Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Quan Công còn “kém xa” Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Mặc dù là câu chuyện cách đây đã lâu, dự án xây dựng tượng Quan Công cũng đã không được thực hiện, nhưng nay lại được dư luận mang ra bàn tán. Ở một góc độ xây dựng tượng đài phù hợp với đất nước, hãy thử xem Quan Công còn “kém xa” bậc anh hùng dân tộc nào của Việt Nam?
Câu chuyện về việc năm 2015, một doanh nghiệp đề xuất với cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng, xem xét dự án xây dựng hạng mục từng được gây chú ý nhất là bức tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công), cao 36 mét.
Cữ ngỡ câu chuyện này sẽ không còn được nhắc lại. Nhưng ở các trang tin tức, các trang mạng xã hội, diễn đàn khác nhau lại liên tục đưa thông tin về sự việc này, gây ra những hiểu nhầm, dư luận bị “dắt mũi” bởi vào các nguồn tin không chính thống.
Lịch sử Việt Nam lừng lẫy những chiến công nhờ tài năng của các anh hùng dân tộc
Lịch sử Việt Nam lừng lẫy những chiến công nhờ tài năng của các anh hùng dân tộc
Trong vấn đề bàn luận hôm nay, chúng ta cần phải chỉ ra rõ được việc nếu xây tượng đài nhìn ra biển, thì xây dựng tượng đài anh hùng dân tộc nào của Việt Nam là phù hợp?
Quan Công – là người như thế nào?
Trước hết, chúng ta phải khẳng định một điều – đó là, Quan Công không phải là một anh hùng dân tộc của Trung Quốc, cũng không có vai trò đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Dưới ngòi bút của La Quán Trung, thì nhân vật Quan Công đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa. Quan Công trở thành hình tượng vĩ đại nhất của thời đại phong kiến Trung Hoa, là biểu tượng về Đạo đức tiêu chuẩn: Trung – Hiếu – Lễ – Nghĩa – Nhân – Dũng.
Vì hình tượng vĩ đại đó, Quan Công được tôn xưng làm Võ Thánh – được nhân dân Trung Hoa tôn thờ đến mức là Quan Thánh Đế Quân. Tầm ảnh hưởng đó còn tác động tới lịch sử, văn hóa xã hội của các nước láng giềng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thế giới.
Xét về vị thế võ tướng trong lịch sử nhân loại, thì hiếm có nhân vật nào được tôn thờ và ảnh hưởng lớn đến tôn giáo, tín ngưỡng dân gian như Quan Công.
Quan Công có tầm ảnh hưởng lớn nhờ ngòi bút của La Quán Trung trong Tam Quốc diễn nghĩa
Quan Công có tầm ảnh hưởng lớn nhờ ngòi bút của La Quán Trung trong Tam Quốc diễn nghĩa
Được nhân dân Trung Hoa biết đến và thờ cúng như một vị thần. Giới thương nhân coi ông như một vị “thần tài” (vì thửa nhỏ ông từng làm nghề bán đậu phụ); giới nho sĩ thì coi ông là một vị thần văn học (bởi tượng về ông đa phần khắc họa trên tay cầm cuốn Kinh Xuân Thu); giới quân sự coi ông như vị thần bản mệnh (vì tài năng quân sự, sức mạnh và sự uy dũng).
Trần Hưng Đạo – Đức Thánh Trần của dân tộc Việt mà Quan Công khó sánh bằng
Nếu muốn chứng minh Quan Công không thể bằng Hưng Đạo đại vương – Trần Quốc Tuấn, thì có thể lấy những minh chứng dưới đây:
Thứ nhất, nhân cách con người
Dù có ngựa Xích Thố, có Thanh Long Yểm Nguyệt đao, có tướng uy phong lẫm liệt. Thì cũng không thể bằng vóc dáng nhỏ bé, đức tính giản dị của Trần Quốc Tuấn.
Bởi xét về tài năng ở Tam Quốc, thì Quan Công có võ công còn thua xa Lữ Bố, uy dũng thua Trương Phi, mưu lược thua Lã Mông. Đặc biệt là cái tính kiêu ngạo là con đường dẫn đến cái chết của ông.
Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) không là nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi của ông không chỉ gắn liền với chiến công Bạch Đằng, mà dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn, Đại Việt ta đã ba lần kháng chiến đánh thắng giặc Nguyên – Mông năm 1258, 1285 và 1288 trong khi cả Châu Á – Âu chịu thua trước vó ngựa Nguyên – Mông.
Thứ hai, vượt qua sự Trung – Hiếu của bậc thánh nhân
Nếu Quan Công luôn thể hiện tính Trung – Hiếu với Lưu Bị; Quan Công, Lưu Bị và Trương Phi coi nhau như an hem, thề sống chết có nhau.
Thì lòng Trung – Hiếu của Trần Hưng Đạo cũng không hề thua Quan Công. Lịch sử có ghi lại giai thoại rằng: Trên đường từ Nam Định lên vùng Đông Bắc, ở cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 2 (năm 1285). Để tránh sự truy đuổi của giặc, ông yêu cầu để mình hộ vệ vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông. Mặc dù trước đó, thân sinh của Trần Hưng Đạo là Trần Liễu có hiềm khích với vùa Trần Thái Tông (là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam), trước khi chết có lời trăn trối: “Con phải trả thù cho cha, rồi nhân đó, đoạt luôn ngôi báu thì cha mới có thể thanh thản yên nghĩ dưới suối vàng”.
Khi đó, Trần Hưng Đạo đã là bậc lão thần, luôn mang theo một chiếc gậy ở đầu có bịt sắt. Nên trong tình cảnh đó, một số người tỏ ý lo ngoại, vì thế ông bèn vứt mũi sắt đi để tỏ lòng thành với vua.
Thậm chí, Trần Hưng Đạo còn là một người biến biến thù thành bạn, trừng phạt chính con trai của mình về tội bất hiếu với vua – bất trung với nước.
Trần Quốc Tuấn là anh em con bác của Trần Quang Khải, 2 người vốn trước không hoà hợp với nhau. Nhưng một lần, ông đã chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải.
Rồi một chuyện khác, trong những năm tháng cuối đời, Trần Quốc Tuấn đã đem chuyện cha mình (là Trần Liễu) muốn ông trả thù để dò ý các con. Chỉ có riêng Trần Quốc Tảng là có ý muốn ông cướp ngôi vua, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết con trai Trần Quốc Tảng.
Dù là mối thù hoàng tộc, nhưng Trần Quốc Tuấn đã cư xử hoàn toàn khác. Ông không vì thù nhà, mà rời bỏ quyền lợi của đất nước và nhân dân lên hàng đầu. Có thể nói, Trần Quốc Tuấn còn đã góp phần xây đắp mối đại đoàn kết của dòng họ nhà Trần, tạo nên “Hào khí Đông A”.
Đó là cái mà Quan Công không bao giờ làm được.
Thứ ba, Quan Công “nhiều dũng nhưng ít trí”
Dân gian vẫn thường nói: “Quân tử nhất ngôn”, làm người quân tử nói ra một lời không thể lấy lại được. Vậy nên, làm người quân tử phải quan trọng lời nói, nhưng cũng phải biết nghĩ trước khi nói.
Quan Công đã không hiểu điều này, câu nói mà Quan Vũ mắng sứ giả của Tôn Quyền rằng: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”. Lúc đó là khoảng thời gian năm 213 -214, trong việc Tôn Quyền tung ra một quân bài hôn nhân chính trị, bằng việc xin Quan Công gả con gái cho con trai mình.
Câu nói miệt thị Tôn Quyền của Quan Vũ trở thành “điểm nhấn” trong sự rạn nứt liên minh giữa nhà Ngô – Hán. Để dẫn tới sự nổi lên của Lữ Mông ở Đông Ngô báo hiệu “ngày tàn” của kẻ vốn có tính tự phụ, ngạo mạn và không có tầm nhìn chính trị này.
Còn Trần Quốc Tuấn thì khác, ông nổi tiếng với câu nói: “Bệ hạ hãy chém đầu thần trước đã, rồi hãy hàng” tượng trưng cho khí phách Đại Việt, cho đỉnh cao của lòng yêu nước làm rực sáng dân tộc đến ngàn thu.
Thứ tư, về tài năng quân sự giữa Quan Công và Trần Quốc Tuấn
Trong 8 nhà quân sự nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa, không hề đề cập tới cái tên Quan Công.
Nhưng nếu nói nhà quân sự số 1 của lịch sử Việt Nam, thì cái tên Trần Quốc Tuấn luôn ở vị trí số 1. Trong 10 nhà quân sự nổi tiếng nhất thế giới, thì có tới 2 vị anh hùng của Việt Nam, đó là Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Quan Công gần như không có các tác phẩm, mưu lược quân sự nào bởi cái tính thô lỗ, thiếu tầm nhìn chính trị và không coi trọng mưu lược quân sự của Lưu Bị.
Còn Trần Hưng Đạo đã để lại 3 tác phẩm quân sự có thể nói là kiệt tác, đó là: Hịch tướng sĩ; Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Với chính sách “ngụ binh ư nông”; “Khoan thứ sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy“, của ông qua bao triều đại phong kiến vẫn còn áp dụng.

Trần Quốc Tuấn nổi tiếng với bài Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn nổi tiếng với bài Hịch tướng sĩ
Trong đền Ngọc Sơn – Quan Công và Trần Quốc Tuấn ai ở vị trí cao hơn?
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể về số lượng các nơi thờ tụng Quan Công. Nhưng một sự thật ở đền Ngọc Sơn trên Hồ Gươm (Hà Nội) cho thấy, Quan Công đứng hàng vị gian tiền, còn Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được thờ cúng ở ngôi vị của gian hậu.
Đề Ngọc Sơn là nơi thể hiện tư tưởng Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Đề Ngọc Sơn là nơi thể hiện tư tưởng Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Trên báo Văn hóa Nghệ An có miêu tả việc thờ cúng các nhân vật ở trong đền: “Gian tiền có biển đề “Văn Xương đế quân” bằng chữ nho khá to treo bên cột. Trên ban thờ, đằng trước là tượng một ông mặt đỏ, râu đen có biển đề: “tượng thần Quan đế”; tiếp đó, ngồi cao hơn một chút là “tượng Lã Tổ” ; tiếp nữa, ngồi cao hơn hẳn trong một cái khám thờ khá rộng là “tượng Văn Xương đế quân”. Bước vào hậu cung ta thấy ngay một khám thờ lớn đặt trên cái bệ cao vượt bệ gian ngoài, trong đó ngự một pho tượng có biển đề: “Tượng đức thánh Trần Hưng Đạo”. (Các biển đề tên tượng đều bằng chữ quốc ngữ)”.
Nếu như vậy, thì việc thờ các vị thánh, thần, tiên, Phật. Thì Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được tôn ở vị trí cao nhất, thuộc bậc thánh nhân. Ở Việt Nam hiện nay, có hai anh hùng được nhân dân tôn sùng và phong thánh, đó là Thánh Gióng và Trần Quốc Tuấn.
Còn Quan Vũ chỉ được coi là một vị thần, để nhân dân cầu mong trừ tà ma, cầu tài lộc,…
Lịch sử của nước tranh quyền đoạt vị và nước đại đoàn kết dân tộc
Trong cả quá trình lịch sử dân tộc Trung Quốc, chủ yếu là những cuộc nội chiến, chiến tranh giữa các dân tộc triền miên, liên tục kéo dài để tranh quyền đoạt vị. Có thể kể đến như: Thời Tam Quốc (220 – 280); Thập Lục Quốc (304 – 439); Nam – Bắc triều (420–589); Ngũ Đại (907-960) và Thập Quốc (907-979);…
Vì vậy, việc quân Mông Cổ, Mãn Thanh, Anh, Nhật Bản xâm lược dân tộc to lớn này dù dân số gấp 10 lần, nhưng cũng không thể phản kháng và phải chịu sự “Đồng hóa”. Việc người Mãn Châu lập ra nhà Thanh và bắt nhân dân triều Minh để tóc đuôi sam là một ví dụ.
Việt Nam ngược lại, nội chiến không phải không có, nhưng trong bất kỳ một hoàn cảnh lịch sử nào. Sức mạnh dân tộc ấy cũng có thể trở thành một khối đại đoàn kết lớn mạnh. Thậm chí, khi mà Đế quốc Mông Cổ xâm lược, nhà Tống lớn mạnh nhưng cũng chịu thua. Thì trên thế giới chỉ có Nhật Bản, Đại Việt là 2 quốc gia đánh bại được đế quốc này.
Trận Bạch Đằng ghi nhận công lao của dân tộc Việt, đặc biệt của Trần Quốc Tuấn
Trận Bạch Đằng ghi nhận công lao của dân tộc Việt, đặc biệt của Trần Quốc Tuấn
Dân tộc Việt Nam trải qua 4 cuộc Bắc thuộc, đó là: Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40); Bắc thuộc lần II (43 – 541); Bắc thuộc lần III (602 – 905) và Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427). Nhưng dù có gần 1000 năm Bắc thuộc như lần I, thì Đại Việt vẫn không hề bị đồng hóa về mặt văn hóa và giữ nguyên được giá trị cốt lõi của dân tộc.
Thậm chí, sức mạnh dân tộc nhỏ bé này đủ để tự hào:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”.
trích Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi
Và:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
trích câu nói của Hoàng đế Quang Trung
Sự thật, thì Quan Vũ là một nhân vật được hình tượng hóa văn học, hơn là hình tượng của một nhân vật lịch sử. Trong vai trò lịch sử thì cũng chỉ là mãnh tướng nhiều dũng nhưng ít trí; có tín nhưng thiếu nghĩa; vì mải võ mà quên văn.
Bằng những đánh giá và nhận xét trên, nếu để so sánh với Trần Hưng Đạo, thì Quan Công còn thua xa. Vậy nên, trong việc lựa chọn xây dựng tượng đài như thế nào, nhất là tượng đài hướng ra biển Đông. Thì tốt nhất chúng ta sẽ chọn anh hùng dân tộc, hay chọn hình tượng của nước khác. Nhất là khi mối quan hệ giữa biển Đông giữa Việt – Trung hiện nay không được tốt đẹp.
CTV Đinh Lực

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét