Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

VỤ ÁN TRỊNH XUÂN THANH: TỰ DO – DÂN CHỦ KIỂU ĐỨC!

Có lẽ việc Trịnh Xuân Thanh sẽ khai ra những tình tiết nào của vụ án và bị xét xử như thế nào không còn quá quan trọng trong thời điểm này nữa. Vì mọi người vẫn đang còn quá chú ý đến con đường về nước của Trịnh Xuân Thanh cũng như mối quan hệ ngoại giao Việt – Đức trong thời gian tới. Và lẽ dĩ nhiên những sự việc xảy ra quanh sự việc lần này cũng có một sức hút không kém. Trong đó, mới nhất là sự việc ông Hồ Ngọc Thắng, nhân viên cơ quan tị nạn BAMF của Đức đã bị cho nghỉ việc vì bài viết của ông này trên facebook của mình những quan điểm cá nhân của mình về vụ việc Trịnh Xuân Thanh. Có thể tóm gọn bài viết của ông ta qua một số ý chính sau đây:

- Hiện tại Trịnh Xuân Thanh đã không còn ở Đức, có nghĩa là đơn xin tị nạn của Trịnh Xuân Thanh coi như đã rút. Đơn xin tị nạn của Thanh cũng chưa được giải quyết, việc Trịnh Xuân Thanh được chấp nhận ở Đức là vì lý do nhân đạo chứ không được hưởng bất kỳ quy chế tị nạn chính trị nào. Và Trịnh Xuân Thanh cũng chưa gặp tình báo Đức để cung cấp thông tin.
 
Ông Hồ Ngọc Thắng

- Ông Thắng cũng chỉ ra hiện nay cơ quan Đức vẫn chưa đưa được bất cứ bằng chứng nào thuyết phục về việc Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh về nước. Ông Thắng cũng chỉ ra những điểm phi lý trong thông tin bắt cóc được đưa ra cũng như chỉ ra nếu sự việc bắt cóc có xảy ra thì đó lại là sự yếu kém cơ quan công quyền Đức.

- Cuối cùng, ông Thắng đưa ra nhận định về quan hệ Việt – Đức sẽ không bị ảnh hưởng nhiều vì rõ ràng Trịnh Xuân Thanh đối với người Đức chỉ là quan chức cấp tỉnh, nổi tiếng tham nhũng mà chạy qua đây. Điều này sẽ không làm người Đức quá bận tâm hay nước Đức sẽ vì việc đó để làm xấu đi quan hệ ngoại giao Việt Đức. Và ông Thắng cũng chỉ rõ tin đồn bắt cóc lần này người được hưởng lợi nhiều nhất chính là luật sư của Trịnh Xuân Thanh.

Rõ ràng chúng ta thấy đây chỉ là nhận định cá nhân của một công dân Đức trước sự việc xảy ra, không nói xấu chính quyền Đức, không bôi nhọ danh dự nhân phẩm ai và lập luận hết sức hợp lý. Và bài viết này đã được nhiều người like cũng như chia sẻ. Vậy mà cơ quan tị nạn Đức dường như tự ái trước sự việc một cán bộ của mình dám nói ra những lời thẳng thắn, đúng trọng tâm mà không xin phép cơ quan này. Và một quyết định vội vã đã được đưa ra khi ông Thắng bị sa thải.

Bình thường, các cơ quan Việt Nam tiến hành bắt, xét xử thậm chí chỉ là cảnh cáo đối với các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để có hành động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam thì từ cơ quan phương Tây cho đến đám lâu nhâu lên tiếng phản đối việc chúng ta “đàn áp” số bất đồng chính kiến. Rằng chúng ta đã xét xử những người sử dụng quyền được tự do ngôn luận của mình để nói lên ý kiến cá nhân. Vậy thử hỏi, hành động của cơ quan tị nạn Đức với ông Thắng được gọi là gì?
 
Sự hả hê của đám phản động tại Đức trước thông tin ông Thắng bị cho nghỉ việc

Cũng qua sự việc lần này, chúng ta được biết ông Hồ Ngọc Thắng là cựu chiến binh, đã sinh sống và làm việc ở Đức gần 30 năm. Mặc dù, ở bên phương Tây, nơi các đối tượng phản động luôn tìm cách xuyên tạc, bóp méo sự thật ông Thắng đã luôn là người tích cực viết các bài báo phản bác các thông tin bịa đặt, vu khống của đám rân chủ. Bằng tinh thần chiến đấu của một người lính, bằng sự hiểu biết cả tình hình trong nước lẫn luật pháp và tình hình phương Tây, ông Thắng đã cung cấp các thông tin chính xác, dẫn chứng rõ ràng, lập luận sắc bén để người Việt tại Đức và cả những người Đức có thể hiểu rõ sự thật tại Việt Nam.

Rõ ràng chúng ta có thể thấy các nước phương Tây luôn áp dụng tiêu chuẩn kép trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền. Một mặt, chính quyền các nước này dùng dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, trong khi chính trong các nước phương Tây thì vấn đề dân chủ, nhân quyền lại không được tôn trọng. Những ai tôn sùng thứ dân chủ, nhân quyền giả cầy của phương Tây thì có thể nhìn rõ qua sự việc lần này.
Tọa Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét