Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

GS Trần Đình Sử thẳng thắng lên tiếng phản bác PSG Bùi Hiền: ‘Đề xuất của ông có tính hủy hoại Văn Hóa’

Trước đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền, GS-TS Trần Đình Sử cho rằng điều này mang tính hủy hoại văn hóa dân tộc
Những ngày qua, dư luận vẫn tiếp tục có nhiều tranh cãi quanh đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền. Rất nhiều ý kiến được đưa ra, trong đó đa phần bày tỏ không ủng hộ ý tưởng sáng tạo ra một kiểu chữ mới. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu nổi tiếng cũng đưa ra ý kiến không đồng tình với đề xuất này.
Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của dư luận và các nhà nghiên cứu, PGS-TS Bùi Hiền vẫn bảo vệ quan điểm của mình. Ông cho rằng: “Về mặt mỹ học, nhìn chữ cải tiến so với chữ cũ thì dễ gây phản ứng khó chịu. Nhưng nếu thử cho học sinh chưa biết chữ, hoặc bắt đầu vào lớp 1 học. Một lớp học theo chữ mới, một lớp học theo chữ hiện hành thì chắc chắn các cháu học chữ mới sẽ nhanh hơn. Bởi người học sẽ không cần phải phân biệt “ch” với “tr”, hay “r” với “gi” và “d”…”.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây trên trang cá nhân của mình, GS-TS Nhà giáo Nhân Dân Trần Đình Sử đã có những dòng chia sẻ về đề xuất mới. Theo đó, ông Trần Đình Sử cho rằng đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền mang tính hủy hoại văn hóa.

Giáo sư-tiến sĩ Trần Đình Sử cho rằng đề xuất cải tiến Tiếng Việt mang tính hủy hoại văn hóa.

Trên trang cá nhân của mình, Nhà giáo Nhân Dân Trần Đình Sử viết: “Tôi đã định không phát biểu về đề nghị tào lao, có hại của ông Bùi Hiền, nhưng thấy một số người vẫn khuyến khích ông ấy và ông ấy quyết tâm làm đến cùng nên phải nói đôi lời, nhân có một phóng viên phỏng vấn.
Ông Hiền không hiểu cái chữ mà ông ấy đề xuất sẽ có hại thế nào đối với chữ viết Việt Nam. Chỉ cần nói thế này là rõ:
Nếu cái chữ của ông ấy mà được thông qua, thì toàn dân Việt Nam đang thoát nạn mù chữ lại mù chữ trở lại.
Toàn bộ sách báo hơn một trăm năm qua không thể đọc được, muốn đọc phải học lại chữ cũ, hoặc lại phải phiên dịch lại theo chữ viết mới đọc được. Thế là cắt đứt các mội liên hệ với văn hóa mà người Việt đã tích lũy được trong hơn một thế kỉ. Người Việt ở các nước trên thế giới đều phải học lại tiếng Việt.

Chia sẻ của GS-TS Trần Đình Sử

Toàn bộ giấy tờ công văn, luật pháp, nghị quyết…đều phải viết lại theo chữ mới. Muốn làm được việc đó lại phải tốn kém không biết bao nhiêu là tiền. Lại phải viết lại toàn bộ sách giáo khoa, các văn kiện theo chữ mới, cả nước đều phải làm chứng minh thư, hộ khẩu mới, khắc dấu lại, các sứ quán Việt Nam trên thế giới phải thay đổi chữ viết. Tóm lại là làm hại công quỹ, thì giờ, công sứca một cách vó ích.
Mọi nghiên cứu khoa học đều phải có mục đích nhân văn, kinh tế, xã hội. Đề xuất của ông Hiền, vì trình độ hiểu biết xã hội và văn hóa, kinh tế quá thấp kém, sẽ gây tác hại rất to lớn cho đất nước. Nó là sự hủy hoại văn hóa.
Giữa lúc nhân dân có nhiều việc phải làm, một ông cà gật đề xuất một cái vớ vẩn, khiến mọi người phải bày tỏ ý kiến, thế nếu đã làm hại mọi người rồi, đề nghị mọi người bỏ ngay sự quan tâm này, nếu không còn thiệt hại hơn nữa”.
Những chia sẻ trên của Nhà giáo Nhân Dân Trần Đình Sử đã ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của mọi người. Bài viết được hơn 2500 lượt like và hơn 1000 chia sẻ. Rất nhiều người bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến của ông Sử đồng thời dành những lời nặng nề để chỉ trích đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền.
Rõ ràng, đề xuất cải tiến tiếng Việt đang tạo ra một làn sóng phản đối rất lớn trong dư luận. Không chỉ là vấn đề chữ viết, đây còn là vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa, truyền thống, tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Nói ra để chúng ta thấy rằng, ngôn ngữ và chữ viết của Tiếng Việt đã đi sâu vào tiềm thức của từng người dân Việt Nam, thể hiện ý chí độc lập của dân tộc. Là người dân Việt, ai ai cũng luôn tự hào về sự trong sáng và tường minh của ngôn ngữ dân tộc.

Theo Thế giới trẻ

Nhà Trắng có thể cấm nhân viên dùng điện thoại di động

Chánh văn phòng Nhà Trắng Kelly nghe điện thoại di động - Ảnh: Business Insider
Theo 7 quan chức chính phủ Mỹ, Nhà Trắng có thể cấm nhân viên sử dụng điện thoại di động cá nhân khi làm việc, khiến một số nhân viên lo ngại sẽ bị đứt liên lạc với gia đình và bạn bè.
Từ khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump thường phàn nàn có chuyện rò rỉ tin tức cho giới báo chí, nhưng một quan chức nói khả năng cấm sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) không liên quan mối lo ngại chuyện “xì” tin tức cho giới truyền thông. Thay vào đó, khả năng cấm vì lo ngại an ninh mạng.
Một quan chức khác nói: có quá nhiều thiết bị kết nối với mạng lưới không dây ở dinh tổng thống Mỹ, và điện thoại cá nhân không đảm bảo an toàn như điện thoại do chính phủ liên bang cấp.
Các quan chức đều muốn giấu tên, vì Nhà Trắng chưa quyết sẽ cấm hay không.
Một quan chức khác cho biết: Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly đi đầu thúc đẩy việc ra lệnh cấm nhân viên sử dụng ĐTDĐ cá nhân. Đầu năm nay, bọn tin tặc đã tấn công điện thoại cá nhân của ông Kelly.
Hồi tháng 10, trang Politico đưa tin các quan chức Nhà Trắng cho rằng điện thoại cá nhân của ông Kelly đã bị xâm hại từ nhiều tháng trước, dẫn đến viễn cảnh các thế lực thù địch nước ngoài đã có thể tiếp cận dữ liệu chứa trong thiết bị này.
Các nhân viên cũng được lệnh: không được dùng ĐTDĐ riêng hoặc của chính phủ cấp, khi ông Trump thăm Trung Quốc hồi tháng 11 này.
Dinh tổng thống Mỹ đã có những biện pháp cẩn trọng với những thiết bị không dây cá nhân, gồm yêu cầu quan chức để điện thoại cá nhân trong các phòng họp mà thông tin mật hoặc nhạy cảm được đề cập.
Các quan chức cấp cao chưa quyết có nên và khi nào ra lệnh cấm sử dụng ĐTDĐ cá nhân, và liệu sẽ áp dụng lệnh cấm với tất cả nhân viên hay không.
Trong khi một số quan chức cấp thấp ủng hộ lệnh cấm, những người khác lo ngại nó có thể gây ra nhiều hậu quả ngoài ý muốn. Thiết bị di động do Nhà Trắng cấp không thể gởi nhắn tin, trong khi nhân viên lại nói tin nhắn thường là cách liên lạc dễ nhất với gia đình, trong lúc họ đang bận họp.
Những người khác lo ngại họ có thể bị buộc tội lãng phí tài sản chính phủ, nếu sử dụng điện thoại do Nhà Trắng cấp để gọi điện vì việc riêng.
Hệ thống điện toán Nhà Trắng đã chặn nhân viên truy cập vào một số trang web gồm Gmail và Google Hangouts, có nghĩa nhân viên đã không có điện thoại riêng lại bị cắt khỏi tài khoản thư điện tử cá nhân trong ngày làm việc.
Người phản đối lệnh cấm cũng lưu ý: các yêu cầu ghi âm của chính phủ có nghĩa nhiều cuộc gọi cá nhân-từ ĐTDĐ do chính phủ cấp-sẽ được tư liệu hóa và rất có thể bị công bố.
Nhưng những ưu tiên an ninh có thể trội hơn những lo ngại trên. An ninh ĐTDĐ luôn là một vấn đề lớn đối với Nhà Trắng, đôi lúc vài quan chức cấp cao cũng lo ngại nhân viên sử dụng điện thoại cá nhân để liên lạc với các nhà báo.
Trong thời gian đầu của chính phủ Mỹ, cựu thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer từng yêu cầu nhân viên dưới quyền ông nộp ĐTDĐ cá nhân để kiểm tra đột xuất, nhằm biết họ có “xì” thông tin cho giới truyền thông hay không.
Ông Spicer từng cảnh báo nhân viên rằng dùng các ứng dụng nhắn tin mã hóa như Signal và Confide là vi phạm Luật bảo vệ hồ sơ của Tổng thống (Presidential Records Act).
Cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus trước khi thôi chức (hồi tháng 7) cũng đề nghị cấm sử dụng ĐTDĐ cá nhân, theo một quan chức biết chuyện cho Bloomberg biết.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

THỜI VẬN

Kể từ khi ông Lê Công Cầu làm Tổng thư ký Viện Hoá Đạo các bậc tôn túc GHPGVNTN, phật tử trong và ngoài nước hết mực tin tưởng vào thiện tâm phục vụ Giáo hội và hết lòng đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ nhân dân quyền cho Việt Nam. Với lòng tin tưởng đó gần như chẳng ai thắc mắc về tính trung thực của những thông tin mà Cầu cung cấp, a mặc sức vẽ rắn, thêm chân cho Võ Văn Ái đăng tải trên trang nhà Quê mẹ. Qua theo dõi, thu thập và tìm hiểu cho thấy trên cương vị Chánh, Tổng thư ký Hội đồng Lưỡng viện, ông Lê Công Cầu đã thảo ra nhiều văn bản như Thông tư, Thông điệp... tin tức hoạt động của GHPGVNTN tại quê nhà và đặc biệt là một loạt Giáo chỉ ra đời. Tổ chức GHPGVNTN được thành lập từ năm 1964, tính đến năm 2015 chỉ ra được 9 giáo chỉ, nhưng chỉ trong vòng 02 năm từ 2015 đến 2017 ông Lê Công Cầu đã cho ra đời đến 6 giáo chỉ (từ giáo chỉ số 10 đến giáo chỉ số 15), chỉ nhẫm tính thôi cũng thấy được một khối lượng công việc khổng lồ và tầng suất làm việc nhiều hơn gấp mấy lần các vị tiền nhiệm trước đó....
Từ chổ 21 Ban Đại Diện GHPGVNTN có đầy đủ các Tổng vụ, hoạt động mạnh mẽ làm cho chính quyền Cộng sản phải giật mình, buộc phải dỡ nhiều chiêu trò quỹ quyệt như cấm đoán, bắt bớ, doạ nạt song không ngăn được uy vũ các vị tôn túc và phật tử trung kiên với Giáo hội. Thế nhưng, trước sụ tấn công mạnh mẽ, ồ ạt của nhà cầm quyền Cộng sản một số tu sỹ, phật tử phải nhạt lý tưởng, sinh hoạt theo kiểu nắng chổ nào che chỗ đó hoặc đi ngược với lý tưởng “Ông Cầu” thì đều bị Ông ta sử dụng Giáo chỉ phế, tẩn xuất ra khỏi Giáo hội... Đây là giai đoạn Giáo hội chìm trong sự đánh phá của Nội trùng GHPGVNTN trong và ngoài nước, chia năm sẻ bảy bổ báng, xâu xé lẫn nhau...


Sự kẻ cả của Lê Công Cầu

Sau diễn biến thiên tai tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam, ông Cầu dự định ra Thông bạch cứu trợ nhưng ngượng bởi HT Thích Huyền Việt xử lý Văn phòng II Viện Hoá Đạo vừa mới ra Thông bạch kêu gọi cứu trợ sau cơn bão lớn tại Mỹ, mặt khác nếu có ra Thông bạch thì mọi tiền bạc cũng chảy vào hầu bao của Thích Nguyên Lý - Tổng vụ Trưởng Tổng vụ từ thiện - xã hội. Gần đây nhất các tỉnh miền Trung Việt Nam lại gánh chịu một cơn bão lớn gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng,... nhiều gia đình sau nhiều năm lao động sản xuất tiết kiệm được một số vốn  đáng kể nay trở thành trắng tay. Nhiều tổ chức giáo hội, dân sự xã hội kêu gọi quyên góp, cứu trợ nhưng Viện Hoá Đạo cũng không lên tiếng ... Nay kêu gọi tu sỹ, phật tử Thiện nam Tín nữ trong và ngoài nước hỗ trợ tịnh tài tổ chức lễ Hiệp kỵ tại chùa Long Quang mà bỏ qua việc cứu trợ cho đồng bào thì thật là thất lễ trái đạo... Vì vậy ông Cầu thảo cho HT Thích Thanh Quang - Viên trưởng Viện Hoá Đạo ký Thông bạch cứu trợ... lợi dụng lễ Hiệp kỵ trong đó đưa ra một số nội dung bất thường không có trong tiền lệ... Muốn tiền rót vào Hiệp kỵ tại chùa Long Quang, ông Cầu tiếp tục lợi dụng việc thông báo tình hình sức khoẻ của HT Chánh Niệm để thông báo tình trạng sức khoẻ của HT Thích Nguyên Lý - Tổng vụ trưởng Tổng vụ từ thiện - xã hội, trong đó có đoạn ông Cầu nêu lên tình trạng sức khoẻ  của HT Thích Nguyên Lý với ngụ ý không nên gửi tịnh tài về nữa bởi HT đang bệnh không thể đi cứu trợ được. Nếu xem qua quý vị có thể thấy ông Cầu rất có công trong việc đấu tranh phục hoạt Giáo hội nhưng nếu quý vị xâu chuổi lại 04 thông tin được đăng tải vào ngày 17/11/2017 trên trang mạng PTTPGQT thì đủ thấy ông Cầu tư lợi như thế nào? Có phải lợi dụng tổ chức để vun vén cá nhân không? Để quý vị đánh giá đúng tâm địa của ông Cầu, tôi xin đặt cược với quý vị là Ngày hiệp kỵ tại chùa Long Quang rất ít người đến tham dự một là chính quyền cảnh báo việc làm bất thường nên Phật tử họ ngại..., hai là ở Long Quang hiện nay nội bộ Tăng chúng ông Cầu đã quậy cho nát như tương... và ba là Thích Minh Quang không đủ tư cách để nhiếp chúng bởi phá trai phạm giới... Chỉ còn một vị là Thích Toàn Lạc nhưng chẳng có chức sắc gì? Thì nói ai nghe. Như người ta thường nói kẻ có tóc ngồi trên kẻ trọc đầu để nói lên nghịch cảnh của Giáo hội và là hồi chuông cảnh báo cho sự cáo chung của Giáo hội nếu sử dụng những con người này. Thông cáo báo chí vẫn sẽ tái diễn với những lập luận như cũ theo kiểu“con khóc mẹ cho bú” và số tiền quý vị cúng dường ngưỡng mong lễ Hiệp kỵ thành công viên mãn, đất nước thái bình, GHPGVNTN trường tồn...và cuối cùng tiền sẽ rơi vào túi ông Cầu và Thích Minh Quang vẫn mãi là con rối của ông Cầu tại tu viện Long Quang.
Những gì chúng tôi viện dẫn ở trên không phải để chụp mũ, chỉ trích ông Cầu mà là xâu chuổi lại những cứ liệu làm bằng chứng rõ ràng để quý vị quán chiếu, cảnh tỉnh không để Giáo hội co cụm chia rẽ dưới bàn tay lông lá của ông Lê Công Cầu.
Nam mô thường tin tấn bồ tát ma ha tát.
Cư sỹ trang nhà Bảo vệ GHPGVNTN

Nguyên Tâm

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Clip Video : Miền Trung Ơi Đau Xót Nào Vơi | Tố My


PGS.TS đề xuất “Tiếq Việt”: “Nếu tự dưng nhìn chữ cải tiến, tôi cũng thấy ngớ ngẩn!”

Tác giả ý tưởng cải tiến “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” khẳng định, ngôn ngữ nếu cải tiến sẽ dễ viết, dễ nhớ và tiết kiệm vật lực. Đơn cử, một nhà xuất bản dùng 100 tấn giấy trong 1 năm thì với phương án cải tiến này, họ rút giảm được 8 tấn giấy.
PV Dân trí vừa có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy – học phổ thông) xoay quanh nghiên cứu cải tiến ngôn ngữ đang xôn xao dư luận của ông.
“Công trình nghiên cứu của tôi chưa hoàn chỉnh”
PV: Ngay khi xuất hiện trên truyền thông đại chúng và mạng xã hội, phương án cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt của ông đã gặp rất nhiều tranh luận gay gắt, đa phần là phản đối. Ông có cảm xúc thế nào? Công trình này ông bắt tay nghiên cứu từ bao giờ và trong bao lâu?
PGS.TS Bùi Hiền: Trước tiên, phải nhấn mạnh công trình nghiên cứu này của tôi chưa hoàn chỉnh; mặt khác lại chưa có sự chuẩn bị nhưng báo chí đưa lên giới thiệu.
Bắt người chưa quen, chưa học, chưa hiểu… phải chấp nhận thì khó. Tôi đã nghiên cứu công trình này hơn 20 năm nay và gần đây, giới thiệu công trình ở một bài viết gửi kỉ yếu hội thảo khoa học ở Quy Nhơn về ngôn ngữ. Tuyệt nhiên, nó chưa phải đề án đem ra trưng cầu ở cấp nhà nước. Đến nay, tôi mới chỉ nghiên cứu xong một nửa (cải tiến các phụ âm).
Ngôn ngữ có lịch sử lâu đời, những cải tiến động chạm đến chữ quốc ngữ rất nhạy cảm, việc đưa ra không có chuẩn bị sẽ gây sốc. Nếu tôi là một người bình thường, tự dưng đọc qua loa về cải tiến này thì chính tôi cũng cảm thấy ngớ ngẩn!
Tại sao lại phải cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt vốn đã hoàn thiện?
PGS.TS Bùi Hiền: Trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý. Chữ Việt lộn xộn ở chỗ 2-3 kí tự mới biểu hiện một âm gây phí tài nguyên, dài dòng phức tạp. Ví dụ một âm “ngh” phải ghép từ 3 kí tự (n, g, h). Hay với người bắt đầu học tiếng Việt, phân biệt ch – tr trong chữ cha và trâu cũng mất nhiều thì giờ.
PGS.TS Bùi Hiền.
PGS.TS Bùi Hiền.
Xin PGS.TS cho biết, cơ sở để ông thực hiện cải tiến ngôn ngữ?
PGS.TS Bùi Hiền: Chữ quốc ngữ cải tiến của tôi dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.
Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
Dùng ngôn ngữ cải tiến tiết kiệm thời gian, vật tư, sức lực 8%
Việc cải tiến bảng chữ tiếng Việt có những lợi ích gì, thưa ông?
PGS.TS Bùi Hiền: Thử hình dung, âm (ngờ) có ngh – ng… Ta quen rồi thì tưởng dễ và không chú ý nhưng học sinh lớp 1, lớp 2 bắt đầu học thì rất khổ. Nếu chúng ta hợp lý hóa lại nguyên tắc dùng thống nhất bộ chữ Latinh để biểu hiện hơn 30 âm trên nguyên tắc mỗi âm được biểu hiện bằng 1 kí tự thì rất giản tiện.
Thử cho học sinh chưa biết chữ, chia 2 lớp học, một lớp cho học chữ cũ, một lớp cho học chữ cải tiến. Lớp học chữ cải tiến chắc chắn học rất nhanh. Lợi về thời gian, lợi về không gian… Tôi đã tính, nếu viết theo kiểu mới tiết kiệm thời gian, sức lực, vật tư 8%.
Như vậy, nếu một Nhà xuất bản 1 năm dùng 100 tấn giấy thì với phương án viết chữ cải tiến này, một năm rút giảm được 8 tấn giấy. Nếu tính tất cả nhà máy, công xưởng, cơ quan thì cứ rút lại 8% vật liệu giấy, rút lại thời gian viết 8%, thời gian đánh máy 8%. Lợi biết bao nhiêu!
Một ví dụ về chữ viết cải tiến theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền.
Một ví dụ về chữ viết cải tiến theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền.
Nhiều người chưa cần biết lợi – hại, họ chỉ thấy rằng, cải tiến của PGS.TS có phần rối rắm, na ná cách viết “teen code” của giới trẻ, tạo cảm giác khó chịu cho người đọc và làm mất sự trong sáng của Tiếng Việt?
PGS.TS Bùi Hiền: Đứng về mặt mỹ học, thẩm mỹ, nhìn chữ cải tiến so với chữ cũ thì dễ gây phản ứng khó chịu. Một đằng quen quá đi rồi, thấy chuẩn như xưa mới là đẹp. Đưa cái mới giới thiệu mà chưa được huấn luyện thế này thì gây ngỡ ngàng và người ta thấy nó kệch cỡm. Về tâm lí tôi hiểu.
Tuy nhiên nếu làm cho đến nơi đến chốn, giải thích cho rõ người ta hiểu chấp nhận nhiều hơn (Tôi biết chuyện dư luận chấp nhận 100% là không có)… Nếu được thực nghiệm cụ thể, đơn giản thôi, người ta sẽ sẽ chấp nhận phương án nhanh, gọn, tiết kiệm. So sánh giữa 2 bảng chữ cũ và mới thì thấy chữ mới ngắn gọn đơn giản, dễ viết, dễ nhớ.
Đến bây giờ các bạn làm biên tập đôi khi vẫn phải tra từ điển mới biên tập được vì không thể nhớ lúc nào s – x, tr – ch. Nhưng nếu cải tiến và biết tất cả mặt chữ thì yên ổn suốt đời, không phải tra.
Nếu bạn nghiêm túc đọc một bản cải tiến bảng chữ cái của tôi, chỉ trong 1 ngày là có thể đọc và viết văn bản mới đơn giản, dễ dàng, tiết kiệm thời gian, vật lực, công sức.
Xin cám ơn những trao đổi của ông!
Lệ Thu (thực hiện)
Dantri

Xin đừng khóc thuê cho Facebook, Google

Đất nước này kể ra cũng lạ, có những điều được đưa ra để bảo vệ cho lợi ích của quốc gia, của dân tộc và của bản thân mỗi người dân chính quốc gia ấy thế nhưng lại vấp phải sự phản đối của chính những công dân của nước mình. Dự thảo Luật An ninh mạng là một điển hình.
Sau khi Bộ Công an công bố dự thảo Luật An ninh mạng, trong đó tại Khoản 4, Điều 34 Dự thảo Luật quy định về việc bắt buộc cách doanh nghiệp nước ngoài phải đặt máy chủ tại Việt Nam nếu muốn hoạt động, thì bỗng dưng từ đâu xuất hiện rất nhiều người “lên đồng”, “khóc thuê”.
photo-3-1497776774482-crop-1497839713373
Họ “khóc” bởi nếu quy định như vậy sẽ khiến các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn, bất lợi trong kinh doanh và họ sẽ “giận dỗi” mà rời bỏ Việt Nam, quy định như vậy là đi ngược với cam kết, đi ngược với xu thế phát triển… Mà họ là ai, họ đều là người có tiếng nói trong xã hội, hoặc trên mạng, những người có trình độ nhất định, cá biệt có cả những vị Đại biểu quốc hội lên tiếng trước nghị trường bày tỏ quan điểm. Thế nhưng càng nói, họ càng thế hiện sự mù mờ, thiếu hiểu biết về sự nguy hiểm đã và đang ngày ngày tồn tại trên thế giới mạng.
Và nếu theo như những gì họ nói việc đưa ra luật mà sợ doanh nghiệp nước ngoài giận dỗi, thì chỉ có thể nói là xuất phát từ tâm lý tự ti, nhược tiểu, còn vì sợ đi ngược lại với xu thế phát triển, thì chắc có lẽ Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật,… các quốc gia đã ban hành luật An ninh mạng, đều là vì các nước này kém phát triển chăng?
Vậy thì những người kia lên đồng, họ khóc mướn để làm gì, khi với vai trò vị trí của mình, thì đáng lẽ ra phải hiểu việc đặt ra những quy định như vậy là vì mục đích gì, vì ai và để đảm bảo quyền lợi cho ai?
Thời gian qua bên cạnh những tiện ích mà mạng xã hội, Internet mang lại, thì các dịch vụ Internet như Google, Facebook… cũng bị triệt để lợi dụng vào các mục đích xấu, vào hoạt động tội phạm, xâm phạm an ninh quốc gia, gây rối loạn trật tự xã hội. Tuy nhiên, việc quản lý cũng như điều tra, xác minh, truy tìm thủ phạm của cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn do máy chủ đặt ở nước ngoài.
Chính vì vậy, việc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ tại Việt Nam là bởi yêu cầu đảm bảo cho lợi ích của người sử dụng, bên cạnh việc bảo vệ an ninh quốc gia. Việc yêu cầu các đơn vị như Facebook và Google đặt máy chủ ở Việt Nam không chỉ giúp phối hợp nhanh giữa các cơ quan chức năng với các nhà cung cấp dịch vụ trong việc phòng chống tội phạm, chống mã độc với các cơ quan chức năng mà còn phối hợp tốt trong các hoạt động khác kinh doanh, chống thất thu tiền thuế.
Trung bình hàng năm, các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook… thu lợi nhuận hàng tỉ USD ở thị trường Việt Nam, thế nhưng trách nhiệm của họ ở đâu trong việc đảm bảo quyền lợi người dùng, rồi an ninh quốc gia Việt Nam, trong việc hỗ trợ người sử dụng và trách nhiệm của họ ở đâu trong việc ngăn chặn các thông tin xấu, độc hại, xâm phạm an ninh, trật tự…
Hiện nay có 14 nước trên thế giới, đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện việc đặt máy chủ, không chỉ để đảm bảo an ninh quốc gia, quyền lợi người dùng, mà còn là để đảm bảo cho các doanh nghiệp quốc nội của họ có điều kiện kinh doanh với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tất cả các doanh nghiệp chứ không phải chỉ riêng lĩnh vực công nghệ là phải đặt máy chủ và trung tâm dữ liệu tại quốc gia mà họ đầu tư nhằm chống chuyển giá (transfer pricing).
Do không có quy định cụ thể và chế tài xử lý về đặt máy chủ như 14 quốc gia nêu trên, nên mỗi năm tại Việt Nam có hàng ngàn doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp nước ngoài có vốn FDI) chuyển giá với con số lên đến hàng tỷ đô-la, điển hình là vụ chuyển giá của Coca Cola và Keangnam Vina. Đây chính là kẽ hở của pháp luật Việt Nam. Gây thất thoát và thiệt hại cho ngân sách hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Từ năm 2011, Google đã thuê đặt thêm 8 máy chủ tại các Trung tâm Dữ liệu của Viettel tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 2011, Google đã thuê đặt thêm 8 máy chủ tại các Trung tâm Dữ liệu của Viettel tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Google, Facebook, hay bất cứ một nhà cung cấp viễn thông, Internet nào bản chất cũng đều là một doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp nước ngoài thu lợi nhuận ở Việt Nam thì phải bình đẳng như các doanh nghiệp khác. Hiện nay rất nhiều nước đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện nhiệm vụ này, vậy tại sao việc chúng ta quy định lại là “trái cam kết”, lại bị lên án?
Mặt khác, chúng ta chỉ yêu cầu đặt máy chủ, quản lý người dùng Việt Nam chứ không phải đặt toàn bộ máy chủ chứa dữ liệu. Các nước làm được chẳng lẽ chúng ta lại không được phép? Vậy nhưng, đáng buồn thay có không ít người vẫn “khóc thuê” cho các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang ngày ngày hút máu của nhân dân ta.
Thanh Phương

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Sổ đỏ ghi tên các thành viên gia đình: "Khổ" cho ai vài lần lên xe hoa

GS, TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, việc xác định ai trong hộ có quyền đối với bất động sản đó là vấn đề phức tạp, nhất là với gia đình nhiều xung đột hay có “con anh, “con tôi”, “con chúng ta”.
PV: Thông tư 33/2017 của bộ TN&MT đã bổ sung thêm đối tượng là “những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” vào trong sổ đỏ. Ông có đánh giá như thế nào về việc này?
Ông Đặng Hùng Võ: Khoản 5 Điều 6 của Thông tư này làm nóng công luận khi nhiều người cảm thấy như phức tạp hơn và có gì chưa ổn.
Trước hết, phải nói rõ, đây là một hướng dẫn bổ sung đối với việc ghi trên Giấy chứng nhận hoàn toàn phù hợp với pháp luật về dân sự. Bản chất ở đây phải hiểu là chỉ ghi tên “những thành viên khác trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất hoặc/và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”.
Nội dung chính của Khoản 5 này là bổ sung việc ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau này gọi là Giấy chứng nhận) đối với trường hợp hộ gia đình.
Nội dung cụ thể là “Hộ gia đình sử dụng đất" thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”
Xã hội - Sổ đỏ ghi tên các thành viên gia đình: 'Khổ' cho ai vài lần lên xe hoa

GS. TSKH Đặng Hùng Võ.

PV: Nhiều người hiểu rằng, sẽ phải ghi tên vợ, chồng cùng tất cả các thành viên khác trong gia đình lên sổ đỏ?
Ông Đặng Hùng Võ: Hiểu như vậy là hoàn toàn sai với bản chất của hướng dẫn là phải ghi đầy đủ tên mọi người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản. Đây là những nhầm lẫn về nhận thức khá tai hại.
Tại sao lại phải bắt ghi thêm như vậy, khi trước đây chỉ bắt ghi có tên vợ và tên chồng? Sự thực, ghi như trước đây là chưa đủ, nhất là khi có người con nào đó cũng cùng bố mẹ tạo nên nhà đất chung. Một khái niệm “hộ gia đình” chung chung, không chi tiết làm cho khó xử lý nhiều khiếu kiện trên thực tế.
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về giải quyết nợ xấu bằng giải pháp cho phép phát mại tài sản bất động sản thế chấp tại các ngân hàng.
Nhiều trường hợp không thực hiện được vì trên Giấy chứng nhận ghi là quyền sử dụng đất của “Hộ gia đình ông… và bà…” nên các con vin vào từ “Hộ gia đình” để chứng minh các con có quyền ở đó mà không cho phép bán bất động sản đã thế chấp. Khi pháp luật đã quy định rõ phải ghi đủ tên người có chung quyền thì chỉ ai có tên trên Giấy chứng nhận mới có quyền đối với bất động sản đó.
Trên thực tế triển khai, cũng xuất hiện những bất cập nhất định mà cần những quy định chi tiết hơn. Đối với trường hợp được Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cứ ai là thành viên trong hộ mà có tên trong quyết định giao đất thì phải ghi lên Giấy chứng nhận cho đủ. Trường hợp này dễ giải quyết.
PV: Khi mua bán, tặng đất đai, việc phải có chữ ký của tất cả các thành viên có tên trong danh sách thì liệu có làm giảm những bất cập những việc như bố bất thình lình bán hoặc cho tặng cho người khác mà con cái không hay biết?
Ông Đặng Hùng Võ: Đối với trường hợp nhận chuyển quyền bất động sản trên thị trường, khi đó căn cứ nào để xác định ai trong hộ có quyền đối với bất động sản đó là vấn đề phức tạp cần được đặt ra.
Chỉ người ký hợp đồng mua bất sựđộng sản và vợ hoặc chồng người đó xác nhận là đủ hay phải có xác nhận của tất cả thành viên trong gia đình. Theo pháp luật dân sự thì phải cần bản xác nhận có chữ ký của tất cả các thành viên của hộ gia đình.
Hơn nữa, càng phức tạp đối với các gia đình trong tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt”, hay những ai vài lần ngồi xe hoa mà có “con anh, con tôi, con chúng ta”.
Người dân e ngại chính là ở chỗ này, nhiều khi tới mức bất khả thi trên thực tế. Nếu không hướng dẫn cụ thể, các địa phương sẽ có thể thực thi khác nhau, thậm chí làm khó cho dân.
PV: Vậy phải làm gì để cho việc thực hiện không phức tạp, thưa ông?
Ông Đặng Hùng Võ: Tất nhiên, cũng có cách làm cho vấn đề đơn giản hơn. Người nhận chuyển quyền nhà đất đừng xin cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình mình nữa mà xin cấp Giấy chứng nhận cho bất động sản chung của hai vợ chồng.
Lúc đó sẽ thoát khỏi thuật ngữ  “hộ gia đình” làm vướng víu mọi chuyện. Cách làm này phù hợp pháp luật đất đai, pháp luật dân sự và cả pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về hôn nhân và gia đình.  
Thành Huế (ghi)

Tôn danh Ban Thường trực và 96 thành viên HĐCM khóa VIII

Giác Ngộ online xin giới thiệu danh sách chư tôn đức được suy tôn vào HĐCM GHPGVN khóa VIII và tôn danh chư tôn Trưởng lão Hòa thượng Ban Thường trực HĐCM GHPGVN nhiệm kỳ 2017 - 2022 được suy tôn, phân nhiệm tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hội nghị lần thứ nhất của HĐCM, HĐTS GHPGVN chiều ngày 22-11 vừa qua.





Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Không có chuyện sân bay Phú Bài ngập nước

Lãnh đạo Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Phú Bài khẳng định không có chuyện hạ tầng kỹ thuật sân bay không đảm bảo dẫn đến nhiều chuyến bay không hạ cánh được mà chỉ do yếu tố thời tiết không đảm bảo an toàn bay trong những ngày mưa lớn vừa qua.
Lãnh đạo Cảng HKQT Phú Bài khẳng định, hạ tầng sân bay không bị ngập do lũ. Ảnh: Khách đến Huế qua sân bay quốc tế Phú Bài
Trước đó, ngày 20/11, nhiều hành khách phản ánh về việc các chuyến bay từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đến sân bay Phú Bài (Hương Thủy) phải đổi hướng, không đáp được do đường băng sân bay bị ngập nước. Việc phải đáp xuống sân bay Đà Nẵng để trung chuyển khách ra lại Huế khiến nhiều hành khách bị lỡ công việc…
Đáp ‘’hụt”
Ông N.H.L, một hành khách cho biết, gia đình ông có 8 người mua vé của hãng hàng không VietNam Airlines đi TP.Hồ Chính Minh- Huế chiều ngày 20/11, khi máy bay đến sân bây Phú Bài không biết nguyên nhân gì máy bay hạ cánh xuống đường băng hai lần đều không được. “Thấy nhiều hành khách thắc mắc thì đại diện phi hành đoàn giải thích và trấn an là do thời tiết xấu và xin lỗi vì sự bất tiện. Sau khi bay lòng vòng không đáp được thì máy bay phải quay trở lại, đáp xuống sân bay Đà Nẵng”, ông L. cho hay.
Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài khẳng định, không có chuyện mưa lớn gây ngập đường băng, hạ tầng kỹ thuật sân bay không đảm bảo
Ông L. cho biết thêm, sau khi xuống sân bay Đà Nẵng, hãng bay có hỗ trợ khách hàng bằng việc bố trí xe để trung chuyển nhưng do gia đình đi đông người nên chúng tôi chọn phương tiện bên ngoài để trung chuyển ra Huế, rất mất thời gian. Hãng hàng không đã hoàn tiền cho mỗi người 300 nghìn đồng cho gia đình chúng tôi để thuê phương tiện tiếp tục hành trình. “ Phi hành đoàn giải thích là do thời tiết xấu. Tuy nhiên, ngồi trên máy bay chúng tôi vẫn thấy rõ đèn ở đường phi đạo nên không có chuyện máy bay bị hạn chế tầm nhìn. Theo tôi, có thể lúc đó sân bay ngập nước, trơn trượt, phi hành đoàn nhận định không an toàn nên phải đáp máy bay ở sân bay khác”, ông L. nhận định.
Một nữ hành khách đi chuyến bay Hà Nội- Huế bày tỏ: “nếu thời tiết xấu thì cơ quan chức năng phải dự báo trước, chứ đáp “hụt” nhiều lần không thành công như thế thực sự chúng tôi rất lo lắng về độ an toàn”.
Do yếu tố thời tiết không thuận lợi at
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quốc Cường, Trưởng phòng An ninh Hàng không Cảng HKQT Phú Bài cho rằng, về thông tin hành khách cho rằng máy bay không đáp được do sân bay bị ngập nước trong những ngày mưa lớn là không đúng sự thật. Bởi sân bay Phú Bài có đặc điểm địa hình không như nhiều sân bay khác (địa hình như nằm trên quả đồi), ở vị trí cao, ngay cả “đỉnh lũ” năm 1999 vẫn không ngập tới được. Trong những ngày mưa lớn vừa qua, hoạt động tại Cảng HKQT Phú Bài vẫn diễn ra bình thường, không có tình trạng nước ngập ảnh hưởng đến đường băng cất, hạ cánh, nhà ga cũng như những khu vực khác.
Về trường hợp có thể xảy ra ngập cục bộ khi mưa lớn tại sân bay, ông Cường khẳng định “điều này là không thể” bởi ngoài yếu tố ngưỡng độ cao của sân bay được thiết kế cũng cao hơn so với mực nước biển 15m và khu vực sân bay, đường băng đều được xây dựng hệ thống thoát nước. Cụ thể, ở mỗi đường băng đều có 2 hệ thống thoát nước song song đấu nối trực tiếp ra hai hệ thống thoát nước nằm ở phía đông và tây của sân bay. Mỗi hệ thống thoát nước này có bề ngang rộng 6m, sâu 2m, luôn đảm bảo thoát nước trong điều kiện mưa lớn.
Về hạ tầng kỹ thuật, ông Cường cũng cho biết, hệ thống quan trắc khí tượng tự động được trang bị đầy đủ, hiện đại luôn cập nhật liên tục cung cấp thông số tầm nhìn, hướng gió và các thông số khí tượng cho tổ bay. Đài kiểm soát không lưu sẽ cung cấp các thông số đó để cơ trưởng sẽ quyết định hạ cánh hay không. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật mặt đất như đèn dẫn đường, hạ tầng đường băng hiện tại của  sân bay Phú Bài cũng được trang bị khá tốt.
“Việc máy bay đáp “hụt” 1-2 lần là chuyện bình thường. Bởi thời tiết thay đổi nhanh chóng với nhiều yếu tố tác động bên ngoài nên việc đáp máy bay trong điều kiện đó là bình thường. Nếu không đáp được thì sẽ bay vòng chờ và chọn phương án hạ cánh các sân bay bên cạnh. Tất nhiên, mỗi hãng bay đều có một tiêu chuẩn, tiêu chí đảm bảo an toàn riêng. Cơ trưởng luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu”, ông Cường khẳng định.
Ông Đỗ Chí Thành, Giám đốc Cảng HKQT Phú Bài khẳng định, trong sáng 22/11, đã có 8 chuyến bay cất cánh và hạ cánh tại sân bay. “Một số chuyến bay bị trễ chuyến, không đáp được diễn ra vào chiều tối ngày 20/11 chỉ đơn thuần là do yếu tố thời tiết không thuận lợi  chứ không có chuyện sân bay bị ngập nước ảnh hưởng đến hành trình cất và hạ cánh tại cảng”, ông Thành nói.

Vụ “phù phép” màu sơn xe Exciter: Giả mạo chữ ký khách hàng?

(Dân Việt) Có dấu hiệu cho thấy cửa hàng xe máy ở TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) đã giả mạo chữ ký của khách hàng để qua mặt cơ quan chức năng trong vụ việc “phù phép” màu sơn xe Exciter.
Liên quan đến vụ “Phù phép” màu sơn xe Exciter, cửa hàng xe máy bị tố gian dối”, sáng nay (23.11), luật sư Võ Công Hạnh (Giám đốc Công ty Luật TNHH 1 thành viên Công Khánh - đơn vị hỗ trợ pháp lý cho anh Nguyễn Xuân Anh, SN 1995, trú xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) cho biết: Công ty đang làm thủ tục đề nghị Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế xử lý hình sự hành vi giả mạo chữ ký khách hàng trong vụ việc này. 
 vu “phu phep” mau son xe exciter: gia mao chu ky khach hang? hinh anh 1
Anh Nguyễn Xuân Anh khẳng định trong tờ đơn này đại lý bán xe giả mạo chữ ký của anh. (Ảnh: Trần Hòe)
Theo luật sư Võ Công Hạnh, trước đó, vào chiều 22.11, đại diện Công ty Luật TNHH 1 thành viên Công Khánh đã thực hiện sao lục hồ sơ về chiếc xe máy của anh Nguyễn Xuân Anh tại Công an huyện Phong Điền. Qua sao lưu hồ sơ đã phát hiện đại lý bán xe giả mạo chữ ký của anh Nguyễn Xuân Anh để qua mặt cơ quan chức năng việc thay đổi màu sơn chiếc xe bán cho khách hàng này.
Cụ thể, trong hồ sơ về chiếc xe máy của anh Nguyễn Xuân Anh tại Công an huyện Phong Điền có một tờ đơn xin đổi màu sơn ghi ngày 25.1.2017. Tờ đơn ghi người đứng đơn là anh Nguyễn Xuân Anh, có nội dung xin đổi màu sơn của chiếc xe từ màu đỏ sang màu đen. Tuy nhiên, anh Nguyễn Xuân Anh khẳng định anh không làm đơn này nên nét chữ, chữ ký trong đơn hoàn toàn không phải của anh.
Ngoài đơn xin đổi màu sơn, hồ sơ còn có một giấy khai đăng ký xe được làm ngày 25.1.2017 với nội dung xin đăng ký mới cộng với đổi màu sơn chiếc xe của anh Nguyễn Xuân Anh. Anh Nguyễn Xuân Anh cho biết giấy khai này cũng không phải do anh viết và chữ ký trong giấy khai là do người khác giả mạo chữ ký của anh.
 vu “phu phep” mau son xe exciter: gia mao chu ky khach hang? hinh anh 2
Lớp sơn màu đen nhanh chóng bị bong tróc làm lộ ra lớp sơn màu đỏ, khiến chiếc xe của anh Xuân Anh trở nên loang lổ. (Ảnh: Trần Hòe)
Theo anh Nguyễn Xuân Anh, sau khi mua chiếc xe Exciter 150, anh không được phía đại lý cung cấp bất cứ giấy tờ nào về chiếc xe. Đại lý chỉ đưa cho anh một giấy hẹn đến Công an huyện Phong Điền nhận giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số. Vì vậy, những giấy tờ trên đều do phía đại lý tự làm và đại lý đã giả mạo chữ ký của anh nhằm hợp thức hóa việc chiếc xe đã bị “phù phép” màu sơn để bán với giá cao.
“Tôi mua xe ngày 21.1.2017, lúc đó đại lý khẳng định xe bán cho tôi là màu đen chính hãng nên tôi mới mua dù giá nó của nó đắt hơn các xe Exciter màu khác. Vậy nhưng trong hồ sơ xe tại Công an huyện Phong Điền lại có tờ đơn xin đổi màu sơn giả mạo chữ ký của tôi ghi ngày 25.1.2017. Họ ngang nhiên lừa tôi và lừa cả cơ quan công an để trục lợi một cách trắng trợn” - anh Nguyễn Xuân Anh bức xúc.
Trước đó, Dân Việt đã phản ánh trường hợp cửa hàng xe máy Hùng Đạt (cửa hàng này có địa chỉ tại 45 An Dương Vương, TP.Huế và được treo tấm biển mang tên Công ty TNHH Thương mại Văn Tường) “phù phép” màu sơn xe Exciter để bán cho anh Nguyễn Xuân Anh.
Cụ thể, anh Nguyễn Xuân Anh đã bỏ ra gần 53 triệu đồng để mua chiếc xe Exciter 150 màu đen từ cửa hàng này nhưng sau đó phát hiện màu sắc gốc của chiếc xe là màu đỏ cờ chứ không phải màu đen.
Do được sơn lại màu khác nên phần sơn của chiếc xe nhanh chóng bị bong tróc loang lổ. “Tôi đòi bồi thường thiệt hại thì người của cửa hàng nói tôi đã mua thì phải chịu” - anh Xuân Anh kể. 
Làm việc với PV, đại diện cửa hàng xe máy Hùng Đạt là bà Hoàng Thị Na thừa nhận chiếc xe bán cho anh Nguyễn Xuân Anh là xe màu đỏ cờ được sơn lại màu đen. Bà Na cho rằng, khách hàng ưa chuộng xe màu sắc nào thì cửa hàng sơn màu đó để bán và bà này nói đây là “chuyện bình thường” ở cửa hàng xe máy Hùng Đạt. 
Trao đổi với PV về trường hợp anh Nguyễn Xuân Anh, đại diện Công ty TNHH Thương mại Văn Tường là ông Nguyễn Văn Đức - cửa hàng trưởng - nói cửa hàng xe máy Hùng Đạt treo biển Công ty TNHH Thương mại Văn Tường nhưng không liên quan đến công ty ông này.
Ông Đức khẳng định, Công ty TNHH Thương mại Văn Tường là đại lý chính hãng của Yamaha tại Thừa Thiên - Huế và đã là đại lý chính hãng thì không bao giờ được phép sơn lại màu sắc khác cho xe để bán. 
Sau khi Dân Việt phản ánh vụ việc này, lực lượng của Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vào cuộc điều tra. Hiện cơ quan công an đã thu thập các thông tin, hình ảnh liên quan đến chiếc xe máy Exiter bị thay đổi màu sơn mà anh Nguyễn Xuân Anh mua từ cửa hàng xe máy Hùng Đạt. 
Mới đây, Dân Việt tiếp tục nhận được phản ánh có thêm 2 cửa hàng xe máy tại TP.Huế tùy tiện thay đổi màu sơn xe Exciter để bán. Đó là các cửa hàng xe máy Thuận Tiến (được gắn biển mang tên Văn Tường 5, địa chỉ tại 177 Hùng Vương, TP.Huế) và cửa hàng xe máy Văn Tường (thuộc Công ty TNHH Thương mại Văn Tường, 128 Nguyễn Trãi, TP.Huế).

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Quan Công còn “kém xa” Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Mặc dù là câu chuyện cách đây đã lâu, dự án xây dựng tượng Quan Công cũng đã không được thực hiện, nhưng nay lại được dư luận mang ra bàn tán. Ở một góc độ xây dựng tượng đài phù hợp với đất nước, hãy thử xem Quan Công còn “kém xa” bậc anh hùng dân tộc nào của Việt Nam?
Câu chuyện về việc năm 2015, một doanh nghiệp đề xuất với cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng, xem xét dự án xây dựng hạng mục từng được gây chú ý nhất là bức tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công), cao 36 mét.
Cữ ngỡ câu chuyện này sẽ không còn được nhắc lại. Nhưng ở các trang tin tức, các trang mạng xã hội, diễn đàn khác nhau lại liên tục đưa thông tin về sự việc này, gây ra những hiểu nhầm, dư luận bị “dắt mũi” bởi vào các nguồn tin không chính thống.
Lịch sử Việt Nam lừng lẫy những chiến công nhờ tài năng của các anh hùng dân tộc
Lịch sử Việt Nam lừng lẫy những chiến công nhờ tài năng của các anh hùng dân tộc
Trong vấn đề bàn luận hôm nay, chúng ta cần phải chỉ ra rõ được việc nếu xây tượng đài nhìn ra biển, thì xây dựng tượng đài anh hùng dân tộc nào của Việt Nam là phù hợp?
Quan Công – là người như thế nào?
Trước hết, chúng ta phải khẳng định một điều – đó là, Quan Công không phải là một anh hùng dân tộc của Trung Quốc, cũng không có vai trò đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Dưới ngòi bút của La Quán Trung, thì nhân vật Quan Công đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa. Quan Công trở thành hình tượng vĩ đại nhất của thời đại phong kiến Trung Hoa, là biểu tượng về Đạo đức tiêu chuẩn: Trung – Hiếu – Lễ – Nghĩa – Nhân – Dũng.
Vì hình tượng vĩ đại đó, Quan Công được tôn xưng làm Võ Thánh – được nhân dân Trung Hoa tôn thờ đến mức là Quan Thánh Đế Quân. Tầm ảnh hưởng đó còn tác động tới lịch sử, văn hóa xã hội của các nước láng giềng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thế giới.
Xét về vị thế võ tướng trong lịch sử nhân loại, thì hiếm có nhân vật nào được tôn thờ và ảnh hưởng lớn đến tôn giáo, tín ngưỡng dân gian như Quan Công.
Quan Công có tầm ảnh hưởng lớn nhờ ngòi bút của La Quán Trung trong Tam Quốc diễn nghĩa
Quan Công có tầm ảnh hưởng lớn nhờ ngòi bút của La Quán Trung trong Tam Quốc diễn nghĩa
Được nhân dân Trung Hoa biết đến và thờ cúng như một vị thần. Giới thương nhân coi ông như một vị “thần tài” (vì thửa nhỏ ông từng làm nghề bán đậu phụ); giới nho sĩ thì coi ông là một vị thần văn học (bởi tượng về ông đa phần khắc họa trên tay cầm cuốn Kinh Xuân Thu); giới quân sự coi ông như vị thần bản mệnh (vì tài năng quân sự, sức mạnh và sự uy dũng).
Trần Hưng Đạo – Đức Thánh Trần của dân tộc Việt mà Quan Công khó sánh bằng
Nếu muốn chứng minh Quan Công không thể bằng Hưng Đạo đại vương – Trần Quốc Tuấn, thì có thể lấy những minh chứng dưới đây:
Thứ nhất, nhân cách con người
Dù có ngựa Xích Thố, có Thanh Long Yểm Nguyệt đao, có tướng uy phong lẫm liệt. Thì cũng không thể bằng vóc dáng nhỏ bé, đức tính giản dị của Trần Quốc Tuấn.
Bởi xét về tài năng ở Tam Quốc, thì Quan Công có võ công còn thua xa Lữ Bố, uy dũng thua Trương Phi, mưu lược thua Lã Mông. Đặc biệt là cái tính kiêu ngạo là con đường dẫn đến cái chết của ông.
Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) không là nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi của ông không chỉ gắn liền với chiến công Bạch Đằng, mà dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn, Đại Việt ta đã ba lần kháng chiến đánh thắng giặc Nguyên – Mông năm 1258, 1285 và 1288 trong khi cả Châu Á – Âu chịu thua trước vó ngựa Nguyên – Mông.
Thứ hai, vượt qua sự Trung – Hiếu của bậc thánh nhân
Nếu Quan Công luôn thể hiện tính Trung – Hiếu với Lưu Bị; Quan Công, Lưu Bị và Trương Phi coi nhau như an hem, thề sống chết có nhau.
Thì lòng Trung – Hiếu của Trần Hưng Đạo cũng không hề thua Quan Công. Lịch sử có ghi lại giai thoại rằng: Trên đường từ Nam Định lên vùng Đông Bắc, ở cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 2 (năm 1285). Để tránh sự truy đuổi của giặc, ông yêu cầu để mình hộ vệ vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông. Mặc dù trước đó, thân sinh của Trần Hưng Đạo là Trần Liễu có hiềm khích với vùa Trần Thái Tông (là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam), trước khi chết có lời trăn trối: “Con phải trả thù cho cha, rồi nhân đó, đoạt luôn ngôi báu thì cha mới có thể thanh thản yên nghĩ dưới suối vàng”.
Khi đó, Trần Hưng Đạo đã là bậc lão thần, luôn mang theo một chiếc gậy ở đầu có bịt sắt. Nên trong tình cảnh đó, một số người tỏ ý lo ngoại, vì thế ông bèn vứt mũi sắt đi để tỏ lòng thành với vua.
Thậm chí, Trần Hưng Đạo còn là một người biến biến thù thành bạn, trừng phạt chính con trai của mình về tội bất hiếu với vua – bất trung với nước.
Trần Quốc Tuấn là anh em con bác của Trần Quang Khải, 2 người vốn trước không hoà hợp với nhau. Nhưng một lần, ông đã chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải.
Rồi một chuyện khác, trong những năm tháng cuối đời, Trần Quốc Tuấn đã đem chuyện cha mình (là Trần Liễu) muốn ông trả thù để dò ý các con. Chỉ có riêng Trần Quốc Tảng là có ý muốn ông cướp ngôi vua, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết con trai Trần Quốc Tảng.
Dù là mối thù hoàng tộc, nhưng Trần Quốc Tuấn đã cư xử hoàn toàn khác. Ông không vì thù nhà, mà rời bỏ quyền lợi của đất nước và nhân dân lên hàng đầu. Có thể nói, Trần Quốc Tuấn còn đã góp phần xây đắp mối đại đoàn kết của dòng họ nhà Trần, tạo nên “Hào khí Đông A”.
Đó là cái mà Quan Công không bao giờ làm được.
Thứ ba, Quan Công “nhiều dũng nhưng ít trí”
Dân gian vẫn thường nói: “Quân tử nhất ngôn”, làm người quân tử nói ra một lời không thể lấy lại được. Vậy nên, làm người quân tử phải quan trọng lời nói, nhưng cũng phải biết nghĩ trước khi nói.
Quan Công đã không hiểu điều này, câu nói mà Quan Vũ mắng sứ giả của Tôn Quyền rằng: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”. Lúc đó là khoảng thời gian năm 213 -214, trong việc Tôn Quyền tung ra một quân bài hôn nhân chính trị, bằng việc xin Quan Công gả con gái cho con trai mình.
Câu nói miệt thị Tôn Quyền của Quan Vũ trở thành “điểm nhấn” trong sự rạn nứt liên minh giữa nhà Ngô – Hán. Để dẫn tới sự nổi lên của Lữ Mông ở Đông Ngô báo hiệu “ngày tàn” của kẻ vốn có tính tự phụ, ngạo mạn và không có tầm nhìn chính trị này.
Còn Trần Quốc Tuấn thì khác, ông nổi tiếng với câu nói: “Bệ hạ hãy chém đầu thần trước đã, rồi hãy hàng” tượng trưng cho khí phách Đại Việt, cho đỉnh cao của lòng yêu nước làm rực sáng dân tộc đến ngàn thu.
Thứ tư, về tài năng quân sự giữa Quan Công và Trần Quốc Tuấn
Trong 8 nhà quân sự nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa, không hề đề cập tới cái tên Quan Công.
Nhưng nếu nói nhà quân sự số 1 của lịch sử Việt Nam, thì cái tên Trần Quốc Tuấn luôn ở vị trí số 1. Trong 10 nhà quân sự nổi tiếng nhất thế giới, thì có tới 2 vị anh hùng của Việt Nam, đó là Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Quan Công gần như không có các tác phẩm, mưu lược quân sự nào bởi cái tính thô lỗ, thiếu tầm nhìn chính trị và không coi trọng mưu lược quân sự của Lưu Bị.
Còn Trần Hưng Đạo đã để lại 3 tác phẩm quân sự có thể nói là kiệt tác, đó là: Hịch tướng sĩ; Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Với chính sách “ngụ binh ư nông”; “Khoan thứ sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy“, của ông qua bao triều đại phong kiến vẫn còn áp dụng.

Trần Quốc Tuấn nổi tiếng với bài Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn nổi tiếng với bài Hịch tướng sĩ
Trong đền Ngọc Sơn – Quan Công và Trần Quốc Tuấn ai ở vị trí cao hơn?
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể về số lượng các nơi thờ tụng Quan Công. Nhưng một sự thật ở đền Ngọc Sơn trên Hồ Gươm (Hà Nội) cho thấy, Quan Công đứng hàng vị gian tiền, còn Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được thờ cúng ở ngôi vị của gian hậu.
Đề Ngọc Sơn là nơi thể hiện tư tưởng Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Đề Ngọc Sơn là nơi thể hiện tư tưởng Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Trên báo Văn hóa Nghệ An có miêu tả việc thờ cúng các nhân vật ở trong đền: “Gian tiền có biển đề “Văn Xương đế quân” bằng chữ nho khá to treo bên cột. Trên ban thờ, đằng trước là tượng một ông mặt đỏ, râu đen có biển đề: “tượng thần Quan đế”; tiếp đó, ngồi cao hơn một chút là “tượng Lã Tổ” ; tiếp nữa, ngồi cao hơn hẳn trong một cái khám thờ khá rộng là “tượng Văn Xương đế quân”. Bước vào hậu cung ta thấy ngay một khám thờ lớn đặt trên cái bệ cao vượt bệ gian ngoài, trong đó ngự một pho tượng có biển đề: “Tượng đức thánh Trần Hưng Đạo”. (Các biển đề tên tượng đều bằng chữ quốc ngữ)”.
Nếu như vậy, thì việc thờ các vị thánh, thần, tiên, Phật. Thì Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được tôn ở vị trí cao nhất, thuộc bậc thánh nhân. Ở Việt Nam hiện nay, có hai anh hùng được nhân dân tôn sùng và phong thánh, đó là Thánh Gióng và Trần Quốc Tuấn.
Còn Quan Vũ chỉ được coi là một vị thần, để nhân dân cầu mong trừ tà ma, cầu tài lộc,…
Lịch sử của nước tranh quyền đoạt vị và nước đại đoàn kết dân tộc
Trong cả quá trình lịch sử dân tộc Trung Quốc, chủ yếu là những cuộc nội chiến, chiến tranh giữa các dân tộc triền miên, liên tục kéo dài để tranh quyền đoạt vị. Có thể kể đến như: Thời Tam Quốc (220 – 280); Thập Lục Quốc (304 – 439); Nam – Bắc triều (420–589); Ngũ Đại (907-960) và Thập Quốc (907-979);…
Vì vậy, việc quân Mông Cổ, Mãn Thanh, Anh, Nhật Bản xâm lược dân tộc to lớn này dù dân số gấp 10 lần, nhưng cũng không thể phản kháng và phải chịu sự “Đồng hóa”. Việc người Mãn Châu lập ra nhà Thanh và bắt nhân dân triều Minh để tóc đuôi sam là một ví dụ.
Việt Nam ngược lại, nội chiến không phải không có, nhưng trong bất kỳ một hoàn cảnh lịch sử nào. Sức mạnh dân tộc ấy cũng có thể trở thành một khối đại đoàn kết lớn mạnh. Thậm chí, khi mà Đế quốc Mông Cổ xâm lược, nhà Tống lớn mạnh nhưng cũng chịu thua. Thì trên thế giới chỉ có Nhật Bản, Đại Việt là 2 quốc gia đánh bại được đế quốc này.
Trận Bạch Đằng ghi nhận công lao của dân tộc Việt, đặc biệt của Trần Quốc Tuấn
Trận Bạch Đằng ghi nhận công lao của dân tộc Việt, đặc biệt của Trần Quốc Tuấn
Dân tộc Việt Nam trải qua 4 cuộc Bắc thuộc, đó là: Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40); Bắc thuộc lần II (43 – 541); Bắc thuộc lần III (602 – 905) và Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427). Nhưng dù có gần 1000 năm Bắc thuộc như lần I, thì Đại Việt vẫn không hề bị đồng hóa về mặt văn hóa và giữ nguyên được giá trị cốt lõi của dân tộc.
Thậm chí, sức mạnh dân tộc nhỏ bé này đủ để tự hào:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”.
trích Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi
Và:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
trích câu nói của Hoàng đế Quang Trung
Sự thật, thì Quan Vũ là một nhân vật được hình tượng hóa văn học, hơn là hình tượng của một nhân vật lịch sử. Trong vai trò lịch sử thì cũng chỉ là mãnh tướng nhiều dũng nhưng ít trí; có tín nhưng thiếu nghĩa; vì mải võ mà quên văn.
Bằng những đánh giá và nhận xét trên, nếu để so sánh với Trần Hưng Đạo, thì Quan Công còn thua xa. Vậy nên, trong việc lựa chọn xây dựng tượng đài như thế nào, nhất là tượng đài hướng ra biển Đông. Thì tốt nhất chúng ta sẽ chọn anh hùng dân tộc, hay chọn hình tượng của nước khác. Nhất là khi mối quan hệ giữa biển Đông giữa Việt – Trung hiện nay không được tốt đẹp.
CTV Đinh Lực