Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Công an Tiền Giang: “Chúng tôi không đồng ý quan điểm xử lý tài xế đưa tiền lẻ”

Nhà đầu tư BOT Cai Lậy đã trích xuất dữ liệu từ camera tại trạm, lập danh sách các xe dùng tiền lẻ để đề xuất xử lý.
photo-1-1503785856056-338-0-834-800-crop-1503785915237
Đề xuất xử lý tài xế trả tiền lẻ
Nhằm phản đối trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang), nhiều tài xế đã dùng tiền lẻ loại 200, 500 đồng để trả phí khi qua trạm. Sự việc khiến nhân viên trạm phải tốn nhiều thời gian để đếm tiền và xảy xa tình trạng ùn tắc kéo dài.
Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cho biết, nhà đầu tư BOT Cai Lậy đã trích xuất camera, lập danh sách biển số của 19 phương tiện có hoạt động chống đối bằng cách đưa tiền mệnh giá nhỏ hay gây khó khăn cho công tác thu phí gửi cho công an điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Công an Tiền Giang: Chúng tôi không đồng ý quan điểm xử lý tài xế đưa tiền lẻ - Ảnh 1.
Không chỉ trả tiền lẻ, có người còn mang heo quay ra “cúng trạm” và đập heo đất để lấy tiền trả phí. Ảnh: VTC News
Trong cuộc họp báo vào chiều 17/8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng nếu người dân tiếp tục trả tiền lẻ, cơ quan chức năng cụ thể là UBND tỉnh Tiền Giang phải chỉ đạo xử lý.
Công an, luật sư lên tiếng
Ngày 26/8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Đại tá Nguyễn Việt Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết hiện đơn vị này chưa nhận được văn bản từ Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (chủ đầu tư dự án BOT Cai Lậy) về việc đề xuất công an xử lý tài xế đưa tiền lẻ.
“Nếu có nhận văn bản đó, chúng tôi cũng không đồng ý quan điểm xử lý tài xế đưa tiền lẻ, bởi quy định pháp luật không cấm” – đại tá Hùng khẳng nói.
Công an Tiền Giang: Chúng tôi không đồng ý quan điểm xử lý tài xế đưa tiền lẻ - Ảnh 2.
Nhân viên thu phí BOT Cai Lậy vẫn niềm nở khi tài xế đưa bọc tiền lẻ.
Nhận định về vấn đề trên, Luật sư Trần Bá Học, Công ty luật TNHH Hãng luật Roma nói trên báo VTC News: “Tôi cho rằng tài xế trả tiền lẻ qua trạm không có tội…
Không có quy định nào cấm tài xế trả phí bằng tiền lẻ nên đó là quyền và nhân viên bắt buộc phải kiểm đếm, còn nhanh hay chậm là do trạm”.
Cùng quan điểm trên, luật sư Nguyễn Thạch Thảo – Trưởng Văn phòng luật sư Thạch Thảo, Đoàn luật sư TP.HCM khẳng định trên báo Vietnamnet, việc người dân dùng tiền lẻ để trả phí là việc làm bình thường, đúng quy định của pháp luật.
“Tiền lẻ cũng là tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành căn cứ theo khoản 1, 2 điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Việt Nam.
Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Việt Nam”, luật sư Nguyễn Thạch Thảo khẳng định.
Cũng trên báo này, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) nói thêm, việc đề xuất cho phép trạm BOT Cai Lậy chỉ nhận tiền thu phí qua trạm có mệnh giá trên 5.000 đồng cũng trái luật.
Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động từ ngày 1/8, thời gian thu phí 6 năm 5 tháng. Trạm thu phí này nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 khởi công năm 2014. Mức phí qua trạm mỗi lượt từ 35.000 đến 180.000 đồng.
Do trạm nằm trên quốc lộ 1 nên ôtô không đi vào đường tránh Cai Lậy cũng phải mua vé cộng thêm giá vé cao khiến tài xế bức xúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét