn tin khác từ Truyền Thông Thái Hà cho biết thêm: "Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh đã ra viếng khu vực tượng Chịu Nạn trước đây bị ''côn đồ' đập vỡ. Ngài đã thắp hương và cùng cầu nguyện với một số Đan sĩ.

Được biết, khi về làm Tổng Giám mục Huế từ đâu năm 2017, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã đi thăm một số nơi bị nhà cầm quyền gây khó dễ trong đó Ngài đã đến thăm cha Phêrô Phan Văn Lợi tại tư gia của ngài. Cha Lợi luôn bị theo dõi và cản trở trong việc đi lại". 

Xung quanh chuyện này, dưới góc nhìn của một người quan sát xin được có đôi điều như sau: 

Về diễn biến trước chuyến viếng thăm này, trang Người Công giáo có đoạn: "Việc Đức Tổng thăm Đan viện Thiên An, đặc biệt là viếng thăm Đồi Khổ nạn là điều hết sức bất ngờ, bởi sau khi đăng quang, dù các Cha, tu sỹ đã nhiệt tình mời Đức Tổng lên thăm Thiên An nhưng Ngài đã từ chối!". Thông tin này vì thế cho thấy rõ hơn cái tâm thế của TGM Nguyễn Chí Linh khi đến thăm Đan viện Thiên An. Nghĩa là ông đến vì trách nhiệm, vì được mời gọi nhiều hơn là tự nguyện, thích đến.... 

Việc Ngài đến thăm các Linh mục đã về hưu tại nhà hưu dưỡng TGM Huế cũng thế. Đó cũng là vấn đề trách nhiệm, là thứ tiền lệ mà bất cứ ai khi đăng quang cũng phải thực hiện. Cho nên, sẽ là quá sớm để nói rằng, Ngài có mặt tại Đan viện Thiên An cũng như có mặt tại nhà hưu dưỡng nơi sinh sống của một số Linh mục hưu dưỡng cực đoan là ngài (TGM Nguyễn Chí Linh) đang ủng hộ và sẽ có những động thái bảo vệ, tranh đấu một cách mù quáng. 

Trong một bài viết cùng chủ đề, blog Mõ Làng có đoạn nhận xét về TGM Nguyễn Chí Linh như sau: "Là một người ôn hòa, điềm đạm, chín chắn. Chắc chắn Tổng Giám mục Nguyễn Chí Linh sẽ có được cách xử trí khôn ngoan và khéo léo! Hãy chờ những tín hiệu tốt lành từ vị Tổng Giám mục gốc Thanh Hóa này!". Còn những thông tin kiểu như: "Đức Tổng cùng phái đoàn đau xót khi thấy cảnh tượng Thiên An đang bị tàn phá, Thánh Giá Chúa Ky-Tô bị phá hoại, Ngài đã thắp hương cầu nguyện và cầu chúc bình an cho Đan Viện" chỉ là cách nói của đám người vẫn đang mong đợi Tổng Giám mục Nguyễn Chí Linh đứng về đan viện Thiên An (dù cho đan viện này sai phạm khi lấn chiếm đất rừng xây dựng cơ sở Dòng) hay số Linh mục cực đoan của Giáo phận. 

Hãy tin tưởng vào TGM Nguyễn Chí Linh bởi ông sẽ có cách hóa giải những điểm bất đồng trở thành hòa đồng! 



An Chiến

LINH MỤC NGUYỄN BÁ THÔNG GIẢNG GÌ TRONG NHÀ THỜ !!!

LINH MỤC NGUYỄN BÁ THÔNG GIẢNG GÌ TRONG NHÀ THỜ VẬY TRỜI...
Trước khi cha đi tu cha đã đính hôn, cha đã từng có bồ, cha đính hôn rồi cô bồ bắt cha đi tu cho nên cha mới đi tu. Chính vì thế những năm trong chủng viên cha nhớ bồ cha lắm
Mà tình dục là thứ rất sướng, sướng từ đầu tới chân đó các con biết chưa


Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Công an đánh dân nhập viện tại TT-Huế không bị xử lý hình sự

Về vụ ông Văn Đức Nguyên (SN 1951, ngụ thôn Đông Thái, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) bị Trưởng Công an xã Phong Xuân (huyện Phong Điền) là ông Trần Văn Tín (SN 1987) đánh nhập viện, hôm nay (17.6), ông Trịnh Đức Hùng- Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, ông đã được Công an huyện báo cáo kết quả điều tra vụ việc này.
 cong an danh dan nhap vien tai tt-hue khong bi xu ly hinh su hinh anh 1

Thương tích của ông Văn Đức Nguyên do ông Trần Văn Tín đánh.  Ảnh V.H. 
Theo ông Trịnh Đức Hùng, báo cáo của Công an huyện Phong Điền đã nêu cụ thể về mặt dân sự cũng như mặt hình sự của vụ việc. Về dân sự, ông Tín đã bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho ông Nguyên với số tiền 53.861.000 đồng. Về hình sự, cơ quan công an kết luận không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Tín.
Ông Hùng cũng cho biết, ông Tín là cán bộ thuộc diện Thường vụ Huyện ủy Phong Điền quản lý nên cơ quan này sẽ tiến hành xử lý, kỷ luật ông Tín về mặt Đảng.
Theo ông Trần Văn Cân - Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Phong Xuân, xã đã có văn bản đề nghị Huyện ủy Phong Điền xử lý kỷ luật ông Tín về hành vi đánh dân tại trụ sở làm việc. Ông Cân cho biết, việc làm của ông Tín đã làm mất uy tín của chính quyền đối với người dân nên không thể để ông này tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Trưởng Công an xã.
Như Dân Việt đã thông tin, vào khoảng 14h ngày 13.3.2017, ông Nguyên mang theo các giấy tờ liên quan về chủ quyền đất của mình đến Công an xã Phong Xuân làm việc với ông Tín. Tại đây, ông Nguyên dùng điện thoại di động của mình ghi âm cuộc làm việc thì ông Tín chụp lấy điện thoại để ngăn cản.
“Lúc đó, tôi giải thích với ông Tín rằng vì không thấy xã treo bảng cấm chụp ảnh, ghi âm nên tôi mới ghi âm cuộc làm việc. Tôi vừa dứt lời thì ông Tín nắm tóc tôi đập đầu tôi xuống bàn tới tấp khiến đầu sung vù, chảy nhiều máu, cổ và tai trái bầm tím…”- ông Nguyên trình bày.
Việc bị ông Tín đánh đã khiến ông Nguyên phải nằm viện điều trị vết thương trong thời gian dài. Sau khi vụ việc xảy ra, Đảng ủy xã Phong Xuân đã cho ông Tín nghỉ việc để cơ quan công an điều tra, xác minh.
Đến ngày 6.5.2017, Công an huyện Phong Điền đã tổ chức buổi hòa giải về phần dân sự của vụ việc này. Tại buổi hòa giải, đại diện Công an huyện Phong Điền thông báo kết quả điều tra khẳng định việc ông Nguyên bị thương tại trụ sở Công an xã Phong Xuân là do ông Tín “dùng vũ lực tác động lên người ông Nguyên gây nên”. Trên cơ sở đó, ông Tín chấp nhận bồi thường về phần dân sự cho ông Nguyên với số tiền 53.861.000 đồng.
Trần Hòe

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

XỬ PHẠT MỘT CÔNG TY DO GẮN "BIA" TRÀN NGẬP DI TÍCH !!!

Với việc dùng hình ảnh các chai bia để dán lên Ngọ Môn (Đại nội Huế), cầu Trường Tiền...; công ty Carlsberg Việt Nam đã bị cơ quan chức năng ở Huế yêu cầu xử lý.

Chiều 15/6, ông Lê Sĩ Minh- Giám đốc Sở Thông tin- Truyền thông tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, Thanh tra sở này đang phối hợp với Thanh tra Sở Văn hóa- Thể thao tỉnh xử lý việc Công ty Carlsberg Việt Nam vi phạm quy định về quảng cáo.
Xu phat mot cong ty do gan “bia” tran ngap di tich
Hình ảnh được dán lên di tích để quảng cáo bia
Theo đó, Công ty Carlsberg Việt Nam đã dùng hình ảnh các chai bia dán lên di tích nổi tiếng ở Huế là Ngọ Môn (Đại nội Huế) và cầu Trường Tiền để quảng cáo cho sản phẩm bia Huda;  những hình ảnh đó được đăng trên trang mạng xã hội Facebook Huda Beer.
Cụ thể, di tích Ngọ Môn được dán đầy hình ảnh những chai bia Huda sắp xếp ngay ngắn. Trong khi ở hình ảnh cầu Trường Tiền, các trụ cầu được thay bởi các chai bia.
Theo ông Lê Sĩ Minh, việc làm trên của Carlsberg Việt Nam đã vi phạm quy định ở khoản 3, điều 8 của Luật quảng cáo. Sở Thông tin, truyền thông đã yêu cầu công ty trên gỡ bỏ những hình ảnh quảng cáo trên.
Ông Minh cũng cho hay, sắp tới cơ quan thanh tra của hai sở sẽ mời đại diện Công ty Carlsberg Việt Nam làm việc chính thức, yêu cầu công ty này có lời xin lỗi công khai trước dư luận, cam kết không tái phạm.
“Về việc xử phạt, theo quy định tại Nghị định 66 của Chính phủ, mức xử phạt khoảng từ 10- 20 triệu đồng”- ông Minh thông tin.
V.H

VIỆC GÌ PHẢI CỐ ĐẤM ĂN XÔI HẢ PHAN VĂN LỢI

Bài viết của tác giả:  QUÊ CHOA

          Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, cái tên chắc chẳng ai xa lạ gì trong làng dân chủ Việt. Thân là linh mục nhưng Phan Văn Lợi không chịu thực hiện tốt vai trò Linh mục của mình chăm sóc phần hồn cho giáo dân, làm cầu nối để người tín đồ Công giáo sống đúng với lời răn dạy của Chúa, đúng với đường hướng hoạt động của giáo hội là “Sống phúc âm trong long dân tộc” và tuân thủ pháp luật; trái lại, hắn ta còn là một trong những đối tượng tích cực trong các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Dù đã được ăn cơm tù nhiều năm nhưng Lợi vẫn ngoan cố, cố đấm ăn xôi để xuyên tạc, lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Sau vụ bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV bất thành, Phan Văn Lợi lại tiếp tục theo gót anh em rận chủ của mình lợi dụng vụ việc Formosa để làm loạn hòng gây danh tiếng, nhận Dollars bẩn từ nước ngoài tuồn về. Gần đây nhất, trên trang Facebook cá nhân của mình, Phan Văn Lợi đã cho đăng một bức ảnh bôi nhọ hai lãnh đạo cao cấp của UBND tỉnh Nghệ An là đồng chí Nguyễn Xuân Đường ( chủ tịch UBND tỉnh ) và đồng chí Đặng Hữu Cầu ( giám đốc công an tỉnh ) với tiêu đề là : “Đề phòng âm mưu thâm độc, ghi nhớ tội ác tày trời của 2 lãnh đạo cộng sản Nghệ an”. Dưới chân dung bức ảnh, Phan Văn Lợi đã quy chụp hai lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An rằng: “Thuê dân lành đấu tố linh mục; gây căm thù giữa lương – giáo; kích động giáo dân bạo loạn; mướn côn đồ đánh chức sắc; lập hồng vệ binh kiểu Việt Nam”.

         Vâng, có nói đi cũng phải nói lại, không biết đầu óc của Phan Văn Lợi có phải bị úng hay không mà lại tự mình “Vạch áo cho người xem lưng”. “Thuê giáo dân đi biểu tình” vốn dĩ là chiêu bài tủ của các linh mục xứ Quỳnh Lưu, vậy mà giờ đây ông ta lại vu cáo lãnh đạo tỉnh Nghệ An học lỏm, dùng chiêu “Thuê dân lành đấu tố linh mục”, thật nực cười hết sức. Hơn nữa, khởi nguồn mâu thuẫn giữa đồng bào Lương – Giáo chính là do đám chức sắc tôn giáo phản động ở Nghệ An gây ra. Chính những tên linh mục phản chúa này đã kích động một bộ phận giáo dân quá khích biểu tình, gây rối trật tự công cộng, phá hoại cơ sở vật chất, không để yên cho nhân dân làm ăn sản xuất. Đến khi cực chẳng đã, nhân dân hai bên Lương – Giáo có nhận thức đã tự mình đứng lên phản đối hành động của đám linh mục cùng số giáo dân quá khích này. Nhiều hộ thôn, xóm đã tập hợp lại với nhau, lắp kẻng An ninh đề phòng các Linh mục này giở trò, thậm chí khi Linh mục Nguyễn Đình Thục ở giáo xứ Song Ngọc định kích động biểu tình thì đã bị quần chúng nhân dân bao vây, yêu cầu xin lỗi. Thử hỏi chuyện đến mức này là do chính quyền nhúng tay hay các Linh mục gieo gió gặt bão ? Ông cha ta cũng nói rồi, “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, trước khi lên mạng mà sủa, đổ lỗi cho ai thì tự xem lại mình đi đã, còn nếu bản thân đã không ra gì thì mong rằng Linh mục Phan Văn Lợi cùng lũ tay chân của mình sẽ ngồi im mà ngậm họng lại, chớ có cắn càn.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

NGƯƠI DÂN NGĂN CẢN VIỆC THI CÔNG ĐƯỜNG CÔNG VỤ HẦM ĐÈO HẢI VÂN !!!

Những ngày qua, người dân làng An Cư Đông 2, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế nhiều lần đến công trường, ngăn cản đơn vị thi công đường công vụ phục vụ xây dựng cầu Hải Vân, thuộc Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân. Dự án này do Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư.
nguoi dan ngan can viec thi cong duong cong vu ham hai van hinh 1
Áp lực nước về phía làng An Cư Đông 2, thị trấn Lăng Cô gia tăng, sau khi con đường công vụ thi công hầm Hải Vân được xây dựng.
Để xây dựng cầu Hải Vân, Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác hầm đường bộ Hải Vân-Hamadeco đã xây dựng một con đường công vụ bằng đá và rọ đá chắn một phần đầm Lăng Cô. Từ phía bắc đèo Hải Vân, con đường công vụ nối ra giữa đầm dài chừng 200m, rộng từ 7 đến 10m. Người dân địa phương cho rằng, việc làm đường đã ảnh hưởng dòng chảy, gây sạt lở, bồi lắng.
Ông Nguyễn Văn Hoàng ở làng An Cư Đông 2, thị trấn Lăng Cô cho biết: khu vực này có gần 400 hộ dân, trong đó có 300 hộ chuyên làm nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản trên đầm phá với nhiều tàu thuyền công suất nhỏ, thường xuyên neo đậu ở đầm Lăng Cô.
Theo ông Nguyễn Văn Hoàng, từ ngày xây đường công vụ, phần mặt nước phía bên làng An Cư Đông 2 chảy xiết hơn, gây va đập tàu thuyền, lồng cá, xói lở và bồi lắng nhiều đoạn bờ cát ven làng.
Lo lắng ô nhiễm đầm, sạt lở bờ biển, người dân làng An Cư Đông 2 đã nhiều lần đến công trường, ngăn cản đơn vị thi công. Bà con phản ánh, trước đây, khi xây cầu dẫn vào hầm phía bắc Hải Vân, đơn vị thi công làm đường công vụ bằng đất, đóng xà cừ, họ cam kết sẽ tháo dỡ khi công trình hoàn thành. Thế nhưng, đơn vị lại đổ đất ra hai bên gây tắc nghẽn dòng chảy. Đường công vụ số 2 cũng bít luôn một nửa khu vực cửa biển và giữa đầm Lăng Cô, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Trước phản ứng của bà con, UBND thị trấn Lăng Cô đã mời Ban Quản lý dự án, đơn vị thi công, đại diện các tổ dân phố, trưởng làng An Cư Đông 2 họp tìm phương án giải quyết kiến nghị của bà con. Phía Ban Quản lý dự án đưa ra các gải pháp như lắp đặt các cống nhằm giảm áp lực, thông dòng chảy, không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân làng An Cư Đông 2.
nguoi dan ngan can viec thi cong duong cong vu ham hai van hinh 2
Người dân làng An Cư Đông 2, thị trấn Lăng Cô cho rằng, đường công vụ dự án mở rộng Hầm Hải Vân gây sạt lở, bồi lắng, ảnh hưởng đến dân cư và nuôi trồng thủy sản.
Ông Dương Đăng Trung, Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Bà con có ý kiến là thi công đường dẫn công vụ số 2 thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến vấn đề nuôi trồng thủy sản cũng như tạo bãi bồi và liên quan đến nhà cửa. Chúng tôi đã làm việc với đơn vị chủ đầu tư, hiện tại đơn vị đã mua bảo hiểm đầy đủ và đang đánh giá tác động từng nhà một. Nếu bị ảnh hưởng, đơn vị sẽ yêu cầu bảo hiểm chi trả, bồi thường”.
Ông Lê Đình Huy, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Hầm đường bộ Hải Vân cho biết: đơn vị đã tạm dừng thi công đường công vụ, thay đổi thiết kế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án là bổ sung các cống, hạ thấp cao độ của đường công vụ để giảm áp lực nước trong mùa mưa bão.
Ông Lê Đình Huy cam kết, đơn vị sẽ hoàn trả mặt bằng như ban đầu sau khi kết thúc công trình.
 “Chúng tôi đã làm việc với UBND thị trấn Lăng Cô. Thứ nhất là bổ sung thêm 5 cái cống; thứ 2 cao độ mặt đường công vụ từ 1,9 mét xuống 1 mét; thứ 3 là cam kết thanh thải đường công vụ sau khi thi công”, Ông Lê Đình Huy cho biết thêm.
nguoi dan ngan can viec thi cong duong cong vu ham hai van hinh 3
Người dân làng An Cư Đông 2, thị trấn Lăng Cô lo lắng, việc thi công đường công vụ làm thay đổi dòng chảy ở cửa biển Lăng Cô sẽ xói lở làng vào mùa mưa bão.
Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân được Bộ Giao thông-Vận tải phê duyệt năm 2016, gồm 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư khoảng 7.300 tỷ đồng. Giai đoạn 1 sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân hiện tại và cải tạo đoạn Quốc lộ 1A qua đèo Hải Vân. Giai đoạn 2 mở rộng hầm lánh nạn hiện tại thành hầm giao thông, hầm Hải Vân 2 với quy mô 4 làn xe. Cầu và đường dẫn quy mô 4 làn xe, dự kiến đưa vào sử dụng toàn tuyến vào cuối năm 2020./.
Lê Hiếu/VOV-miền Trung

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

NGĂN "TRÁI TUYẾN" TỪ GỐC TRONG TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

TTH - Mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng ở trung tâm huyện, thị và nhất là thành phố Huế (TP. Huế), cuộc đua vào các trường trung học cơ sở (THCS) vẫn diễn ra phức tạp. Cần có biện pháp ngăn chặn từ gốc tình trạng học trái tuyến này.
HS trường THCS Lý Tự Trong
Tuyến huyện ổn, thành phố vẫn “nóng”
Năm học này, bậc THCS ở thị xã Hương Trà đón 1.635 cháu vào lớp 6, đạt 100% số trẻ trong độ tuổi có nhu cầu đến trường. Nhiều trường còn thừa thầy, thừa phòng học và thiếu học sinh. Theo ông Trương Văn Đới, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo (GD & ĐT) Hương Trà, hiện nay hệ thống các trường THCS trên địa bàn huyện đều khắp nên sẽ không có tình trạng vì đi học xa mà bỏ học. Được biết, trong các trường THCS của Hương Trà sĩ số các lớp không cao, có trường như Trường THCS Tôn Thất Bách (xã Hương Thọ) chỉ chiêu sinh 2 lớp với 52 học sinh. Đơn vị có đầu vào cao nhất cũng chỉ đón 181 em (Trường THCS Nguyễn Xuân Thưởng, xã Hương Toàn). Hương Trà cũng có vài địa chỉ là “điểm nóng”, như Trường THCS Tứ Hạ, Sơn Ca. Để tránh “chạy trường”, Phòng GD & ĐT thị xã quy định học sinh địa phương nào học địa phương đó, các trường tuyệt đối không được nhận trái tuyến đầu cấp.
Phú Lộc chỉ có 2 “điểm nóng” là Trường THCS Thị trấn Phú Lộc và Trường THCS Lộc Trì có tỷ lệ học sinh trái tuyến rất cao. Các trường này thu hút phụ huynh do chất lượng đào tạo tốt, trường có nhiều thành tích giáo dục đỉnh cao, đóng vị trí thuận tiện về giao thông, CSVC khang trang… Tuy nhiên, gần đây phụ huynh cũng không mặn mà chuyện “chạy trái tuyến”. Nguyên nhân do các trường lân cận đã khẳng định được thương hiệu nên phụ huynh yên tâm để con học tại chỗ thay vì “tầm sư học đạo” như xưa. Cũng như các huyện khác, Phú Lộc dạy một ngoại ngữ, chương trình đồng nhất nên việc học trái tuyến cũng không có còn sức hút. Năm học tới, Phú Lộc bảo đảm 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học có chỗ ngồi trong các trường THCS và sẽ giảm thiểu tình trạng “chạy trường”. Không chỉ ở Hương Trà và Phú Lộc mà nhìn chung ở tuyến huyện, thị trong toàn tỉnh đều đảm bảo chỗ học cho học sinh THCS.
Tuy nhiên, ở một số nơi, nhất là ở TP. Huế, do tâm lý muốn tìm cho con một địa chỉ học tốt nhất nên đã tạo ra tạo áp lực cho các trường trung tâm. Một số trường vùng ven, mới thành lập chưa thiết lập được uy tín xã hội khiến phụ huynh không mặn mà nên sẵn sàng “chạy” trường vừa ý cho con.
Một cách giữ học sinh trong tuyến
Trường THCS Lý Tự Trọng đóng trên địa bàn phường Phú Hậu (TP. Huế). Những năm trước, học sinh của trường có xu hướng học trái tuyến. Nhà trường dùng nhiều biện pháp nhưng vẫn không ngăn được tình trạng “mê” học trái tuyến. Trường THCS Lý Tự Trọng mới thành lập, học sinh chịu nhiều thua thiệt do “trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp”, thiếu thốn CSVC. Để cải thiện tình hình, Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường đã yêu cầu sự hỗ trợ của Phòng GD & ĐT để đề xuất lên Thành uỷ biện pháp… giữ học sinh.
Gần đây, trường được khoanh vùng tuyển sinh với ràng buộc là các trường lân cận nếu nhận học sinh đến từ Phú Hậu phải xin ý kiến của Phòng GD & ĐT. Trường làm việc trực tiếp với UBND phường, trường tiểu học trên địa bàn để nắm từng học sinh. Giáo viên được phân công làm công tác chiêu sinh, phải đến từng nhà để đưa thông báo tuyển sinh và làm công tác tư vấn. Trường còn phối hợp với truyền thanh phường cập nhật thông tin tuyển sinh, làm pano, áp phích “quảng cáo”, tư vấn ở trường tiểu học trên địa bàn. Hơn hết, BGH chủ trương xây dựng niềm tin, tạo sức hút từ chất lượng giáo dục, không chỉ lo giữ học sinh mà còn phải giữ cả… giáo viên. Nhà trường tạo điều kiện để mỗi nhà giáo có cơ hội phấn đấu và giao trách nhiệm “giữ” học sinh cho giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó, BGH tham mưu với địa phương và ngành để cải tạo CSVC.
Trường THCS Lý Tự Trọng hiện đã có bước nhảy vọt về CSVC. Trường được đầu tư hệ thống nhà đa năng, hiệu bộ… theo hướng chuẩn hóa. Tập thể sư phạm cùng nhau tạo môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh. Nằm ở vùng khó của TP. Huế nhưng học sinh Phú Hậu được học tập và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa với chương trình chất lượng cao. Trường còn tổ chức và liên kết tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa tầm cỡ so với điều kiện của mình. Học sinh và giáo viên của trường có mặt trong 100% hoạt động chuyên môn lẫn ngoại khóa của giáo dục thành phố giúp xã hội thay đổi cách nhìn về trường. Đó chính là cách để nhà trường thu hút học sinh. Dù chưa triển khai nhưng năm nay, trường đã “nắm trong tay” danh sách tuyển sinh lớp 6 là 120 em và hy vọng, sẽ “giữ” được cả 100%.
Trường THCS của Huế có chỉ tiêu cao nhất không quá 500 em/12 lớp, ít nhất không dưới 120 em. Năm nay 4 trường lớn của Huế có chỉ tiêu như sau: Thống Nhất 336 chỉ tiêu/8 lớp; Nguyễn Chí Diểu 450 chỉ tiêu/11 lớp; Chu Văn An 495 chỉ tiêu/12 lớp; Trần Cao Vân 336 chỉ tiêu/8 lớp.
Các trường THCS có tuyển sinh lớp 6 tiếng Pháp tăng cường, tiếng Pháp ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2, tiếng Nhật ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 thực hiện theo hướng dẫn của Phòng.
Riêng Trường THCS Nguyễn Tri Phương năm nay chỉ tiêu tuyển sinh là 320 em, đối tượng dự tuyển trên toàn tỉnh, đây là những em ngoài đủ điều kiện vào THCS còn có thành tích đặc biệt xuất sắc của khối 5 toàn tỉnh. Các em là “nguồn” chính cho trường THPT chuyên Quốc Học.
Bài, ảnh: Hương Giang