Có thể so sánh như vậy khi nói về những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đề cập đến vai trò tạo ra thành công to lớn tại APEC 2017 của nước chủ nhà Việt Nam.
Có thể so sánh như vậy khi nói về những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đề cập đến vai trò tạo ra thành công to lớn tại APEC 2017 của nước chủ nhà Việt Nam.
Có thể so sánh như vậy khi nói về những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đề cập đến vai trò tạo ra thành công to lớn tại APEC 2017 của nước chủ nhà Việt Nam.
Những luận điệu lạc lõng ấy muốn nhân sự kiện quốc tế lớn này để đốt lên ngọn khói xuyên tạc về câu chuyện dân chủ, nhân quyền, hạ thấp vai trò của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong lãnh đạo phát triển đất nước.
Nhưng sự thật về một kỳ APEC rất thành công khiến âm mưu ấy bị thất bại.
Trò “la làng” nhân quyền bị thất bại
Trước khi Tuần lễ Cấp cao APEC được khai mạc, trên nhiều trang mạng, tờ báo hải ngoại, xuất hiện không ít thông tin mang tính kích động về câu chuyện nhân quyền ở Việt Nam.
Trang Việt ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lại việc Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Canada Ngô Thanh Hải-nguyên sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa đưa ra nhiều thông tin sai sự thật trong bức thư gửi lãnh đạo nhà nước Canada, nói về tự do tôn giáo, tự do nhân quyền và cả vấn đề Formosa tại Việt Nam.
Ông Hải cố tình gọi 7 người vi phạm pháp luật Việt Nam là những “tù nhân lương tâm”.
Ông này kêu gọi lãnh đạo nhà nước Canada nêu vấn đề nhân quyền khi gặp lãnh đạo Việt Nam và kêu gọi thực hiện luật Magnitsky (luật trừng phạt những người vi phạm nhân quyền).
Coi APEC là một cơ hội tốt để “la làng” như thường thấy, Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch-HRW) gây sự chú ý bằng việc đưa ra tới danh sách 105 blogger và “nhà hoạt động nhân quyền” mà tổ chức này cho là Việt Nam đang giam giữ, trong đó có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Trần Thị Xuân.
HRW đã cố tình quên rằng những đối tượng này đều vi phạm pháp luật Việt Nam, bị kết án về tội tuyên truyền chống Nhà nước, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền chứ không phải là những “nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai”, “nhà hoạt động vì môi trường” hay “nhà hoạt động nhân quyền”.
Tổ chức này kêu gọi lãnh đạo các nền kinh tế dự APEC can thiệp để Việt Nam ngay lập tức thả tự do cho 15 trường hợp.
Những lời kêu gọi trên không nhận được sự ủng hộ của truyền thông quốc tế và công luận nhưng một số bài trên trang Youtube vẫn tiếp tục chiêu thổi phồng sự việc.
Ngay như bài trả lời phỏng vấn của một giáo sư tại Hoa Kỳ nói về APEC không đề cập nhiều đến vấn đề nhân quyền nhưng vẫn được đăng với tiêu đề “Quốc tế kêu gọi tẩy chay hội nghị APEC vì Việt cộng đàn áp nhân quyền”.
Lố bịch hơn, họ còn bịa ra chuyện Tổng thống Donald Trump “dằn mặt” Việt Nam vì vi phạm nhân quyền.
“Gậy ông đập lưng ông”, trong phần phản hồi bình luận, nhiều bạn đọc thẳng thắn phê phán trò đưa tin kiểu “xàm láo”, bịa đặt đó.
Họ chỉ ra rõ chẳng có “quốc tế” nào kêu gọi tẩy chay APEC mà thực tế tại APEC, chương trình nghị sự bàn nhiều vấn đề thiết thực và những thông tin sai sự thật trên đã không được quan tâm.
Trả lời một tờ báo hải ngoại, ngay cả Giáo sư Ngô Vĩnh Long ở Hoa Kỳ, cũng thừa nhận thực tế, không có chuyện Tổng thống Hoa Kỳ can thiệp vấn đề nhân quyền tại APEC.
Ngược lại, trong bài phát biểu của mình tại APEC, Tổng thống Hoa Kỳ đã ghi nhận nhiều thành tựu, nỗ lực của Việt Nam vì quyền con người.
Ông nói: “Ngày nay, chúng ta không còn là kẻ thù nữa. Chúng ta là bạn. Và thành phố cảng này ngày càng tấp nập, nhộn nhịp với tàu, thuyền từ khắp nơi trên thế giới đổ về.
Những công trình kỳ công, như Cầu Rồng, chào đón hàng triệu người đến tham quan, tận hưởng, những bãi biển tuyệt đẹp, ánh đèn rực rỡ, cũng như những nét quyến rũ cổ xưa của Đà Nẵng…
Đầu thập niên 1990, gần một nửa người dân Việt Nam sống với chỉ vài USD mỗi ngày và cứ 4 người lại có một người phải chịu cảnh thiếu điện.
Ngày nay, Việt Nam, với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần.
Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng!”.
Thực tế cũng cho thấy, trong Tuyên bố chung Việt Nam-Canada nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC cũng nêu rõ:
“Canada và Việt Nam ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy nhân quyền tuân theo hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế, bao gồm việc thực thi Công ước Liên hợp quốc và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền”.
Như vậy, việc bảo vệ nhân quyền phải tuân theo hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế.
Những sáng kiến của Việt Nam rất thiết thực, được đánh giá cao
Trên trang của tổ chức phản động Việt Tân và một số trang mạng khác còn có những bài viết xuyên tạc rằng “APEC không mang lại lợi ích gì nhiều cho nhân dân Việt Nam”, “nhiều người dân thờ ơ với APEC”.
Họ còn đưa ra phê phán, Việt Nam lạc lõng trong bàn tiệc APEC 2017, hành trang mang đến APEC vẫn là “những phát biểu ngây ngô về “lợi thế quốc gia” là lao động giá rẻ, tài nguyên giàu có và con người thân thiện” đã cũ rích suốt hơn 30 năm qua.
Chẳng hiểu dựa trên học thuyết kinh tế nào, họ phán bừa rằng, các sáng kiến do Việt Nam đề xuất với APEC 2017 là “mù mịt” và mang tính khái niệm; phạm vi trừu tượng về “sáng tạo và bao trùm”…
Có thể nói, đó là những nhận định hết sức hồ đồ, đi ngược với thực tế. Ở Việt Nam, APEC nhận được sự quan tâm to lớn của nhân dân, nhất là đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.
Trong số hàng nghìn doanh nghiệp đăng ký tham gia APEC, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Không chỉ từ APEC 2017 mà từ lâu, trong các nghị quyết của Đảng cũng như trong tổ chức thực tiễn, Việt Nam đã xác định những vấn đề, như: Nhân công rẻ, tài nguyên quặng thô… không còn là lợi thế quốc gia.
APEC 2017 đã tiếp nối tư duy đổi mới kinh tế với 4 sáng kiến trụ cột đều là những dư địa kinh tế thúc đẩy sự phát triển trong nước và khu vực.
Các chuyên gia kinh tế đều đánh giá cao những sáng kiến đó của Việt Nam.
Ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC cho biết, không phải ngẫu nhiên APEC lần này thu hút hơn 2.000 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký tham gia.
Đây là số lượng doanh nghiệp đăng ký lớn nhất từ trước đến nay.
APEC có thể tác động, giúp từ doanh nghiệp đến bà nội trợ hay người lái taxi Grab đều hưởng lợi chỉ với sáng kiến Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên quốc gia do Bộ Công Thương đề xuất.
Với tiềm năng như hiện nay, nếu có quyết sách đúng, theo ông Hoàng Văn Dũng, Việt Nam có thể phát triển gấp 10 lần.
Theo Tiến sĩ Trần Việt Thái, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Học viện Ngoại giao)-một chuyên gia về APEC: APEC từ lâu đã được biết đến với khái niệm đây là vườn ươm của ý tưởng.
Tuy APEC là một diễn đàn không chính thức, không bắt buộc giữa các thành viên, nhưng những ý tưởng này góp phần quan trọng vì hầu hết cam kết APEC đều được triển khai và ít hay nhiều đều có tác động sâu sắc đến các xu hướng phát triển ở khu vực.
Tiến sĩ Trần Việt Thái đánh giá cao sáng kiến về phát triển bao trùm.
“Chữ bao trùm ở đây có nghĩa là người dân sẽ được hưởng lợi, không ai bị bỏ lại trong quá trình đó. Phát triển là đồng đều bao trùm trong mọi lĩnh vực, kinh tế, tài chính, thương mại…
Việt Nam còn tổ chức được các diễn đàn và gắn kết các thành tố của các khía cạnh bao trùm. Phải nói, đây là lần đầu tiên APEC làm được cái này”, Tiến sĩ Trần Việt Thái nói.
Theo các chuyên gia, việc đưa ra sáng kiến ở APEC tưởng đơn giản nhưng lại không hề đơn giản bởi vì dư địa càng về sau này càng khó, nền kinh tế của nước ta phát triển thấp hơn so với nhiều nền kinh tế thành viên, do vậy cần sự dung hòa tổng thể.
Sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ hay lao động trong kỷ nguyên số, ứng phó với biến đổi khí hậu, cách mạng số… đều rất thiết thực.
Cái mới và cái cũ đan xen tạo ra một chỉnh thể thống nhất, tạo ra APEC thành công nhất từ trước tới nay.
Điều này được chứng minh khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết sau các hội nghị, những sáng kiến của Việt Nam đều được 100% lãnh đạo các nền kinh tế ủng hộ, hoan nghênh.
Bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam-một liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp khắc phục nghèo đói, bất công-cũng đánh giá cao vấn đề tăng trưởng bao trùm của APEC 2017.
Trong đó, rất cần hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ lãnh đạo và làm chủ, để “thúc đẩy nền kinh tế nhân văn mà ở đó không ai bị bỏ lại phía sau, một thế giới tươi sáng cho các thế hệ sau”.
Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội-ông Adam Sitkoff, cho rằng: APEC 2017, cùng với các chuyến thăm của những nguyên thủ hàng đầu thế giới, là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam thúc đẩy phát triển lợi ích kinh tế.
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Philipines Trương Triều Dương nhận xét:
“Theo dõi APEC 2017 ngay từ những ngày đầu tiên đến khi kết thúc, chúng ta tổ chức điều hành hơn 200 hội nghị nhưng cho đến giờ vẫn chưa có bất kỳ lời phàn nàn nào.
Bạn bè của tôi ở các nước đến dự APEC đều phản hồi lại với tôi bằng thái độ hài lòng và chỉ gói gọn trong hai chữ: Tuyệt vời!”.
Đặc biệt, tại buổi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam sau Hội nghị Cấp cao APEC, ông Donald Trump bày tỏ vinh dự và vui mừng được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và thiện cảm của lãnh đạo, nhân dân Việt Nam; chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC một cách tuyệt vời…
Đánh giá của nguyên thủ một siêu cường trên thế giới như vậy là minh chứng sinh động, cho thấy APEC 2017 đã được nước ta tổ chức rất thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp, khẳng định uy tín và vị thế Việt Nam.
Và như vậy, những kẻ “đốt rơm” với tâm địa hẹp hòi chỉ có thể tạo ra những làn khói nhỏ nhoi, lạc lõng giữa một sự kiện quốc tế quan trọng mà “một nửa thế giới đã gõ cửa Việt Nam” càng thêm hiểu, thêm tin cậy một Việt Nam hội nhập, ngày càng tiến bộ và phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét