Nhắc đến đám linh mục phản động trong Công giáo không ít người cảm thấy ngán ngẩm với những thứ tư duy cực đoan, hoang tưởng được phụ họa bằng các trò gây rối ANTT, kết hợp với việc đăng đàn, thuyết pháp để nói xấu chế độ, bôi nhọ Đảng, bôi nhọ lãnh tụ… Đấy phải chăng là tái bản của số giáo sĩ cực đoan đã từng cõng rắn căn gà nhà, làm tay sai cho thực dân, đế quốc xâm lược, cai trị đất nước ta.
Với bản chất ngoan cố, kết hợp với việc có chung một lợi ích với các thế lực chống phá Việt Nam ở nước ngoài, gần đây được sự hậu thuẫn từ ngoài nước chúng đã tác yêu tác quái như một con ác quỷ được hồi sinh bởi các thế lực đen tối. Liệt kê trong số đó phải kể đến những cái tên như Nguyễn Đinh Thục, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Duy Tân….
Thật không hiểu giáo hội Công giáo đang đào tạo như nào cho đã cho ra lò một số sản phẩm khuyết tật cả về nhân cách, đạo đức và trình độ như những người kể tên ở trên. Những con người này luôn tự tin vào sự hiểu biết của mình, nhưng rốt cuộc thì họ biết những gi? Theo bản thân tác giả họ “biết sai những vẫn làm” và “ngoài việc lợi dụng tôn giáo để chống phá đất nước thì chẳng còn biết làm gì hơn”.
Không những vậy, họ còn biết làm “bảo kê” thời @ khi đi bao bọc, che chắn cho những kẻ phản quốc. Kêu gọi hiệp thông cầu nguyện cho những kẻ quay lưng chống lại dân tộc và khi đám tùy tùng bị xử lý trước pháp luật thì kêu oan nhưng chính mình là người bị hại, thậm chí họ còn vu oan, giáng họa, đổ lỗi cho chính quyền như một điều hiển nhiên rằng “họ luôn đúng, và ai không rõ thì cần nhờ điều này”… Qúa nực cười với những cái đầu có vấn đề chính trị.
Điển hình, ngày 12/01/2018 vừa qua, TAND huyện Diễn Châu - Nghệ An đã ban hành Quyết định số 08/2018/QĐXXST-HS về việc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm đối với 2 hai bị cáo Hoàng Đức Bình (truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo điểm c, d khoản 2 điều 257 và tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo khoản 2 điều 258 BLHS) và Nguyễn Nam Phong (truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo điểm d khoản 2 điều 257 BLHS) vào ngày 25/01/2018 tới đây.
Ngay sau khi biết tin 02 "thân tín" sắp bị đem ra xét xử thì linh mục phản động Nguyễn Đình Thục đã làm "Đơn đề nghị được làm chứng tại phiên tòa" gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Diễn Châu, Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh, Ban hỗ trợ các nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh, các luật sư bào chữa cho Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong. Trong đơn đề nghị, linh mục Nguyễn Đình Thục xuyên tạc và cho rằng:
Lá đơn của Nguyễn Đình Thục
"Việc anh Phong không mở cửa xe vừa là thực hiện theo yêu cầu của chủ xe, vừa là lương tâm và trách nhiệm của một tài xế, thể hiện lòng can đảm bảo vệ những người trong xe. Việc này hoàn toàn vô tội và đáng khen ngợi.
Yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân huyện Diễn Châu trả tự do vô điều kiện cho anh Nguyễn Nam Phong và Hoàng Đức Bình.
Tôi đề nghị tòa cho tôi được tham dự phiên tòa với tư cách người làm chứng."
Đúng là những lời lẽ của kẻ bán trời không văn tự. Việc Nguyễn Đình Thục muốn ra làm chứng là quyền của y, nhưng cẩn thận kẻo bẽ mặt thì xấu hổ không có lỗ cáy nào chui xuống. Và đơn cử như qua lời lẽ trong đơn thư của Nguyễn Đình Thục cũng đã khiến cho người này cũng đáng một phen bẽ bàng.
Xét dưới góc độ pháp luật, việc đề xuất làm người làm chứng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm thì chắc hẳn linh mục Nguyễn Đình Thục hoàn toàn có quyền đó nếu ông ta cảm thấy mình vẫn còn đủ sĩ diện làm công dân nước Việt Nam. Tuy nhiên, Thục nên hiểu rằng người làm chứng không phải ai thích làm thì làm, muốn nói gì thì nói hay muốn khai báo như thế nào thì khai báo. Theo điều 55 BLTTHS quy định về nghĩa vụ người làm chứng: Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của BLHS; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của BLHS (người làm chứng có thể chịu trách nhiệm hình sự về hành vi khai báo gian dối với mức cao nhất là 7 năm tù giam). Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ ràng những người không được làm chứng, bao gồm: Người bào chữa của người bị buộc tội; Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Không những thế, qua câu chuyện này người ta mới thấy rằng, linh mục Nguyễn Đình Thục đang “vạch áo cho người xem lưng”. Ông ta đã viết trong đơn rằng, “Lúc xe bị bắt tôi đã gọi điện yêu cầu anh Phong không được mở cửa xe để bảo vệ hai nữ tu và giáo dân của tôi ở trong xe khỏi bị đàn áp”. Nói vậy chẳng khác nào, việc lái xe của ông Nguyễn Đình Thục không hợp tác, mở cửa xe để lực lượng chức năng kiểm tra là do linh mục Nguyễn Đình Thục chỉ đạo. Đến đây, thấy thật tội nghiệp cho những kẻ “thân tín” của Nguyễn Đình Thục. Họ là con chiên ngoan đạo nên phải nghe lời cha xứ. Nói như vậy nghĩa là Hoàng Đức Bình vì bắt buộc phải nghe lời cha xứ nếu không muốn chịu phạt. Do vậy, xét dưới góc độ kẻ xúi dục thì Nguyễn Đình Thục cũng xứng đáng bị liên đới trong vụ nay. Còn với những kẻ dại dột như Hoàng Đức Bình thì trong thời gian tới bản án lương tâm dành cho Bình sẽ đang còn phải bàn tới bàn lui, nhưng bản án về hình phạt tù sẽ còn đeo bám Bình suốt cuộc đời này.
Mã Phi Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét