Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Xin đừng khóc thuê cho Facebook, Google

Đất nước này kể ra cũng lạ, có những điều được đưa ra để bảo vệ cho lợi ích của quốc gia, của dân tộc và của bản thân mỗi người dân chính quốc gia ấy thế nhưng lại vấp phải sự phản đối của chính những công dân của nước mình. Dự thảo Luật An ninh mạng là một điển hình.
Sau khi Bộ Công an công bố dự thảo Luật An ninh mạng, trong đó tại Khoản 4, Điều 34 Dự thảo Luật quy định về việc bắt buộc cách doanh nghiệp nước ngoài phải đặt máy chủ tại Việt Nam nếu muốn hoạt động, thì bỗng dưng từ đâu xuất hiện rất nhiều người “lên đồng”, “khóc thuê”.
photo-3-1497776774482-crop-1497839713373
Họ “khóc” bởi nếu quy định như vậy sẽ khiến các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn, bất lợi trong kinh doanh và họ sẽ “giận dỗi” mà rời bỏ Việt Nam, quy định như vậy là đi ngược với cam kết, đi ngược với xu thế phát triển… Mà họ là ai, họ đều là người có tiếng nói trong xã hội, hoặc trên mạng, những người có trình độ nhất định, cá biệt có cả những vị Đại biểu quốc hội lên tiếng trước nghị trường bày tỏ quan điểm. Thế nhưng càng nói, họ càng thế hiện sự mù mờ, thiếu hiểu biết về sự nguy hiểm đã và đang ngày ngày tồn tại trên thế giới mạng.
Và nếu theo như những gì họ nói việc đưa ra luật mà sợ doanh nghiệp nước ngoài giận dỗi, thì chỉ có thể nói là xuất phát từ tâm lý tự ti, nhược tiểu, còn vì sợ đi ngược lại với xu thế phát triển, thì chắc có lẽ Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật,… các quốc gia đã ban hành luật An ninh mạng, đều là vì các nước này kém phát triển chăng?
Vậy thì những người kia lên đồng, họ khóc mướn để làm gì, khi với vai trò vị trí của mình, thì đáng lẽ ra phải hiểu việc đặt ra những quy định như vậy là vì mục đích gì, vì ai và để đảm bảo quyền lợi cho ai?
Thời gian qua bên cạnh những tiện ích mà mạng xã hội, Internet mang lại, thì các dịch vụ Internet như Google, Facebook… cũng bị triệt để lợi dụng vào các mục đích xấu, vào hoạt động tội phạm, xâm phạm an ninh quốc gia, gây rối loạn trật tự xã hội. Tuy nhiên, việc quản lý cũng như điều tra, xác minh, truy tìm thủ phạm của cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn do máy chủ đặt ở nước ngoài.
Chính vì vậy, việc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ tại Việt Nam là bởi yêu cầu đảm bảo cho lợi ích của người sử dụng, bên cạnh việc bảo vệ an ninh quốc gia. Việc yêu cầu các đơn vị như Facebook và Google đặt máy chủ ở Việt Nam không chỉ giúp phối hợp nhanh giữa các cơ quan chức năng với các nhà cung cấp dịch vụ trong việc phòng chống tội phạm, chống mã độc với các cơ quan chức năng mà còn phối hợp tốt trong các hoạt động khác kinh doanh, chống thất thu tiền thuế.
Trung bình hàng năm, các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook… thu lợi nhuận hàng tỉ USD ở thị trường Việt Nam, thế nhưng trách nhiệm của họ ở đâu trong việc đảm bảo quyền lợi người dùng, rồi an ninh quốc gia Việt Nam, trong việc hỗ trợ người sử dụng và trách nhiệm của họ ở đâu trong việc ngăn chặn các thông tin xấu, độc hại, xâm phạm an ninh, trật tự…
Hiện nay có 14 nước trên thế giới, đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện việc đặt máy chủ, không chỉ để đảm bảo an ninh quốc gia, quyền lợi người dùng, mà còn là để đảm bảo cho các doanh nghiệp quốc nội của họ có điều kiện kinh doanh với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tất cả các doanh nghiệp chứ không phải chỉ riêng lĩnh vực công nghệ là phải đặt máy chủ và trung tâm dữ liệu tại quốc gia mà họ đầu tư nhằm chống chuyển giá (transfer pricing).
Do không có quy định cụ thể và chế tài xử lý về đặt máy chủ như 14 quốc gia nêu trên, nên mỗi năm tại Việt Nam có hàng ngàn doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp nước ngoài có vốn FDI) chuyển giá với con số lên đến hàng tỷ đô-la, điển hình là vụ chuyển giá của Coca Cola và Keangnam Vina. Đây chính là kẽ hở của pháp luật Việt Nam. Gây thất thoát và thiệt hại cho ngân sách hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Từ năm 2011, Google đã thuê đặt thêm 8 máy chủ tại các Trung tâm Dữ liệu của Viettel tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 2011, Google đã thuê đặt thêm 8 máy chủ tại các Trung tâm Dữ liệu của Viettel tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Google, Facebook, hay bất cứ một nhà cung cấp viễn thông, Internet nào bản chất cũng đều là một doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp nước ngoài thu lợi nhuận ở Việt Nam thì phải bình đẳng như các doanh nghiệp khác. Hiện nay rất nhiều nước đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện nhiệm vụ này, vậy tại sao việc chúng ta quy định lại là “trái cam kết”, lại bị lên án?
Mặt khác, chúng ta chỉ yêu cầu đặt máy chủ, quản lý người dùng Việt Nam chứ không phải đặt toàn bộ máy chủ chứa dữ liệu. Các nước làm được chẳng lẽ chúng ta lại không được phép? Vậy nhưng, đáng buồn thay có không ít người vẫn “khóc thuê” cho các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang ngày ngày hút máu của nhân dân ta.
Thanh Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét