Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Đừng cố lấy Trịnh Xuân Thanh ra làm lý do Đức không tham gia APEC

Hội Nghị APEC – 2017, niềm tự hào của dân tộc và con người Việt Nam, khi là nước 2 lần đứng ra tổ chức một trong những hội nghị lớn nhất thế giới. APEC – là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, vậy mà có những phần tử cực đoan cố gắng lấy lý do vì vụ việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, nên Đức không tham dự APEC. Sự thật thì Đức không phải thành viên APEC.
Tại sao Đức không tham dự APEC và tại sao Thủ tướng phải tham dự G20?
Một số luồng thông tin cho rằng việc Đức không tham dự APEC tại Việt Nam, là do tình hình Việt Nam đã bắt có Trịnh Xuân Thanh, khi mà vị cựu Đại biểu quốc hội này đã nộp đơn xin tị nạn tại Đức cho Thủ tướng Angela Merkel, với hy vọng được xem xét.
Các trang tin này đưa ra luận điệu được dẫn chứng bởi “Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức đưa ra ngày 8/11. Chính phủ Đức không cử đoàn cấp cao tới dự Hội nghị APEC 2017 tại Việt Nam”. Vì lý do Đức muốn “trả đũa” Việt Nam qua vụ việc của Trịnh Xuân Thanh vừa qua.
Do kém cỏi về sự hiểu biết hay do tham mấy đồng tiền mà một số đối tượng nói rằng Đức phải tham gia APEC
Do kém cỏi về sự hiểu biết hay do tham mấy đồng tiền mà một số đối tượng nói rằng Đức phải tham gia APEC
Thật là lố bịch, khi xét về mặt địa lý thì APEC là một diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên, là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (chỉ bao gồm dọc Vành đai Thái Bình Dương).
Với mục tiêu tăng cường mối quan hệ, hợp tác về kinh tế và ổn định nền chính trị. Vậy mà, những tên phản động của một số trang tin điện tử lại cho rằng Đức phải là thành viên và phải tham gia APEC.
Các nền kinh tế trong diễn đàn APEC chiếm tổng cộng 39% dân số thế giới, 59% GDP toàn cầu, 48% thương mại quốc tế và chiếm khoảng 53% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới. APEC là một diễn đàn kinh tế, chính trị lớn mạnh, chỉ sau Hội nghị thượng đỉnh G20.
Việc Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20, là vì nhiều thành viên của G20 cũng là thành viên của APEC như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga,…. Vậy nên, trong diễn đàn APEC và G20 đều có một số điểm chung.
Trong nội dung thỏa thuận giữa APEC và G20 là những nước chủ nhà của năm đăng cai tổ chức APEC, sẽ thường được mời tham dự cuộc họp G20, với tư cách đại diện khu vực theo hướng dẫn của G20. Vì nhiều thành viên của G20 cũng là thành viên của APEC như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga,….
Vậy nên, trong Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua được tổ chức ở Hamburg (Đức), Việt Nam sẽ được mời với tư cách nước chủ nhà “Năm APEC 2017″, chứ không phải là thành viên được mời.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua, không chỉ có Việt Nam là khách mời với tư cách tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Mà Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan, Sigapore cũng được mời tham dự với tư cách là khách. Và đại diện đăng cai tổ chức Liên minh châu Phi (AU), năm nay là Ethiopia cũng được mời giống Việt Nam.
Những dẫn chứng quan hệ giữa Việt Nam và Đức ngày càng tốt đẹp
Thủ tướng không chỉ là khách mời của G20, mà Thủ tướng còn có chuyến công du tới Đức, Hà Lan theo lời mời của lãnh đạo cấp cao của 2 quốc gia Châu Âu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đã thăm chính thức CHLB Đức và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg từ ngày 5 – 8/7 và thăm chính thức Vương quốc Hà Lan từ ngày 9 – 11/7 vừa qua.
Trong nội dung tham dự G20 với tư cách, thì đã phần nào khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời cho thấy các thành viên G20 coi trọng, đánh giá cao vị trí, vai trò của APEC trong cấu trúc quản trị khu vực và toàn cầu.
Giữa APEC và G20 năm nay có nhiều điểm tương đồng về thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; thúc đẩy liên kết kinh tế, thương mại và đầu tư; khuyến khích đổi mới-sáng tạo; hợp tác chống biến đổi khí hậu, các vấn đề khu vực và toàn cầu trong bối cảnh mới…
Tại hội nghị G20, trong Phiên thảo luận về: “Phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác giữa các nước trong việc ứng phó biến đổi khí hậu. Trong đó, Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tác động từ biến đổi khi hậu với việc nước biển dâng, nguồn tài nguyên sông Mekong không bền vững.
Như vậy, trong vai trò là đại diện của Chủ nhà APEC 2017, Đoàn cấp cao của Việt Nam đã có những thành công tốt đẹp trong thúc đẩy nền kinh tế kết nối G20 với APEC 2017, vừa diễn ra thành công ở Đà Nẵng.
Đồng thời, điều này cũng thể hiện mối quan hệ tốt đẹp Việt – Đức và sự tin cậy của Đức đối với Việt Nam. Bởi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm tới Đức và Hà Lan dựa trên lời mời của nguyên thủ quốc gia và đại sứ quán 2 nước này.
Trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Đức, thì Đức là đối tác lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, bởi kinh ngạch hai chiều đạt tới 9 tỉ USD. Giữa Đức và Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong hợp tác về năng lượng, đào tạo nhân lực, lao động, du lịch, công nghệ thông tin…
Đức là đối tác lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu và mối quan hệ này vẫn rất tốt đẹp
Đức là đối tác lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu và mối quan hệ này vẫn rất tốt đẹp
Tại diễn đàn doanh nghiệp của hai nước, trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 7 vừa qua. Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Brigitte Zypries đã chứng kiến việc ký kết 35 văn kiện, với tổng giá trị lên tới 4 tỉ euro (trên tổng số 600 đăng ký của doanh nghiệp hai nước).
Có thể kể đến các ký kết điển hình như: Thỏa thuận kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo giữa Tập đoàn Trung Nam và Tập đoàn Enercon, với tổng trị giá 800 triệu euro; Giữa Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn GOAL (German Operating Aircraft Leasing GmbH & Co.KG), cung cấp tài chính cho 4 máy bay A321 mới của Vietjet, với tổng trị giá 464 triệu USD, giữa Tập đoàn FPT và Tập đoàn Siemens về công nghệ…
Thử hỏi, giữa một nền kinh tế giữa hai quốc gia đầy tiềm năng phát triển như vậy. Thì câu chuyện của một cá nhân dù đúng hay sai, cũng chỉ là điều nhỏ nhoi hoàn toàn có thể “bỏ qua” để đạt được cái mục tiêu lớn lao hơn.
Lãnh đạo cấp cao Đức sẽ có chuyến thăm tới Việt Nam vào một ngày sớm nhất, theo lời mời trong chuyến công du vừa qua của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chứ không phải là trong thời gian mà sự kiện APEC đang diễn ra tại Việt Nam, bộ phận ngoại giao Đức thừa hiểu rằng nên có chuyến thăm Việt Nam vào một ngày và vị chủ nhà “không bận”.
Mục đích của phản động như thế nào thì nhân dân cả nước thừa hiểu rõ, làm sao nhân dân có thể tin vào một tổ chức chuyên lấy danh nghĩa tôn giáo để chống phá nhà nước; lấy tự do nhân quyền để đòi hỏi quyền lợi cho riêng mình; thậm chí cả vấn đề môi trường đang ô nhiễm như Formosa để biểu tình đòi cái này, cái kia chứ không phải bảo vệ môi trường…
Đúng là “cú không biết cú hôi”, những kẻ phản động không biết mình phải ăn bám các quốc gia khác nhau trên thế giới dưới danh nghĩa nhân quyền, tự do, tôn giáo… đến bao giờ nữa.
Thật buồn cười, khi một cô ca sĩ nổi tiếng là tự phong “Lady Gaga của Việt Nam”, có những lời báng bổ lãnh đạo Hoa Kỳ. Chỉ vì từ khi Tổng thống Donald Trump chỉ quan tâm tới hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam – Hoa Kỳ và lịch sử Việt Nam. Chứ không quan tâm tới một cô ca sĩ mong muốn “xin tiền” tài trợ cho các hoạt động vô bổ.
Giá mà những tên phản động này có trình độ hiểu biết tốt hơn chút. Cố gắng học hỏi thêm một số kiến thức về lòng yêu nước, về văn hóa và con người Việt Nam, để “quay đầu là bờ” nhận được sự bao dung trong “Đức trị” của pháp luật Việt Nam. Chứ đến khu vực địa lý nước Đức có thuộc nhóm APEC không còn không biết, thì đến trẻ con cấp “cười cho thối mũi”.
Luận điệu của bọn phản động bị chửi tơi bời vì thiếu hiểu biết
Luận điệu của bọn phản động bị chửi tơi bời vì thiếu hiểu biết
Những kẻ luôn giở “chiêu hèn kế bẩn”, để xuyên tạc bôi nhọ dân tộc, báng bổ quốc gia,… mà thiên tai xảy ra chẳng giúp được gì cho đồng bào, chẳng cống hiến được gì cho đất nước. Mà chỉ cố gắng xuyên tạc, chống phá để cố xin được vài đồng bố thí từ các tổ chức khác nhau.
Hai lần Việt Nam đăng cai tổ chức APEC thành công, đã phần nào thể hiện sự cố gắng và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Góp phần khẳng định vị thế, tiếng nói và tầm quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế.
CTV Đinh Lực

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét