Chiều 21.11 theo ông Tôn Thất Hộ, Ban lăng mộ Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc tại Huế cho biết Lăng mộ mẹ vua Dục Đức bị kẻ gian đào tung nhà bia, đem bia đá, chân bia đá ra ngoài.
Theo đó, khu lăng mộ của bà Trần Thị Nga, mẹ vua Dục Đức (1 trong 13 vị vua triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trị vì đất nước đóng kinh đô tại Huế từ 1802-1945) tại phường Thủy Xuân, TP Huế đã bị kẻ gian vào đào bia đá không biết với mục đích gì.
Những thành viên trong Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc tại Huế vào sáng 19.11 khi lên thăm lăng mộ bà đã không khỏi đau xót khi tấm bia và đế bia trong nhà bia đã bị đào lên, đưa ra khỏi nhà bia. Phía trong nhà bia có dấu hiệu đào xới ở vị trí dưới đế bia. Tấm bia và đế bia bị sứt mẻ nhiều chỗ.
Đây là một ngôi lăng mộ còn lại khá nguyên vẹn có kiến trúc rất giá trị với nhiều đường nét hoa văn, chạm khảm độc đáo rộng chừng 200m2. Phía ngoài lăng mộ có vòng thành bao quanh với 2 cửa vào. Phía trong theo chiều đi vào có cổng vòm, bình phong, nhà bia (trong có tấm bia và đế bia bị kẻ gian đào như trên), khu vực tẩm mộ và bình phong cuối cùng. Đáng tiếc là khu tẩm mộ bị đào bới trộm cổ vật từ lâu khoảng năm 1989-1990.
Tấm bia bị kẻ gian đào lên đưa ra khỏi nhà bia cùng với đế bia có ghi chữ “Hiển Tỉ Kiến Thụy Quận Vương Phủ Thiếp Đệ Thất Phòng Trần Nhị Nương Thụy Trang Thuận Chi Tẩm”. Dịch nghĩa đây là bia do người con làm cho mẹ đã mất nguyên là vợ thứ bảy thuộc phủ Kiến Thụy Quận Vương, người mẹ này họ Trần, sau khi mất được phong thụy là Trang Thuận.
Qua tra gia phả, đây là lăng mộ của bà Trần Thị Nga mất năm 1911. Bà nguyên là vợ cuối cùng (thứ bảy) của ngài Kiến Thụy Quận Vương. Bà có sinh ra con trai là Nguyễn Phúc Ưng Chân, sau này là vua Dục Đức trị vì đất nước đúng 3 ngày từ 19-22 tháng 7 năm 1883.
Hiện Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc tại Huế đã làm tờ trình gửi UBND phường Thủy Xuân, TP Huế đề nghị làm rõ kẻ gian đã phá hoại mộ mẹ vua Dục Đức.
Được biết ngôi mộ mẹ vua Dục Đức này được Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc tại Huế phát hiện ra vào ngày 5.7.2017 khi đi tìm các lăng mộ bị thất lạc của dòng họ, nằm trong vùng đồi núi phía Tây Nam của TP Huế gần chùa Từ Hiếu với nhiều lăng mộ người dân khác.
Tấm bia bị kẻ gian đào lên đưa ra khỏi nhà bia cùng với đế bia có ghi chữ “Hiển Tỉ Kiến Thụy Quận Vương Phủ Thiếp Đệ Thất Phòng Trần Nhị Nương Thụy Trang Thuận Chi Tẩm”. Dịch nghĩa đây là bia do người con làm cho mẹ đã mất nguyên là vợ thứ bảy thuộc phủ Kiến Thụy Quận Vương, người mẹ này họ Trần, sau khi mất được phong thụy là Trang Thuận.
Nhận xét ban đầu, tấm bia này làm bằng đá thanh nguyên khối, cả chân bia cũng làm bằng đá thanh. Bia được dựng vào ngày 28 tháng 10 năm Thành Thái thứ 6, khoảng năm 1905-1906 cùng với thời điểm sau khi lăng mộ được xây xong.
Sau 4 đời vua là Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh đến đời vua Thành Thái (tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân, trị vì từ 1889 đến 1907) là con thứ 7 của vua Dục Đức, là cháu ruột của bà Trần Thị Nga. Tại đời vua này đã phong cho bà là Đệ Nhất Phủ Thiếp. Sau này kế vị Thành Thái là vua Duy Tân cũng là chắt của bà, nên nhiều người gọi bà là “Thủy tổ 3 vua”.
Theo Đại Dương/Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét