Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Tiếp bài “Phát ngôn phản cảm và gây sốc của Giám đốc BQL Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế”: Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu chấn chỉnh và xử lý nghiêm

Sau khi báo Nhà báo và Công luận đã đăng loạt bài liên quan đến công trình đường La Sơn – Nam Đông, dư luận hết sức bức xúc trước cách làm vô trách nhiệm của chủ đầu tư, đặc biệt là sự trả lời vô cảm trước những mất mát của người dân. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có ý kiến chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm.
 Thi công không ràò chắn, không biển báo , nguy hiểm đến tính mạng người tham gia giao thông.
Tuyến đường La Sơn – Nam Đông với tổng mức đầu tư trên 800 tỷ đồng nhưng thi công cẩu thả không đảm bảo an toàn, đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Đặc biệt nạn nhân xấu số Lê Thanh Nhầm (24 tuổi dân tộc Ca Tu) trú tại thôn Bha Bhar, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông bị chết ngay tại chỗ. Anh  Nhầm chết đến nay đã 4 tháng trôi qua nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi công không một lời động viên thăm hỏi. Được biết, đoạn đường xảy ra tai nạn chết người nêu trên do Cty TNHH Xây dựng Mạnh Linh (Quảng Trị) thi công.
Sau khi báo đăng, dư luận hết sức bức xúc trước cách làm vô trách nhiệm của chủ đầu tư và đơn vị thi công, đồng thời bất bình trước cách phát ngôn vô trách nhiệm, thiếu đạo đức, gây sốc của ông Nguyễn Đăng Trường, Giám đốc BQL Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế (chủ đầu tư công trình) khi trao đổi ý kiến với phóng viên: “Sau khi báo chí phản ảnh tau sửa lại hết rồi, lên trên mà xem”; còn đối với người bị tai nạn giao thông, ông Trường nói: “Chết là việc của họ tau không quan tâm”.
Một lãnh đạo huyện đạo huyện Nam Đông phàn nàn với phóng viên ông Trường này làm Giám đốc nhưng khi tiếp xúc làm việc với chúng tôi từ phong cánh đến lời nói cực kỳ khó nghe và phản cảm.
 Phóng viên làm việc với ông Nguyễn Văn Cao (bên phải), Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Liên quan đến vấn đề nêu trên và việc phát ngôn gây sốc của ông Trường, phóng viên đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Cao cho biết: “Sau khi báo đăng tôi đang đi công tác ở nước ngoài và tôi đã chỉ đạo ngay cho ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, chấn chỉnh ngay sự việc báo phản ánh”. Còn về việc phát ngôn phản cảm của ông Trường,  ông Cao nhấn mạnh: “Về nguyên tắc yêu cầu đối với công chức và viên chức trong quá trình làm việc là phải nghiêm túc, chuẩn mực phát ngôn theo quy chế của công chức, anh nào phát ngôn ngông nghênh, phản cảm thì phải kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm để làm gương”. Ông Cao nói thêm: “Nếu công trình thi công làm ẩu không đảm bảo an toàn giao thông, gây chết người thì gia đình người bị hại có thể khởi kiện ra tòa án bắt bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.
Xuất hiện tình tiết mới và “khó hiểu” trong vụ việc này?
Từ khi nạn nhân Nhầm chết đến nay đã hơn 4 tháng nhưng đơn vị thi công và chủ đầu tư không một lời động viên thăm hỏi đối với gia đình. Sau khi báo chí phản ánh và luật sư vào cuộc, ngày 8/11/2017 ông Nguyễn Đức Hạ, Đội Phó đội Điều tra Công an huyện Nam Đông “bất ngờ xuất hiện” tại trụ sở Công an xã Hương Sơn, mời bà Hồ Thị ANừn (mẹ của nạn nhân Nhầm) đến để ký nhận 10 triệu đồng và yêu cầu bà ANừn không khiếu nại về cái chết của con trai bà.
Bà ANừn nói với phóng viên rằng bà không ký nhận số tiền nói trên và bà tiếp tục khiếu nại cái chết của con trai bà.
Vậy số tiền 10 triệu đồng đó từ đâu ra, vì sao công an huyện Nam Đông lại đứng ra để “thương lượng” việc này, trong khi ông Trường mới là người phát ngôn gây sốc: “Chết là việc của họ tau không quan tâm”?
Luật sư Đồng Hữu Pháp.
Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn luật sư Đồng Hữu Pháp, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Hữu Pháp, thuộc đoàn luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế (luật sư bảo vệ miễn phí cho bà ANừn người dân tộc Ca Tu). Luật sư Pháp nêu rõ:
Bộ luật Hình sự  năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định tại Điều 220 “Tội  vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông”:
1. Người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không mà vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình đó gây thiệt hại cho tín mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ sâus tháng đến 3 năm
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm
4. Người bị phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Khoản 2, Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ: Thế nào là công trìnhđường bộ: Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, giải phân cách, cột cây số, kè, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác…
Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét